Xin chào meduthu! Xem lại đoạn trên thì thấy cần phải chỉnh lại như sau: Ngụy biện đã phủ nhận công sức của BQT. Phủ nhận công sức của BQT là ăn cháo đái bát Ăn cháo đái bát là vong ơn, bội nghĩa Vong ơn, bội nghĩa là bản tính của kẻ thấp hèn => Ngụy biện là bản tính của kẻ thấp hèn. LCL này chỉ đúng về hình thức. Còn có ngụy biện hay không thì phải xem xét. Chúng ta cứ làm quen với hình thức. Từ từ thì tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách chuẩn hóa 1 LCL. Qua đó chúng ta sẽ biết LCL đó có ngụy biện hay không. Thân chào lucson52.
Ngụy biện là nói sạo. Nói sạo là 1 hành vi chứ không phải bản tính. Ai cũng từng nói sạo (vì mục đích xấu/tốt/ vô hại/... ). Vậy => ai cũng thấp hèn? Kết luận của LCL này là sai.
Chào các bạn! Hôm nay lại giới thiệu tiếp với các bạn 1 LCL nữa. Các bạn xem có ngụy biện không nhé. Tôi đang sống tại xã Mỹ Thạnh Trung. Xã Mỹ Thạnh Trung thuộc Huyện Tam Bình Huyện Tam Bình thuộc tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long thuộc nước Việt Nam => Tôi đang sống tại nước Việt Nam. lucson52.
Hãy thử sắp xếp thành 1 Liên châu luận Chào các bạn! Hôm nay tôi giới thiệu đến các bạn lập luận nổi tiếng của Thái sư Lê văn Thịnh thời nhà Lý của nước ta. Bối cảnh lúc đó là khi TS LVT đi sứ sang TQ để đòi lại đất. Song vua quan nhà Tống chỉ đồng ý trả lại đất đai do người Tống xâm lược tại nơi biên thùy. Còn các đất đai do tù trưởng nộp để thần phục nhà Tống là hai động Vật Dương và Vật Ác, họ không chịu trả lại. Viện lý những đất ấy là của tù trưởng "tự ý" đem sát nhập vào nhà Tống chứ không phải là họ chiếm. Thái sư Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả Tống là Thành Trạc như sau: Đất thì có chủ(vua Lý), các viên quan(tù trưởng) giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua(Tống). Vậy chúng ta hãy thử sắp xếp đoạn văn trên thành 1 liên châu luận xem sao? Cái này tôi cũng chưa làm qua. Rất mong được cùng các bạn trao đổi. lucson52.
2/ Ngọa sơn Ngọa là nằm, nằm thì ngủ, ngủ thì NGÁY, Sơn là núi, núi thì có ĐÈO. Ngọa sơn là ngáy đèo Ngáy đèo là đéo ngày => Ngọa sơn là đéo ngày. Lập luận như thế này thì "Thánh Ala cũng bỏ chạy". Hehehe lucson52.[/QUOTE] Đố bít "Đéo Ngày" là gì?
Đố bít "Đéo Ngày" là gì?[/QUOTE] Chào bạn! Tôi xin trả lời như sau: Đéo ngày là ngọa sơn Ngọa sơn là nằm trên núi nằn trên núi thì buồn ngủ buồn ngủ thì sẽ ngủ ngủ thì sẽ nằm mơ nằm mơ thì thấy ma thấy ma thì hoảng sợ hoảng sợ thì vãi đái => Đéo ngày là vãi đái :wallbash::wallbash::wallbash: :notworthy::notworthy::notworthy: raying:raying:raying:
Chào các bạn! Topic này trôi tận xuống trang 3, huhuhu! Up cho nó lên trang nhất, hehehe! Lâu quá mà không thấy bạn nào tham gia liên châu luận của Thái Sư Lê Văn Thịnh. Vậy tôi xin gợi ý với các bạn nhé: Chúng ta làm sao cho câu kết luận là: => Đất của vua Lý thì phải trả về cho vua Lý. Tức là chúng ta đã biết được vế đầu của câu đầu là: "Đất của vua Lý" và vế cuối của câu cuối là: "thì phải trả về cho vua Lý". Đoạn giữa thì mời các bạn cùng thao túng, hehehe Nào! Xin mời các bạn cùng tham gia. lucson52.
Xin chào các bạn! Hôm nay tôi xin hoàn thành liên châu luận dựa trên lập luận nổi tiếng của Thái Sư Lê Văn Thịnh như sau: Đất của vua Lý giao cho các tù trưởng quản lý. Các tù trưởng quản lý sai mục đích. Sai mục đích khi đem dâng cho vua Tống. Dâng cho vua Tống là hành vi ăn trộm. Là hành vi ăn trộm nên đất này là vật ăn trộm. Là vật ăn trộm nên vua Tống không nên nhận. Không nên nhận thì phải trả về cho chủ. Nếu phải trả về cho chủ thì phải trả về cho vua Lý. => Đất của vua Lý thì phải trả về cho vua Lý. Bài này cũng xin dừng lại ở đây. TÓM LẠI: 1/ LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận. 2/ Vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới là 1 cụm từ hay 1 từ. Gọi là từ trung gian. Tức là TRUNG TỪ. 3/ Để chuẩn hóa 1 liên châu luận thì chúng ta phải xem xét trung từ. Theo đó trung từ ở câu dưới phải có nội hàm bằng hoặc hẹp hơn trung từ của câu trên. Nói dễ hiểu là trung từ câu dưới có phạm vi và cấp độ nhỏ hẹp hơn trung từ của câu trên. Chú ý là nội hàm càng hẹp thì ngoại diên càng rộng như ví dụ có kết luận: => Tôi đang sống tại nước Việt Nam. 4/ Theo tôi, nếu lập luận bằng liên châu luận mà chuẩn thì dễ thuyết phục người khác hơn. Nếu được các bạn khuyến khích, tôi sẽ viết thêm về các hình thức suy luận khác như: tam đoạn luận có điều kiện, tam đoạn luận không điều kiện, song luận, tỉ luận, loại suy... lucson52.
Thêm 1 liên châu luận nữa. Xin chào các bạn! Lẽ ra tôi ngừng viết ở topic này. Nhưng cảm thấy vẫn cón thiếu cái gì đó. Ngẫm lại thì thấy thiếu 1 liên châu luận của một vĩ nhân thời hiện đại. Đó là Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Xin trích một đoạn trong: "LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN" CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa". "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"... Vậy xin mời các bạn hãy thử lập 1 LCL xem sao. Mời các bạn cứ mạnh dạn tham gia, topic này tôi thấy cũng hữu ích.Để nó ế ẩm, tội nghiệp quá. Hehehe. Thân chào. lucson52.
mấy anh này>"< văn vẻ gê qá!....... luận cũg siêu luôn há>"< em hỏi nhỏ,các anh cấp 3 văn thường đc mấy fẩy?????em fụk luôn đó!từ cái này===>đi vòng vèo 1 tỷ năm ánh sáng===>suy ra cái kia trời!cái ý nghĩ đàn ông con trai suy nghĩ đơn giản,ngắn gọn,thế giới của boy khô khốk tiêu tan òi..... fải bảo mấy chị em fụ nữ suy nghĩ lại thôy......
Chúng ta muốn hòa bình. Muốn hòa bình nên chúng ta nhân nhượng. Chúng ta nhân nhượng thì thực dân Pháp lấn tới. Thực dân Pháp lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa thì ta mất nước. Mất nước ta sẽ làm nô lệ. Làm nô lệ chẳng thà hi sinh tất cả để đấu tranh chống Pháp. => Chúng ta thà hi sinh tất cả để đấu tranh chống Pháp.
Xin chào bạn KhoaGV! Bạn lập LCL rất hay. Nhưng nó chưa đúng ở câu kết luận. Bạn xem lại yêu cầu dưới đây thì sẽ rõ. LCL là cách lập luận lấy vế cuối của câu trên làm vế đầu của câu dưới. Sau cùng, lấy vế đầu của câu đầu và vế cuối của câu cuối làm thành 1 kết luận. Mời bạn tiếp tục. Xin mời các bạn. lucson52
hehe,tui cũng có 1 câu lcl ngắn ngắn Mục đích chính là chơi bời để chơi bời phải có tiền muốn có tiển phải làm việc để làm việc tốt phải siêng năng chăm chỉ Suy ra là để chơi bời phải siêng năng chăm chỉ
mới sửa lại lcl trên cho chính xác hơn Muốn ngồi chơi xơi nước phải có tiền muốn có tiền phải làm việc để làm việc tốt phải siêng năng chăm chỉ => Muốn ngồi chơi xơi nước phải siêng năng chăm chỉ
Chào các bạn! Chào bạn KhoaGV! Sau khi xem kỹ lại LCL của bạn, tôi thấy nếu làm như dưới đây thì ổn hơn. Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta nhân nhượng. Chúng ta nhân nhượng thì thực dân Pháp lấn tới. Thực dân Pháp lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa thì chúng ta mất nước. Mất nước thì chúng ta sẽ làm nô lệ. Làm nô lệ chẳng thà hi sinh tất cả để đấu tranh chống Pháp. => Chúng ta muốn hòa bình nên chúng ta thà hi sinh tất cả để đấu tranh chống Pháp. Thân chào lucson52.