tình hình là hwa e thay nước như bình thường nhưng sau mấy tiếng tất cả cá trong hồ đều có hiện tượng tuột nhớt, vây đuôi bị đục và tưa. vài e thì nằm dưới đáy hồ tựa lưng vào thành hồ, còn vài e khác thì bơi ngóc miệng trên mặt nước.tất cả như sắp "die" vậy đó. mong ae nào biết thì help dzum e gấp chứ k thi ....:wallbashh ph đo được 7.5. trong hồ chỉ rải ít sỏi trắng.
có thể do shock nước,nước thay vô có chứa qua ngày không bạn?cách mình hay làm,rút bớt nước,cho muối or tetra để hạn chế tuột nhớt và cầu nguyện ,mong cá bạn mau khỏe
Mình không biế bạn ở Ha nội hay Sài gòn, nhưng hiện tượng mà bạn miêu tả thì 100% là cá của bạn bị sốc nước và độ PH quá cao nên cá bị sốc. Điều cơ bản là bạn thay bao nhiêu % nước tronh bể?. Theo mình bạn nên đánh Cepacilin và Ampi ngay lập tức. Mình đã bị hiện tượng này rồi. Liều lượng: cứ 1 viên Ampicilin 500mg+ 1 viên Cepa cho 30 lit nước ngâm cá 24h xem sao. Chủ yếu phải giảm PH của nước ngay lập tức. Mong đàn cá của bạn nhanh khoẻ.
thanks ae đã giúp đỡ!! mình đã thay khoảng 40% nước. chắc tại ph cao quá. hôm qua đến giờ đã rút bớt nước hạ ph và cho ít muối, cá đã khỏe hơn rồi, mấy e đã bơi được dù còn hơi yếu.
mình xin có góp ý như thế này. Việc cá bị tuột nhớt là do pH trong nước thấp chứ kg phải cao. Bên cạnh đó, làm giảm khả năng trao đổi khí (do bề mặt mang tiết nhớt) mất cân bằng acid và bazo, giảm nacl trong máu gây rối loạn áp suất thẩm thấu, giảm khả năng vận chuyển oxy. Việc test = bộ test kg chính xác lắm nhe bạn. Ở đây mình trao đổi về hiện tượng bày tiết nhớt (kg có tác nhân gây bệnh nào cả) do môi trường. khắc phục: trong qui mô nhỏ thì thay nước, cấp nước mới là tốt nhất. Qui mô lớn hơn thì dùng cách khác. Đừng tùy tiện dùng khág sinh nh quá. ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nh lắm. Chúc bạn vui vẻ
Nếu bạn nuôi cá theo dạng nuôi thủy sinh , thay nước ít thì có thể nghĩ đến trường hợp cá bị ngộ độc NH3. Sốc PH nếu tìm hiểu kỹ thì cũng chỉ là gián tiếp , thay đổi PH sẽ tạo ra thay đổi NH3 . Vì vậy gọi là ngộ độc NH3 thì đúng hơn . Ở điều kiện thủy sinh các chất thải hữu cơ sẽ tạo ra NH3(cực độc với người và cá) , gặp điều kiện PH thấp(<7) thì lập tức chuyển thành NH4 (không độc) . Vì vậy khi thay nước ít , cá vẫn khỏe bình thường . Tuy nhiên NH4 vẫn tích tụ trong hồ. Khi thay nước có PH cao vào hồ thi NH4 tích tụ lâu ngày lập tức chuyển sang NH3 làm cho cá bị ngộ độc và chết rất nhanh nếu vần để cá trong hồ cũ. Vì vậy khi gặp tình trạng này thì cần chuyển cá sang hồ mới , duy trì mực nước thấp , sủi oxi nhẹ để cá đỡ mệt , PH cao hay thấp không còn quan trọng nữa vì lúc này trong hồ mới không còn NH3. Chút kiến thức về môi trường hồ cá chia sẽ với anh em.