Nguồn:http://www.cacanh.com.vn/forum/showthread.php?t=240 Cá bảy màu dễ nuôi, mắn đẻ, khá là khỏe nhưng khi bệnh thì thường lây ra cả đàn. Mà nhiều khi trở tay không kịp. Đa phần bảy màu bị bệnh là do nguồn nước có vấn đề và cách chăm sóc không đúng. Đây là một số kinh nghiệm của anh alexqx rút ra được khi nuôi cá bảy màu.mời các bạn tham khảo. ĐỘ PH Độ pH tốt cho cá bảy màu là khoảng 6,6-6,8. Cá bảy màu có thể chịu được sự thay đổi trong khoảng 0,2 và mọi thứ sẽ trở nên nguy hiểm với cá nếu lớn hơn số đó. Chính vì vậy mà một kinh nghiệm khi mua cá bảy màu là xin nhiều nước ở cửa hàng. Đừng ngại, hãy nghĩ cho lũ cá thân yêu của mình. Sau đó khi mua về thả, các bạn nên cho một ít nước của bể cá nhà bạn vào trong túi đựng cá mới. Thả túi vào trong bể tầm 15 phút rồi mới thả cá. Ở một số trường hợp, cá bảy màu có thể sống tốt tong khoảng pH là 6,5-8, chính vì thế nếu bạn đã hoặc đang nuôi cá khác mà vẫn sống khỏe thì có thể yên tâm với nước nhà bạn. Nếu không có máy đo pH thì có thể dùng giấy quì tím. ĐỘ DH(German Deutsche Hardness) Đơn vị tiếp theo để đánh giá chất lượng nước là độ cứng. Độ cứng của nước gây ra bởi sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi là tạm thời khi có mặt muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca, Mg. Loại nước này khi đun sôi sẽ tạo ra các kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Độ cứng vĩnh cữu của nước do các loại muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg tạo ra. Độ cứng vĩnh cửu của nước thường rất khó xử lý và tạo ra nhiều hậu quả kinh tế cho việc sử dụng chúng. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước: Độ cứng (mg CaCO3/lit) = 2,497 Ca (mg/l) + 4,118 Mg (mg/l) Thông thường người ta chỉ quan tâm đến độ cứng tạm thời của nước vì nó có ảnh hưởng nhiều hơn là độ cứng vĩnh viễn. Có nhiều đơn vị đo độ cứng khác nhau, nhưng chủ yếu người ta dùng 3 đơn vị đo: độ dH, mg đương lượng/lít và ppm. Để đơn giản, khi đo độ cứng người ta thường quy về 1 loại muối là CaCO3. 1 mgdl/lít = 50 mg/lít = 50 ppm 1 dH = 17,8 mg/lít = 17,8 ppm Nước có độ cứng tạm thời lớn hơn 100 ppm được coi là nước cứng, dưới mức đó được coi là nước mềm. Phương pháp đo DH 1. Dùng máy thử(đắt tiên) 2. Dùng phương pháp chuẩn độ bắng EDTA 0,05N, có đệm PH=10 phương pháp này vừa rẻ tiên vừa phổ biến, tất cả các phòng thí nghiệm hóa học tại VN đa số dùng phương pháp này để thử nghiệm và giảng dạy. phần hướng dẫn rất kỹ ở các sách giảng dạy hóa cơ sở. Cá bảy màu có thể sống tốt trong khoảng DH từ 6-20. Nước mưa hay nước ngầm đều có chứa các muối khoáng, và nước có màu xanh lam (xanh rêu) là nước cần phải lưu ý. Tuy nhiên đối với mỗi loại bảy màu lại khác biệt: Poecilia reticulata ( common guppy ) bảy màu thường: pH:7-8. DH: trên 10, nhiệt độ: 17-28 độ C Poecilia wingei (Enlder) bảy màu rừng: pH:6,5-8, DH 6-20, nhiệt độ: 17-28 độ C và càng ấm thì cáng tốt Micropoecilia picta (Swamp guppy) bảy màu đầm lầy: pH:7-8, DH 10-20, nhiệt độ 20-28 độ C Vi sinh: Trong nước nuôi cá nên dùng một ít men vi sinh và nếu sử dụng máy lọc thì nên chế thêm vào bộ lọc những thứ có thể giúp tạo vi sinh. Điều đó là rất tốt cho cá vì vi sinh vật sẽ phát triển và tiêu hủy phân cá cũng như thức ăn thừa, không gây đục nước làm cá luôn luôn khỏe mạnh. Chúc các bạn may mắn.
Men Vi Sinh Mai Việt hiện h nhiều người dùng nhất, bạn ra tiệm cá hỏi thử, gói màu trắng có dán nhãn màu xanh, có chữ Vi Sinh Mai Việt
Khoảng bao nhiu xiền 1 viên vi sinh vậy anh Mẫn?? Liều lượng sử dụng ra sao?? Anh hướng dẫn dùm luôn đi ^^