Hổm rày mình nhận được nhiều câu hỏi nội dung gần tương tự nhau về tình hình bệnh sình bụng và 1 số bệnh không rỏ nguyên nhân không có biểu hiện ngoài da, nguyên nhân thì có nhiều nhưng quan trọng nhất là do nguồn thức ăn có vấn đề. Mình xin được trả lời chung trên này, anh em quan tâm thì nghiên cứu thêm. Ảnh minh họa 1/ Thức ăn trùn chỉ: mình hiếm khi nào sử dụng nguồn thức ăn này cho cá, nhưng nhiều bạn vẫn hay dùng nên mình vẫn chia sẽ chung. Ngoài tự nhiên thường người ta đi sàn dưới đáy sông lúc thủy triều xuống, hiện nay nhiều người đã đầu tư nuôi trùng chỉ, các bạn search trên mạng tìm hiểu thêm (nếu không phải cần nuôi để bán hay có số lượng cá kiểng khổng lồ, tốt nhất các bạn đừng phí thời gian vào việc này..). Trùn chỉ NÊN MUA VÀO BUỔI SÁNG là tốt nhất, chứa trùn trong các thau, hồ gì cũng được nhưng phải vệ sinh lại, tốt nhất là xử dụng nước máy hoặc nước giếng sạch vì nó khá trong, một số bạn pha tetra vào và sục khí để làm sạch, cũng là 1 cách nên thử, nhưng nếu bạn ko có tetra hay máy sục thì cũng chẳng cần, miễn là các bạn thay nước sạch để loại bỏ các chất dơ do trùn thải ra là đủ. Cần quan sát bằng 2 thứ: mắt và mũi, nhìn bằng mắt con trùn chỉ to béo, bóng bẩy, đỏ đậm và không mùi là trùng tốt, còn trùn hơi trắng hoặc trắng, không linh hoạt có mùi thối là trùn đã chết... Tuy nhiên tôi lưu ý các bạn rằng, trùn chỉ có hàm lượng chất béo khá cao, và khá là dơ, nên việc hạn chế cho ăn là cần thiết. 2/ Trứng nước (bobo): trứng nước là loại dễ vớt nhất (nếu như có để vớt) vì chúng sống tầng mặt và thường tập trung, thời gian vớt trùng hầu như cả ngày đều có (ban đêm thì rọi đèn, vì chúng thích ánh sáng, mà vớt ban đêm chi cho cực ...), một vài nơi rất nhiều, chủ yếu là gần các xưởng làm cá khô, chế biến thủy sản, gần ao nuôi cá.... nhược điểm đáng ghét nhất là tụi này kỵ trời mưa, miễn mưa lớn là mất sạch, (nắng lại thì có)! nhưng nắng quá thì chúng lặn xuống, do đó các bạn cần lưu ý, nên vớt vào buổi sáng lúc chưa có nắng gắt, hoặc buổi chiều cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng. Lý do: bạn vớt về cần có time xử lý sơ, tính đi tính lại thì mất sơ sơ 30p-1h vậy là tới trưa mới cho ăn! còn vớt buổi chiều, về loay hoay rửa ráy, vệ sinh, sàn lọc... tới tối mới xong, lúc này đa phần cá đi ngũ rồi!... Mà thôi, tóm lại xử lý trứng nước như thế nào đây?? trứng nước là loại dễ chết nhất mà tôi từng biết, chỉ cần thời gian hớt lâu 1 chút là có con tử ẹo vì ngộp ngay, nếu như được thiên nhiên ưu đãi,chỉ vài vợt là ra về đầy xô, điều đó không có gì phải bàn, nhưng nếu bạn phải vớt cả tiếng thậm chí hơn, thì số lượng trứng nước chết càng tăng (tôi đã từng ham hố hớt cho đã rồi mới chịu về, và chi phí cho hành động này là gần 50% tr.n tử ẹo). Các bạn cần lưu ý rằng loại này rất cần oxy để thở tức là cần bề mặt thoáng rộng, trong khi chúng ta thường đi hớt bằng xô, thùng, có chiều sâu nhưng thiếu chiều rộng( điều này là hoàn toàn chấp nhận vì đi hớt ko thể nào bưng theo cái thau nổi …). Do đó, tôi khuyến khích các bạn nên sử dụng vật chứa có bề mặt tương đối lớn chút và thuận tiện trong việc mang vác, xách đeo. (Tôi đã từng làm đổ cả 1 xô tr.n và bắt đầu vớt lại trong sự bực tức cao độ… ), nếu có thể các bạn nên sắm 1 cái sục khí cầm tay sài pin là tiện lợi và hiệu quả nhất, nó làm giảm số lượng tr.n chết đến mức thấp nhất. Sau khi đã vớt chán chê và thỏa mãn, các bạn đem về nhà và đổ vào THAU, đổ ào ào và chúng lại chết . Hãy cẩn thận chút nữa, tr.n rất dễ tử không vì thiếu oxy mà còn do sốc vật lý nữa nhé, tốt nhất là dùng vợt vớt từ từ trên mặt xô qua thau, điều này không chỉ nhằm giảm sốc cho tr.n mà còn gạn bỏ lượng tr.n đã chết vì con nào sống sẽ nổi lấm tấm lên trên còn tụi đã chết thì nằm dưới đáy (tất nhiên là lúc này ai sài sục cầm tay thì làm ơn tắt được rồi ). Các bạn vui lòng kiên nhẫn nhé, vì sao 1 vợt thì chúng lộn xộn lên rồi, lúc đó sống chết cũng hòa lẫn vào nhau, cứ chờ 1 tí cho nước yên tĩnh, việc ai về nhà nấy, sống nỗi lên và chết thì nằm xuống, cứ tiếp tục công việc của bạn cho tới hết!... Xong,, ah mà chưa! Nếu như bạn kém may mắn hơn, bạn sẽ thấy trên bề mặt của thau chứa tr.n có đóng váng mỡ hay váng vàng…. Điều này là rất thường thấy vì môi trường của tr,n ở nhiều dinh dưỡng và đạm lắm, khi bạn vớt ngoài tự nhiên thể nào không bị dính! Việc phơi thau chứa ngoài nắng và thay nước một vài lần trong 1 time mà bạn cho là đủ sẽ giải quyết được vấn đề này (vài người sẽ nghĩ tới cách khắc phục bằng phủ 1 lớp giấy hút dầu hay đại loại như vậy rất có tác dụng, vì váng dầu sẽ bám vào giấy hút còn tr.n thì động là trốn xuống dưới nên bảo đảm chất lượng , okie, tôi hoàn toàn đồng ý với sáng kiến này). Chú ý, dùng nhiều thau chứa nếu số lượng tr.n nhiều, đừng cố gắng nhồi nhét chúng vào 1 thau, bạn sẽ hối hận cho xem, mật độ thưa thôi, khoảng 2-3 muỗng cà phê tr.n trở lại trong 1 thau đường kính 30cm (khuyến khích ). Sau khi sàn rửa kỹ rồi cho ăn, nếu còn dư tốt nhất các bạn nên để máy sục khí để cầm hơi cho chúng nhé. 3/ Lăng quăng: Oh my betta! Ai cũng nghĩ phần này hơi thừa vì lăng quăng là cái dễ xử lý nhất mà ai cũng bít làm, nếu vậy thì phần này không dành cho các bạn rồi . Và nếu như không gặp phải những câu hỏi kiểu như: em cho ăn lăng quăng bình thường sao cá có biểu hiện ủ rũ, buồn ăn, hôi nách hôi miệng, có cách nào bảo quản lăng quăng lâu mà không chết, không biến thành muỗi…. ). Mình xin trả lời sau, nhưng trước hết là vệ sinh lăng quăng đã! ….. (các bạn không cần xem thì nhảy xuống dòng dưới … cho đỡ phí time cuộc đời). Lăng quăng thì không khi nào sống ngoài sông, ao hồ sạch sẽ cả, một số bạn đỗ nước sạch vào thau chậu để kíck muỗi đẻ lấy lăng quăng, thì lăng quăng đó là sạch đúng nghĩa, ngặt nỗi số lượng đó chỉ đủ nhét kẽ răng ), ở đây mình để cập đến vấn đề đi vớt trong tự nhiên thôi. Lăng quăng là 1 bọn tạp nham khó chịu và bẩn thỉu, chúng tụ tập vào 1 giá thể bất kỳ , từ trái dừa rụng, tàu lá, thức ăn như lá cải, con cá chết sình….ui nhắc tới thật kinh tởm, giá như tôi không yêu cá cảnh chắc còn lâu tôi mới : “xách vợt xô lên và đi”, ấy thế ấy , mà tụi nó có tốt lành như tr,n đâu, có chịu nằm yên cho tôi vớt chắc, nhá nhá vợt tới là mạnh thằng nào thằng nấy bỏ chạy loạn xoạn xà ngầu, có lần bung vợt vì cố gắng vợt nhanh nhưng mắc phải tàu lá dừa…gr grrrrr… Mà thôi lan mang quá, next next next.. và tới khi bạn đã xúc đầy thùng ( so hapi) bạn xách về và sơ chế tí nhé!!! Hãy đổ (cứ đổ nhè nhè không sao đâu, tụi này mạnh hơn tr.n mà) qua vợt lưới khít để đãm bảo không lọt mất lăng quăng con, chủ yếu là trút bỏ nước dơ trước, sau là sàn qua rổ răng khít để lược các vật thải bá dơ ra, và lăng quăng vẫn lọt qua ray sàn của rổ được, (nên chọn rổ phù hợp nhé, mắt rỗ không to và ko nhỏ quá). Vẫn là thau, thau và thau (không có thau thì đi mua ^^), hãy để lắng 1 lúc, bắt đầu vợt lăng quăng trên bề mặt (cũng như tr.n, con sống sẽ nỗi lên, nhưng khác tr.n 1 ít là 1 trong số chúng vẫn lủi dưới đáy thau ,,,) Do đó, các bạn kiên nhẫn vợt và chờ và vợt nhé. Sử dụng 1 thau B khác có nước sạch đã chuẩn bị mà chứa lăng quăng sau khi vợt từ thau A qua và nhớ là: CHO 1 ÍT MUỐI HỘT VÀO THAU TRỮ LĂNG QUĂNG, 1 ÍT THÔI NHÉ! Muối sẽ sát trùng nhẹ lăng quăng và kích thích lăng quăng nhả chất dơ ra, thử quan sát thau B, hoàn toàn trong vắt nhưng sau 1 buổi thì chuyển vàng hoặc nâu đỏ - là màu chất dơ do lăng quăng nhả ra đấy! nếu cẩn thận hơn, bạn hoàn toàn có thể vợt qua 1 thau C nữa và không cần ngâm muối ^.^. Ah, tôi cũng xin trả lời câu hỏi là cách trữ lăng quăng lâu như thế nào, muốn trữ lăng quăng lâu, các bạn nên tìm hiểu thêm về muỗi nhé, hãy tự mình trả lời câu hỏi của mình sẽ là cách hay nhất để nhớ. 1 con muỗi để trứng, trứng nở sau 2-3 ngày, trứng nở ra bọ gậy, bọ gậy là mấy con đầu to, bơi giật giật như bị kinh phong ấy, và từ bọ gậy chuyển thành lăng quăng cũng mất 5-7 ngày, rồi từ lăng quăng thành muỗi cũng mất dăm bữa nữa, vậy tốt nhất là các bạn nên sàn chọn những con lăng quăng to (bằng vợt may bằng vải mùng chẳng hạn) mà cho ăn trước, số còn lại sẽ lớn từ từ và cho ăn sau. Việc lăng quăng biến thành muỗi là hoàn toàn tự nhiên, tôi chỉ có thể hướng dẫn các bạn cách hạn chế như thế thôi,các bạn tự suy nghĩ ra cách riêng cho phù hợp với điều kiện của mình nhé ./. 4/ Thức ăn tươi nhưng không sống: ví dụ như tép, tôm, cua, bóc vỏ cho cá ăn… hãy chắc chắn những điều sau trước khi cho ăn loại thức ăn này nhé: a/ Cá của bạn hoàn toàn khỏe mạnh b/ Cá của bạn ăn hết 100% lượng thức ăn bạn thả vào. c/ Lượng thức ăn này chỉ bằng 50-70% lượng thức ăn bình thường mà bạn cho ăn hàng ngày. d/ Thay nước khi thấy nước chuyển màu trắng đục (có hay không có mùi tanh) e/ Cấm sử dụng cho trẻ em, không bao giờ cho cá con ăn f/ vâng vâng…. Nói chung là nếu CHƯA CÓ KINH NGHIỆM, thà rằng để cá nhịn đói vài hôm tốt hơn cho ăn thức ăn này. P/s: dù là cách gì đi nữa, hãy kiểm duyệt lần cuối thức ăn cho cá bằng 2 thứ quan trọng chính là mắt và mũi. Bạn chữa lành cho một con cá đã mắc bệnh thì cũng không hay ho gì bằng cách phòng bệnh cho chúng! (Nguồn: https://www.facebook.com/liathia.hoangda)