Cho em hỏi 1 câu: có phải tất cả cá betta lai đồng huyết đều có thể tạo ra sản phẩm là đuôi hoa? Vậy Hm đuôi hoa cũng là sản phẩm của việc lai tạo đồng huyết hay còn cách nào lai xa để tạo ra Hm đuôi hoa hay không? (vd: lấy 2 em đuôi hoa đem lai tạo với nhau)
Câu hỏi này không liên quan gì đến mục đánh giá cá nên mình đưa qua chủ đề mới. Không phải lai đồng huyết sẽ luôn tạo ra đuôi hoa! Chỉ khi nào cá đã có sẵn máu đuôi hoa rùi thì khi lai đồng huyết, đuôi hoa sẽ xuất hiện! Mình thấy nhiều người thắc mắc về vấn đề lai đồng huyết - đuôi hoa nên thảo luận một chút: Tại sao phải lai đồng huyết? Để củng cố các tính trạng mong muốn! Lấy trường hợp của Sarawut làm ví dụ. Ông phát hiện một con betta chó đốm cam tại tiệm cá cảnh địa phương. Từ con betta chó đốm cam đuôi voan đó, ông đã lai tạo thành công dòng cá HM chó đốm cam. Để đạt được điều này, ông bắt buôc phải lai cận huyết tức tuyển lựa những con cùng bầy có nhiều đốm nhất và đuôi gần đạt HM nhất lai với nhau qua nhiều đời cho đến khi thu được cá vây có nhiều đốm và đuôi HM! Lai đồng huyết có hại không? Nếu lai quá sâu thì dòng cá sẽ bị thoái hóa. Theo Joep nghiên cứu là 7 đời (F7), sau đó phải lai xa một đời trước khi tiếp tục lai đồng huyết trở lại. Có nhất thiết phải lai đồng huyết? Nếu bạn luôn mua được cá từ Victoria và Joep và lai chúng với nhau thì bạn vẫn có cá chất lượng mà không cần phải lai cận huyết! (Vic và Joep đã làm công việc đó thay bạn rùi, bạn chỉ hưởng thành quả thôi). Tuy nhiên, điều kiện này là không tưởng, hơn nữa bạn cũng cần duy trì dòng cá chất lượng của riêng mình, tóm lại lai cận huyết là cần thiết! Mình thấy có bạn lai xa và thu được một số cá rất đẹp. Tuy nhiên để cải thiện màu sắc và vây của chúng thì nhất thiết phải áp dụng kỹ thuật lai cận huyết. Trở lại vấn đề lai cận huyết với cá đuôi hoa. Trong bầy cá của bạn xuất hiện một số cá có vây lưng to, cạnh đuôi sắc, đuôi xòe >180 độ và bạn muốn duy trì dòng cá có đặc điểm như vậy. Bạn phải củng cố những tính trạng này bằng cách chọn cặp cá cùng bầy có những đặc điểm mong muốn và lai chúng với nhau với hy vọng sẽ thu được nhiều cá con có đặc điểm giống cá bố mẹ. Không may, cá có mang gen đuôi hoa và kèm theo những đặc điểm tốt là những đặc điểm không tốt như vây teo, vảy không đều, tia vây cong vẹo... và việc lai cận huyết sẽ khuếch đại chúng lên ở các thế hệ về sau khiến cá trông rất dị dạng, không thể coi là đẹp... Mặt khác, nếu bạn lai xa cá mang gen đuôi hoa với cá khác thì có thể tạo ra bày cá rất đẹp nhưng nó lại truyền gen đuôi hoa cho bày con nên nếu có người muốn duy trì và cải thiện dòng cá này bằng cách lai cận huyết thì... gen đuôi hoa lại xuất hiện (tức thu được toàn cá dị dạng) và phải hủy dòng cá (lưu ý, cách này là "đường tà", một số cá đẹp từ Thái thực chất là cá mang gen đuôi hoa). Hy vọng mình giải thích được phần nào thắc mắc của các bạn.
Cám ơn anh Đại nhiều vì bài viết rất hay và bổ ích. Cũng cảm ơn anh đã đưa câu hỏi của em ra thành 1 topic cho anh em cùng học hỏi!!!
theo mình thấy thì trong bầy cá duôi hoa tỷ lệ xuất hiện cũng ít thôi phần lớn là HM và super delta.muốn duy trì dòng cá thì mình lựa những con đuôi HM ép là được ròi vảy và màu sắc vẫn bình thường.chỉ những con đuôi hoa hơi xấu tí thôi
Trong bầy cá HM bình thường đôi khi vẫn xuất hiện một số con đuôi hoa, vấn đề là nhà lai tạo phải loại bỏ chúng, không lai tạo tiếp đời sau.
mình có ép 1con đuôi hoa với con đuôi super delta bầy con được 1,5 tháng ròi,vảy và màu sắc thì bình thường còn đuôi chưa ra đủ nên chưa biết sao