Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Những bài học nhỏ mang lại kết quả to cho người mới nuôi cá

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá vàng & cá chép' bắt đầu bởi ImissClubA1, 19/3/14.

  1. Mixsi

    Mixsi Active Member

    haha, chưa có đọc hết ba, tưởng nói về phèn thôi. mà đồ ăn tăng màu cho cá dễ gây đục nước lắm nha.
     
  2. pR_Kun

    pR_Kun Active Member

    mình cho ăn sakura và tôm thôi
     
  3. giatrinhtran

    giatrinhtran New Member

    Thật ra thì cá vàng gần như ko sống trong tự nhiên. Bạn biết đấy nó đc thuần hoá, lai tạo để nuôi trong nhà từ rất lâu rồi. Nói về người nuôi cá cao thủ thì vô cùng lắm. Anh em mình trên diễn đàn này theo mình nghĩ đều chưa đủ kinh nghiệm để đúc kết được thế nào là người nuôi cá cao thủ. Phải chăng là những nghệ nhân lai tạo của nhật, thái hay khựa mới đủ tầm ;)


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  4. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Đúng là nguồn gốc của cá vàng là ở tự nhiên, qua quá trình chọn giống/lai tạo mà có được nhiều dòng như hiện nay. Đa số các dòng được chọn để phát triển nhằm phục vụ cho sở thích của người chơi cá. Do đó, phần lớn các dòng cá được phát triển hiện nay có đặc điểm hình dáng, như bạn nói, là không phù hợp để cá còn có thể tồn tại trong tự nhiên NGOẠI TRỪ trường hợp của đám original goldfish (comet, common, shubunkin).

    Việc mô phỏng các điều kiện tự nhiên mình nói ở đây cũng không có nghĩa nó phải hoàn toàn giống môi trường tự nhiên. Ngoài những yếu tố có thể bắt chước (chu kì chiếu sáng trong ngày/năm, tạo dòng chảy, điều chỉnh nhiệt độ, trồng các loại thực vật thủy sinh, thả các loại động vật giáp xác làm nguồn thức ăn bổ sung, thay đổi thực đơn đa dạng cho cá,...) thì bên cạnh đó, có những yếu tố hoàn toàn "không tự nhiên" (cho cá ăn các loại thức ăn tốt để cá tăng màu, che chắn bể cá không cho mèo/chuột/chim săn cá, dùng lọc UV hay tác động lên khả năng phát triển của tảo, v.v...) vì đơn giản ta nuôi chúng và muốn ngắm vẻ đẹp của chúng chứ. Việc ta không muốn chúng bị động vật khác xơi, màu sắc nhạt nhòa, đen đủi đi hay nước xanh lè chẳng thấy gì... Mọi yếu tố thay đổi đó đều ít nhiều ảnh hưởng lên cá. Vd như mấy em bụng phệ mào to chúng ta thích, trong tự nhiên giành thức ăn hay trốn đám săn mồi khác kiểu gì đây? Nghĩa là những em mào nhỏ hoặc không có, những em thuôn dài bơi nhanh sẽ có khả năng tồn tại hơn sau quá trình chọn lọc. Còn khi ta nuôi nhốt thì có khi em bụng phệ tham ăn hơn nhưng vẫn béo tốt =))

    Nên đúng ra mình nên nói chính xác hơn là mô phỏng các điều kiện tự nhiên nhưng có loại bỏ đi các yếu tố bất lợi cho chúng và cho cả chúng ta nữa. Phải có 1 sự thống nhất, dung hòa giữa mong muốn tạo môi trường sống thiên nhiên cho chúng với nhu cầu thẩm mĩ, được ngắm nhìn chúng ở đây thôi. Mình đồng ý với bạn việc có thể trên diễn đàn này chưa có ai đáng gọi là cao thủ hết, chứ đừng nói là nghệ nhân, bởi vì kiến thức của chúng ta về cá vàng là quá khiêm tốn :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/4/14
  5. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Hôm nay, mặc kệ việc như thế nào mới là cao thủ, là nghệ nhân chơi cá vàng, người nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để nhận biết giới tính cho cá của mình :confused:

    ---------------------------​

    Chủ đề 11: Nhận biết giới tính cá vàng và Koi

    Biết được giới tính của một chú cá vàng hay koi thường rất hữu ích. Với một số người, nó chỉ đơn giản là để họ chọn được một cái tên phù hợp cho thú cưng. Nhiều người chơi cá koi lại thích nuôi con cái để đi thi hơn vì chúng thường phát triển to hơn. Một số lại thích cá koi đực hơn vì chúng phát triển nhanh hơn và ít khi nào lớn quá khổ so với bể chứa. Một số lại cảm thấy rằng cá vàng và koi đực có màu sắc tươi sáng hơn một chút. Việc tránh cho cá koi giao phối có thể là cần thiết để tránh cho chú cá giá trị của bạn bị tổn thương trong quá trình đẻ trứng khó nhọc cũng như việc thụ tinh làm giảm chất lượng nước. Tất nhiên, nếu bạn muốn thử cho cá vàng hay koi sinh sản thì lại cần phải biết chính xác giới tính của từng con. Để kiểm soát được thời gian đẻ trứng, những con đực và cái thường được nhốt riêng ra trước đó (cá đực nuôi riêng, cái nuôi riêng chứ không phải chơi mỗi cặp 1 bể nha mấy bạn :whistling:). Sau đó chúng sẽ được chọn ra bắt cặp nhằm tăng phẩm chất cá con. Việc nuôi riêng này cũng giúp việc giao phối tốt hơn.

    Ngoài việc sử dụng công nghệ tiên tiến như giải mã DNA, rất khó hoặc bất khả thi để xác định giới tính của cá vàng hay koi trước khi chúng trưởng thành. Sự trưởng thành về tính dục thường khi cá vàng đạt 1 năm tuổi nhưng biên độ có thể từ 9 tháng đến gần 2 năm tuổi. Cá vàng trưởng thành thường đạt kích thước từ 3-5 inches (7.5-12.5cm). Một số ít cá koi đực trưởng thành khi đạt 1 năm tuổi nhưng phần lớn chúng chỉ thực sực trưởng thành khi đạt 2 năm tuổi trở lên và đối với con cái thì phải ít nhất 3 năm tuổi. Cá sẽ trưởng thành sớm hơn trong môi trường nước ấm. Nhận biết được giới tính của cá vàng và koi sẽ dễ dàng hơn nữa khi mùa giao phối tới.

    [​IMG]

    Có nhiều cách khác nhau để nhận biết giới tính của một con cá vàng hay koi:
    • Hình dáng ngoài
    • Các nốt sần
    • Hình dáng huyệt
    • Sự phóng tinh
    • Đặt ống canun
    • Hành vi

    Một số yếu tố đáng tin cậy hơn còn một số thì dễ áp dụng hơn. Thường ta nên phối hợp nhiều cách để nhận biết giới tính của cá và thường để đạt kết quả càng chính xác thì cách thức nhận biết càng tốn nhiều công sức.

    1. Hình dáng ngoài

    [​IMG]

    Hình dạng tổng thể của cơ thể, hay hình dáng ngoài, là một trong những cách phổ biến nhất dùng để xác định giới tính cho cá. Cách này khá chủ kiến, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Con cái thường có bề dày thân to hơn (nhìn từ trên xuống) và khỏe mạnh hơn trong khi con đực mình thuôn dài hơn. Con cái cũng có chiều rộng (nhìn từ bên hông) lớn hơn con đực, điều này sẽ khá dễ thấy ở những bể cá ngắm bên hông. (side-view). Khi mùa giao phối tới, buồng trứng cá ở con cái sẽ phát triển và sự khác biệt càng rõ ràng hơn. Việc trứng cá phát triển sẽ làm cho con cá mất cân đối hay sệ sang một bên. Cho cá ăn sai cách cũng như một số vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể làm cá koi bị sệ bụng và hoàn toàn không thể dùng cách này để nhận biết giới tính của nó. Cách này thường đúng khi cần nhận biết giới tính của cá vàng comet hay shubunkin nhưng kém chính xác khi áp dụng cho ryukin, ranchu và các dòng cá fancy khác bởi bụng chúng luôn phình to ra. Con cái vẫn có bề dày lớn ra khi trứng phát triển nhưng sự thay đổi thường không rõ ràng.

    [​IMG]

    Phần trước vây ngực của con đực (pectoral fins) cũng có xu hướng dày và dài hơn so với con cái. Nhưng nó không chính xác lắm và còn vô dụng trong trường hợp những dòng vây dài. Ở con cái, phần vây hậu môn (anal fins) có thể dày hơn. Nói chung, hình dáng ngoài của cá có thể phần nào xác định được giới tính của cá nhưng không chính xác mà phải phối hợp với những cách khác nữa.

    2. Các nốt sần

    [​IMG]

    Các nốt sần sinh sản thường phát triển ở nắp mang hay rìa vây ngực của cá vàng và koi đực. Khi mùa giao phối đến, con đực sẽ cố định vị trí của con cái ở vùng giữa con đực với giá thể (cây thủy sinh hay vật liệu chứa trứng nhân tạo). Con đực sẽ ép bụng con cái lên và hướng vào giá thể để thúc nó xả trứng trong khi con đực liên tục phóng ra tinh dịch. Các nốt sần trong trường hợp này được cho là để giúp con đực dễ bám vào con cái hơn cũng như đỡ trơn trượt hơn khi nó ép vào bụng con cái.

    Một số người miêu tả các nốt sần này nhìn như hỗn hợp giấy cát ở nắp mang. Cũng có người nói đó là những nốt sưng nhỏ. Koi thường không có những nốt sần ở vây ngực như cá vàng. Ở cá vàng, thường thì nó sẽ là 1 dãy nốt sần trắng ở rìa vây ngực. Tuy nhiên, nốt sần sinh sản không phải lúc nào cũng xuất hiện và có thể biến mất sau mùa sinh sản. Một số con đực không bao giờ phát triển nốt sần này. Những con đực già hơn lại giữ được nốt sần này quanh năm. Sự hiện diện của những nốt sần là dấu hiệu tốt chứng tỏ nó là con đực, nhưng nếu không có những nốt sần cũng không có nghĩa nó là con cái.

    3. Hình dáng huyệt (dùng từ hoa mỹ hơn là lỗ đít cho bạn nào còn thắc mắc :rolleyes:)

    [​IMG]

    Hình dáng của huyệt có thể cung cấp nhiều dữ kiện về giới tính của cá, đặc biệt là khi mùa sinh sản tới. Huyệt con đực có khuynh hướng bị kéo dài hay mang hình tam giác. Hay cũng có thể có gai sinh dục kéo dài xuất hiện ở vùng mở phía sau huyệt. Huyệt của con cái thì tròn hơn. Khi mùa giao phối tới, huyệt của con cái có phần nhô ra và lồi thay vì lõm vào. Trong mùa sinh sản, huyệt cá koi cái luôn có màu đỏ hồng xung quanh. Huyệt của cá vàng cái thì lồi ra khá rõ, có thể quan sát từ bên hông trong mùa giao phối. Một số cá vàng đực phát triển một gờ nhỏ ở vùng bụng, kéo dài từ vùng vây bụng hướng về huyệt.

    [​IMG]

    Cá vàng có thể giữ bằng lưới và ngửa bụng lại để xem huyệt. Đối với cá koi từ 2 năm tuổi trở lên, thường cần gây mê chúng khi kiểm tra để tránh chúng khỏi giãy giụa. Cả cá koi và cá vàng đều có thể được gây mê bằng tinh dầu đinh hương, thường được bán ở các nhà thuốc địa phương. Pha 10 giọt dầu đinh hương ứng với mỗi gallon (3.8L) nước và chuyển cá vào nước sạch có sủi khí ngay khi đã kiểm tra xong để giúp cá tỉnh.

    4. Sự phóng tinh

    Khi kiểm tra huyệt, hãy xem xét luôn sự hiện diện của tinh dịch. Con đực thường có tinh dịch trước và trong mùa sinh sản. Để kiểm tra, hãy vuốt nhẹ bụng cá bằng phần giữa ngón trỏ và ngón cái theo chiều lên xuống vùng gần huyệt. Việc này sẽ kích thích việc phóng tinh (thủ dâm cho cá đây mà :p). Không dùng lực quá nhiều. Đối với koi thì áp lực này vào khoảng đủ để tạo vết lằn trên trái banh tennis. Quan sát vùng huyệt thật kỹ để xem có sự hiện diện của tinh dịch trắng không. Nếu có tinh xuất hiện thì đó là con đực. Nếu không có thì cũng khó nói lên điều gì nhưng có thể hữu ích khi kết hợp với những yếu tố khác, ví dụ như hình dáng huyệt. Một số hiếm trường hợp cá xả luôn trứng khi bị kiểm tra tinh. Điều này sẽ diễn ra trong một giai đoạn ngắn sau khi cá rụng trứng và nó nói lên việc sinh sản đã cận kề. Vùng giữa vây bụng và vây hậu môn thường mềm mại ở con cái và hơi cứng ở con đực.

    5. Đặt ống canun

    [​IMG]

    Phương pháp đặt ống canun là đưa 1 ống nhỏ vào huyệt của cá và trích ra một phần trứng hay tinh dịch. Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra giai đoạn của trứng phát triển khi sử dụng một loại hoocmon chuyên dụng để làm cá sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể được dùng để xác định giới tính cho cá. Một ống thủy tinh hay nhựa nhỏ với đường kính trong từ 0.9 đến 1mm và được nối với một ống phẫu thuật đàn hồi dài. Phần cuối của ống canun nhựa nên cắt cho mềm, nhẵn bằng dao mổ (không phải bằng kéo) và hơ lửa nhẹ để loại bỏ những rìa sắc cạnh. Ống thủy tinh cũng nên được gọt nhẵn bằng dũa và hơ lửa để không còn gờ sắc nhọn. Sau khi gây mê cá, ống canun sẽ được đưa vào huyệt. Vùng huyệt thông với phần mở hậu môn ở cuối ruột và phần niệu sinh dục thuộc bào tử nội sinh. Phần mở hậu môn nằm ở đằng trước còn vùng mở của niệu sinh dục nằm ở phía sau. Ống canun sẽ được đưa vào vùng niệu với 1 góc hướng chỉ vào mũi con cá. Ống được đưa vào khoảng 1/8 đến 3/8 inch (0.3-0.95cm) ở cá vàng và ½ đến 1 inch (1.2-2.5cm) ở koi. Ống đàn hồi được ngậm ở miệng (miệng của bạn chứ không phải miệng của cá nha :notworthy:) và hút nhẹ để lấy ra một mẫu trứng hay tinh dịch vào ống canun. Nếu cá là cá đực, mẫu trích ra được sẽ là dịch trắng đục. Còn nếu là con cái, ta sẽ thu được trứng. Trứng sẽ có kích thước bằng đường kính trong của ống.

    Phương pháp này được dùng với một số lưu ý. Đầu tiên nên thực hành với những con cá bạn có thể để cho hóa rồng trước khi áp dụng cho những con giống tốt nhất của bạn. Nguy cơ đầu tiên là ống sẽ đâm thủng vào thành bào tử nội sinh. Nghiêm trọng hơn là nước sẽ lọt vào phần cuối buồng trứng làm cho trứng bị phình to và hình thành khối tắc nghẽn gọi là sự tắc nghẽn buồng trứng. Việc này rất nguy hiểm và có thể giết chết cá.

    6. Hành vi

    Phương pháp cuối cùng để nhận biết giới tính của cá vàng hay koi là quan sát hành vi của chúng vào mùa sinh sản. Một số người nói rằng nếu ta biết trước 1 con cái và thả nó vào hồ hay bể, tất cả những con đực sẽ nhanh chóng tiến lại “kiểm tra hàng họ” trong khi những con cái khác hầu như chả có hứng thú (chụy không chơi les). Vài ngày trước khi sinh sản, quá trình “đuổi bướm hái hoa” hay “rượt cái” sẽ bắt đầu. Con đực sẽ bơi theo con cái đang xả trứng ở khắp nơi, thường là bám ngay theo sau và dưới con cái. Con đực đôi khi cũng đuổi theo những con đực khác nhưng chỉ khi nào trong bể không có con cái (gay detected!). Quá trình này sẽ diễn ra ngày càng sôi nổi hơn khi thời điểm cá sinh sản càng đến gần.

    [​IMG]

    Thời điểm sinh sản thường bắt đầu vào buổi sáng sớm (trước lúc bình minh ở koi và thường khi bình minh ở cá vàng). Việc cá đẻ thực tế rất dễ nhận biết bởi lượng bọt trên mặt nước và cứ chốc chốc lại có tiếng đập nước khi con đực cố ép con cái lên mặt nước. Thông thường thì một hay hai con đực sẽ làm công việc nặng nhọc nâng con cái lên và thụ tinh cho phần lớn số trứng. Tuy nhiên, cũng không có gì là quá ngạc nhiên nếu những con nhỏ hơn cũng muốn tham gia góp phần lộn xộn và hành vi của chúng trong giai đoạn này sẽ thể hiện giới tính của hầu như tất cả cá trong bể. Tất nhiên, việc đã đến nước này thì chẳng còn gì để làm ngoài ngồi xem cá mây mưa nữa. :cool:

    [video=youtube;RZ7sWYyIs5k]http://www.youtube.com/watch?v=RZ7sWYyIs5k[/video]​

    Hầu hết koi và cá vàng đều có những hoa văn, đường nét riêng biệt để phân biệt từng con với nhau nên đây cũng là thời điểm tốt để ghi chú lại con nào là đực, con nào là cái. Lần sau có thể bạn sẽ muốn tách đực, cái ra sẵn sàng trước hay kiểm soát việc bắt cặp. Do đó, lập một danh sách con nào là con nào sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức chứ không cần kiểm tra giới tính tập thể lại từ đầu.

    Nguồn: http://www.raingarden.us/sexingkoiandgoldfish.pdf

    P/s: Hôm nay diễn đàn bị gì khó vào thế không biết :mad:
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/4/14
  6. Koobe

    Koobe Active Member

    Mình nghĩ topic này ko chỉ có ích cho những người mới chơi mà ít nhiều cũng mở rộng thêm những kiến thức mới cho những người chơi cá vàng lâu năm. Tiện đây cũng chúc bạn sớm khoẻ lại và ngày càng có nhiều bài viết hay cho box cá vàng :)
     
  7. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cũng hi vọng sang tháng sau đi tái khám sẽ hết hẳn bệnh, thx bạn nhìu :D Rất vui khi bạn đón nhận topic với thải độ tích cực. :)

    Nhân tài box cá vàng theo mình biết còn nhiều lắm. Mình để ý có những bạn rất rành về trang thiết bị cho bể cá, cách set up bể, chưa nói đến là hồ cá ngoài trời vẫn còn là 1 chủ đề mở! Nhân tài box cá vàng theo mình nhiều, chỉ là chưa có hứng hay tâm trạng để xuất đầu lộ diện thôi. Hi vọng mỗi người 1 topic, 1 chủ đề viết ra từ kinh nghiệm hay qua quá trình tham khảo tài liệu, sẽ tổng hợp cho mục này nhiều bài viết hay và đầy đủ hơn nữa.

    Mình hoàn toàn không có ý định độc diễn trong topic này, bạn nào muốn gửi đề tài gì lên để phổ biến cho mọi người hay để mọi người thảo luận đều có thể post những chủ đề tiếp theo! Theo mình có như vậy topic này mới đầy đủ, hoàn thiện lên nhanh chóng được, sức người cũng có hạn mà :)
     
  8. Mixsi

    Mixsi Active Member

    đọc xong, nhìn lại bể cá. vẫn ko biết chúng nó thuộc giới tính gì :football:
     
  9. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Toàn cá nhi đồng nhìn sao được mà nhìn =]]
     
  10. haiauback

    haiauback Moderator

    Nuôi cá ngoài trời với mực nước thấp thì không khí khá nhiều, bèo là thức ăn tự nhiên nên cá chóng lớn và dễ khỏe, tuy vậy vẫn nên dùng lọc hoặc thay nc để làm bớt chất thải của cá, nếu hồ có thêm nền nữa thì dần sẽ thành hệ sinh thái giống bài viết ở trang 1, nhưng cũng nên nuôi cá vừa với số lượng mà hồ xi măng chứa được tránh tình trang quá tải.
    Mình nghĩ cá "chết cóng" ở đây là do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dẫn đến cá bị sock môi trường và tụt nhớt, chứ cá vàng sống ở nhiệt độ mát hoặc lạnh cũng dc mà bạn.
     
  11. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Cái cóng xi măng ở đây chắc là dạng cái khay/chậu hay j j đó bằng xi măng, chứa nước thấp, nuôi cá chứ không phải cóng trong lạnh cóng đâu em ơi.

    @Pham Trang: nếu không nhầm thì dạng đó mình có thấy qua, nuôi cá okie. Nếu có kích thước lớn thì cá vàng rất thích vì sẽ giàu oxi hơn, tất nhiên cũng nên vệ sinh định kì, chu kỳ vệ sinh thì tùy lượng cá, phân thải, hệ sinh thái hồ mà bạn quyết định. Mình thấy bạn nuôi cá mát tay, nên cái này chắc thừa kinh nghiệm rồi. Có điều những cơn mưa đầu mùa như hiện nay chỗ mình ở thường mang tính axit, khá độc cho cả người lẫn cá. Còn nếu đã qua bao mùa mưa nắng mà cá bạn không có vấn đề gì thì okie rồi. Gió sẽ tạo dòng lưu thông ít nhiều cho nước; mặt thoáng lớn và cây thủy sinh kèm nhiệt độ mát mẻ ban đêm sẽ đảm bảo được lượng oxi hòa tan; ánh sáng mặt trời ngoài tiêu diệt nhiều một số mầm bệnh, còn cho cá có hệ miễn dịch tốt. Chỉ là không nuôi được cá quá to hay quá nhiều thôi phải không bạn? :)
     
  12. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    Với mình thì hệ thống lọc là bắt buộc dù là bạn nuôi hồ nhỏ hay to, trog nhà hay ngoài trời. "chơi cá là chơi nước" câu này đúng cho mọi loại cá. :D
    Thực tế là mình có 1 hồ tương đối rộng, mực nước chưa tới 20, mặt thoáng rộng để ngoài trời và ko có lọc, cá nuôi ít so với hồ. Cá ăn rất yếu chỉ khi nào đói lắm mới ngoi lên đòi ăn, và ăn xíu là thôi, cá nhát và ko hiếu động.

    Còn việc giả lập được môi trường như trong tự nhiên thì đó là điều không tưởng, vì nó quá tốn kém để xây dựng và duy trì.
     
  13. JasonT

    JasonT Moderator

    Vẫn mong ước sau này có một hồ topview xi măng ngoài trời, mà chưa có điều kiện không gian thích hợp :D Chúc bạn sớm lành bệnh và có thêm nhiều bài viết chia sẻ hay cho ace đam mê cá vàng
     
  14. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Việc có lọc và dòng chảy nó nếu bạn hình dung thì mô phỏng như cá sống trong môi trường sông, suối vậy, nước cũng được thay bán phần liên tục/bán liên tục còn những thành phần độc trong nước được hệ vi sinh/thủy sinh vật chuyển đổi. Còn cái cóng hay bể xi măng nếu không có lọc thì nó cũng như thả cá trong 1 cái hồ tự nhiên vậy, và việc thay nước định kì cho bể cũng như khi nước băng tan/nước mưa hay mạch nước từ đâu đó chảy về, "thay máu" cho hồ.

    Tất nhiên, để mô phỏng được toàn bộ các yếu tố khác là khó khăn, tốn kém nhưng không phải là điều không tưởng. Theo bạn, trước khi chiếc máy bay đầu tiên ra đời, việc đi du lịch qua nhiều nước dễ dàng nhanh chóng bằng 1 "cỗ xe bay" hay việc đặt chân lên mặt trăng là điều thực tế? Con người có sức mạnh biến ý tưởng tưởng chừng như không tưởng thành sự thật và mình cũng hi vọng một ngày nào đó, ai đó sẽ vào box này, viết các bước để làm bể cá trong nhà/xây bể cá ngoài trời mô phỏng gần như chính xác theo môi trường tự nhiên với giá cả chấp nhận được! :)

    Nếu bạn ở thành phố HCM, hãy thử đi Rin Rin Park ở Hóc Môn một lần. Mình không dám nói đây là mô hình mô phỏng môi trường tự nhiên hoàn hảo nhưng những dạng như thế này là bước đi đầu tiên để làm những điều như thế. Đáy bể chắc chắn bằng bê tông, lót đá tảng, thiết kế dòng chảy chính, phụ, nhà máy xử lý nước/diệt tảo, bơm tảo cho cá ăn, v.v... Nếu là ở Nhật Bản, mình nghĩ cái này nó còn ở tầm cao hơn một chút. Vậy thì việc mô phỏng nhà máy lọc nước thành 1 hộp lọc, hay 1 bộ lọc ngoài, thiết kế dòng chảy chính, phụ,... nó là công việc của những kỹ sư, những nhà phát minh. Nếu trước đây người ta muốn làm lạnh bể cá thì họ nghĩ đến việc j? (Cho bể vào phòng lạnh, cho nước đá vô bể?) thì hiện nay đã có thiết bị làm lạnh bể cá đấy thôi.

    Bạn hơi bi quan chứ mình nghĩ có khi trong thế hệ của chúng ta, việc sở hữu 1 bể cá mô phỏng gần giống với môi trường tự nhiên là chẳng có gì xa vời. Con người xây dựng cũng giỏi mà phá hoại cũng giỏi không kém mà =))

    Link 1 fancy goldfish outdoor-pond mà mình rất thích <3:

    [video=youtube;I-d5ivSJPog]http://www.youtube.com/watch?v=I-d5ivSJPog[/video]

    Up cho mọi người xem vài tấm mình đi tham quan Rin Rin Park, bữa nào chắc phải đi xem nữa, đẹp wa :rose:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    @JasonT: tụi mình cùng tuổi á, nhà mình cũng ở TĐ luôn nhưng hơi xa. Thx đã chúc mình hết bệnh. Mình thì muốn có 1 nơi vừa là nơi kinh doanh cafe, vừa là nơi triển lãm mô hình bể cá hay triển lãm các giống cá vàng haha (ước mơ nhỏ nhoi ghê :whistling:).
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/14
  15. khanh.tran

    khanh.tran Active Member

    "Còn cái cóng hay bể xi măng nếu không có lọc thì nó cũng như thả cá trong 1 cái hồ tự nhiên vậy"
    cho dù có lọc thì nó cũng chỉ là cái ao tù thôi bạn, bạn ko thể so sánh cái cóng hay bể xi măng với hồ tự nhiên được, vì nó khác xa lắm. Đó là lý do mà mình phải thay nước định kì đó bạn.

    "Còn việc giả lập được môi trường như trong tự nhiên thì đó là điều không tưởng, vì nó quá tốn kém để xây dựng và duy trì."
    Có thể bạn hiểu nhầm, mình ko nói ko làm được. Nhưng ở hiện tại thì nó "quá tốn kém để xây dựng và duy trì". Có thể tương lai nó sẽ phổ cập nhưng ko phải bây h. Và thật ra mình cũng mong ước có được 1 cái hồ mà giả lập được môi trường tự nhiên. :D

    Hôm nào rảnh mình sẽ làm cai clip về đàn chép mồi trong cái ao tù của mình cho bạn xem :D.
     
  16. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Một số hồ tự nhiên thật ra cũng khá tù túng mà bạn, chỉ vào mùa mưa lũ hay lúc băng tan mới là lúc nó được thay máu thật sự thôi. Bình thường thì nước cứ bốc hơi hay ngấm dần xuống đất, hay được bổ sung nhẹ bởi những cơn mưa. Tùy bạn nghĩ thôi nhưng theo mình thì đối với những thứ chứa nước ao tù kể trên, thì có thể xem đó là mô hình thu nhỏ của các hồ. Nếu như các hồ được thay máu theo mùa trong năm thì những thứ trên cần được thay nước chu kỳ ngắn hơn, thường xuyên hơn, và chỉ vậy thôi.

    Tuy nhiên mình đồng ý với bạn, dù gì thì có trao đổi nước, dòng chảy thông thoáng, có hệ thống lọc nước thì vẫn tốt hơn! :)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93

    Okie, mình cũng muốn xem thử ao tù nhà bạn coi nó giống cái bể xi măng nhà nhỏ bạn mình không =)), khi thiết kế bể ấy papa nó không tính đến chuyện lọc nước nên khi nuôi cá, phải thay nước nhiều mà cá cũng không khỏe mạnh lắm. Có thể vì bác ấy xài nước giếng không qua xử lý hay vì các nguyên nhân khác nữa, mình cũng chả rõ :-?
     
  17. tin_tin

    tin_tin Active Member

    2 miếg bông gòn,3 ngày thay 2 miếng,nc phèn,nuôi mấy chục cháu hồ 1m2x30x50.ăn uốg liên tục ngày lẫn đêm.cá ko bệnh,lớn phè phè LOLLLL
     
  18. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Bạn có thể chụp ảnh hồ, lọc và chia sẻ chút kinh nghiệm cho những bạn chăm từng ly từng tí mà cá chết hoài? =) Và tốt hơn cả là nên viết sách cho những ai muốn chăm cho cá vàng đạt max size trong điều kiện nuôi tối thiểu \m/ lollllllllllll (Hi vọng không đá sang bảy màu, lia thia nha)

    Nhưng trước hết có thể làm rõ cho mình sáng mắt ra ;)

    _ Mấy chục ở đây là 1-2 chục hay 8-9 chục?
    _ Ăn liên tục cả ngày lẫn đêm nhưng tính ra mỗi ngày ăn 1-2gr hay 50-100gr?
    _ Mình rất hứng thú với bể maximum 180L nước có thể nuôi tối đa bao nhiêu con mà cá sống lâu dc 5-10 năm như người ta, rất là thú vị và cũng tuyệt vời!

    P/s nhẹ: Anh Dũng badboy có lên diễn đàn vào học dự thính gấp, ai em không biết chứ cái bể nhà anh là cần học kinh nghiệm nuôi cá dạng này nhất đấy =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/14
  19. tin_tin

    tin_tin Active Member

    20 đến 30,có khi lên gần 40.h thì bán w cho tùm lun còn < 20.hồ hẹp 1m2 làm cách nào đc 80 90 thì ko dám làm đâu.còn ăn thì 5lon trùn xài 3 ngày,bùn bùn ném đồ khô cho chỏng đít chơi :).ăn ngày 1-2g ? Nuôi con j vậy mà ăn ngày 1-2g bạn =)).xog.clip thì thôi hồ xấu òm khỏi coi,có vài mem wa là biết rồi
     
  20. ImissClubA1

    ImissClubA1 Active Member

    Xét về thức ăn:

    5 lon trùn xài 3 ngày, vậy trung bình 1 ngày là 1.7 lon. 1 lon trùn được bán chứa khoảng 1/3 nước và 2/3 trùn
    => Lượng trùn bạn cho cá ăn khoảng (1.7)x(2/3)=1.1 lon/ngày.

    Cho lon trùn là lon sữa, thể tích sẽ khoảng: V = (3.14) x (3.5^2) x (10) = 385 cm khối
    Vậy thể tích trùn bạn cho cá ăn 1 ngày vào khoảng: V2 = 1.1 x 282.7 = 423.5 cm khối
    Lượng cá của bạn qua 2 giai đoạn lấy trung bình là 25 con thôi (30-40 như xưa thì hơi quá). Vậy trong một ngày, mỗi con cá ăn thể tích trùn là: V3 = 423.5/25 = 17 cm khối.
    Để dễ tưởng tượng hơn, chai aquafina 500ml có R = 3cm => H ứng với (chai trùn) bạn cho 1 con cá ăn trong 1 ngày là: H = 17/(3.14x9) = 0.6 cm!

    Nhiều người có thể nghĩ như vậy cũng là ít nhưng xin lỗi, trùn chỉ rất giàu protein và theo mình cho cá ăn 1 ngày như vậy là quá nhiều. Cá không nuốt không khí nên chưa thấy bệnh về bóng khí (chưa thôi nhé, vì với chế độ ăn uống này thì việc gan hay các cơ quan khác bị nhiễm mỡ và rối loạn chức năng là sớm muộn, và như bạn biết nó cũng gây ra bệnh về bóng khí cho cá). Đó là chưa kể nguồn trùn chỉ có thể mang nhiều mầm bệnh mà ta không kiểm soát hết được.

    Về thể tích sống cho mỗi con cá:

    Theo bể của bạn: V1' = 180/25 = 7.2L
    Theo tài liệu khuyên, thì V2' = [75 + (37.5x24)]/25 = 39L

    Yếu tố cuối cùng là cá vàng có kích thước 16-20 cm khi trưởng thành, có thể to hơn tùy loại và tùy môi trường sống.

    Bạn có quyền tự hào! Mình miễn bình luận gì thêm! Good job man!
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/14

Chia sẻ trang này