Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Vài kinh nghiệm vận chuyển cá

Thảo luận trong 'Bài Viết' bắt đầu bởi vnreddevil, 3/10/10.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Vài kinh nghiệm vận chuyển cá
    Francesco Zezza - http://malawicichlidhomepage.com

    Dù bạn có cố tránh đến mấy - sớm hay muộn - rồi sẽ có lúc bạn phải vận chuyển những con cá yêu quí của mình trên một chặng đường dài, chứ không chỉ là từ hồ “A” sang hồ “B” mà thôi. Có nhiều khả năng, bạn sẽ bị thất bại đấy…Dĩ nhiên, tôi chỉ nói đùa thôi, việc vận chuyển cá không khó lắm nếu bạn được chỉ dẫn một cách đầy đủ. “Hành trình”, theo tôi, có thể được chia làm ba loại:
    - Tầm ngắn: như từ tiệm cá (lfs – local fish store) về đến nhà.
    - Tầm trung: như từ hồ cá nhà mình đến nhà bạn bè (khi trao đổi/mua bán cá).
    - Tầm xa: như khi vận chuyển cá đến một thành phố khác hay là đến một vùng khác (để buôn bán), vận chuyển xuyên đại dương hay lục địa.
    [​IMG]
    Túi đựng cá: một túi đựng cá tốt (ở tiệm cá) phải trông như thế này đây.

    Tầm ngắn: sau khi mua cá ở tiệm, nếu khôn ngoan bạn nên về nhà thật nhanh để làm giảm căng thẳng cho cá trong thời gian chúng nằm trong túi đựng. Tuy làm nhanh nhưng cũng không được để nhiệt độ nước cách biệt quá nhiều. Một khi về nhà, hãy để túi đựng cá nổi trên mặt hồ một lúc (khoảng 15 phút – rót một ít nước hồ vào túi đựng) để cá quen với nhiệt độ nước hồ rồi mới thả cá; tốt hơn nên thả cá vào bể tạm để tiện theo dõi. Nên kiểm tra tất cả các thuộc tính hoá học của nước (chẳng hạn độ pH) trước khi đi mua cá. Từ đó, bạn có thể đảm bảo rằng chỉ có sự khác biệt NHỎ giữa thành phần nước của hồ cá ở ngoài tiệm và ở nhà! Dù vậy, như đã lưu ý từ trước – cách này chỉ phù hợp với hành trình ngắn. Tránh vận chuyển cá con cùng với loài cá ăn thịt hay với các cá thể cùng loài lớn hơn. Lồng hai túi đựng với nhau để vận chuyển cá có râu và ngạnh dài. Chuẩn bị như vậy là khá đầy đủ rồi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hộp lạnh: đây là một trong hai cái hộp lạnh mà chúng tôi sử dụng trong chuyến tham quan vùng Amazon.

    [​IMG]
    Khay bên trong: mỗi hộp lạnh đều có một khay bên trong như thế này, thích hợp để giữ các túi nhỏ (đựng rong, cá con hay các đồ vật nhẹ).

    Tầm trung: sắp khó hơn rồi đây. Cách biệt nhiệt độ rất dễ xảy ra (phụ thuộc vào loại vận chuyển), chất lượng nước giảm dần theo thời gian, chất thải của cá (có thể) nổi lên mặt nước, có lẽ bạn sẽ phải đối mặt với sự suy giảm nồng độ ô-xy hoà tan (ở hầu hết các cuộc vận chuyển trong vùng khí hậu nóng) và còn nhiều thứ khác nữa …Hành trình càng xa thì độ khó khăn càng tăng. Nguyên lý vận chuyển cũng giống như trong vận chuyển tầm xa. Vì vậy tôi tập trung giải thích ở phần sau. Từ đó, mọi người có thể tổ chức công việc vận chuyển tuỳ theo nhu cầu của họ cùng với các điều khiện môi trường mà họ phải đối mặt.
    Tầm xa: các ý kiến sau đây dựa trên kinh nghiệm vận chuyển cá của tôi từ hồ Malawi (Tanzania - 1997 & Malawi - 1999) và sông Amazon River (Peru - 2000) về nhà (ở Roma, Ý). Những chuyến vận chuyển này dài hơn so với “vận chuyển thông thường”, do vậy tôi hy vọng mọi người có thể học được nhiều kinh nghiệm từ đó. Chú ý: những vấn đề chính khi vận chuyển cá là sử dụng dụng cụ, chất lượng nước và nồng độ ô-xy thích hợp, cho nên:
    1) Mang theo hộp lạnh hay hộp mút xốp Styrofoam (tôi sử dụng hai hộp khi vận chuyển cá từ Peru về nhà, hơi mắc một chút nhưng hiệu quả tuyệt vời) và túi plastic (lồng hai túi lại với nhau để đựng các loài hiếu động hay cá nheo râu nhọn hay cá có ngạnh).
    2) Chất hoá học: nếu có thể, nên thêm vào các chất hoá học mà bạn vẫn thường dùng để đạt được các thông số tương tự như thành phần nước hồ ở nơi đích đến. Có đôi chút khác biệt khi xử lý các mẫu vật hoang dã mà bạn bắt được trong môi trường sinh học tự nhiên của chúng, trường hợp này, nước hồ nơi đích đến phải được sửa soạn từ trước để mô phỏng càng giống càng tốt môi trường nước ở nơi mà bạn sẽ thu thập cá.
    3) Rồi bạn cần khử trùng và cuối cùng là thêm ô-xy: viên ô-xy (tôi dùng trong chuyến khảo sát vùng Amazon) hay khí ô-xy nén trong xy lanh (rất hiệu quả, tôi đã dùng 2 lần ở Malawi).
    4) Để làm giảm ô nhiễm nước, tôi đề nghị bỏ đói cá theo công thức sau: 2-3 ngày với cá trưởng thành (phụ thuộc vào kích thước), 1-2 ngày với cá con, 1 ngày cho cá bột. Chú ý: để tất cả cá chùi kiếng (suckermouth catfish) bất kể kích thước nào ở Rio Orosa (Peru) nhịn đói trong một tuần. Thiệt hại là tối thiểu: 1 con chết.
    5) Đóng gói: đổ 1/3 nước vào túi, thêm chất hoá học (nói ở trên) và ô-xy (nếu nạp khí thì nên nạp đầy tối đa). Kiểm tra rò rỉ. Nhân tiện: các loài thuộc chi Synodontis rất khó vận chuyển …
    Cột túi đựng bằng dây cao su rồi bỏ vào hộp. Bỏ càng nhiều túi càng tốt để tránh xục xịch khi vận chuyển…Trường hợp hộp còn nhiều khoảng trống, hãy lèn thêm vào các túi đựng đầy nước để cho chặt.
    [​IMG]
    Đóng gói lần 1 – hồ Malawi (1997): hoà một lượng thích hợp chất sát khuẩn (Methylene blue) vào nước trước khi đóng gói – giai đoạn kết thúc chuyến khảo sát. Vì không có phương tiện để thử, cá được nhúng trực tiếp vào dung dịch. Nếu mọi việc diễn ra bình thường, nồng độ chất hoá học sau đó được giảm xuống còn 25% so với ban đầu rồi bắt đầu “đóng gói”. Tôi gọi đây là “nguyên tắc kinh nghiệm thực tế”. Nói thêm, chúng tôi dự định đóng gói một số lượng cá tối đa có thể, vì sau đây loài Nyassachromis sp. còn tiếp tục được vận chuyển đến Đức.

    [​IMG]
    Đóng gói lần 2 – hồ Malawi (1997): hình dạng của thùng chứa trong vận chuyển đường dài, thùng vẫn còn trống một phần (các túi được bơm khí ô-xy căng tối đa. Mực nước đạt khoảng 1/3 mỗi túi).

    Hoàn tất: tôi đóng gói cá theo cách này trong các chuyến vận chuyển dài bốn ngày vào năm 1997 (dĩ nhiên tôi có gặp phải vài rắc rối - một vài con cá bị chết – nhưng tôi đoán hầu hết chúng sẽ vượt qua 8 giờ vận chuyển một cách dễ dàng ). Sau đây là vài điểm lưu ý khi đóng gói:
    1/ Cá trưởng thành/kích thước lớn (trên 3 inch) nên đóng gói riêng từng con.
    2/ Nếu có thể nên tránh để hai con đực (ngay cả với cá nhỏ) chung một túi đựng.
    3/ Đóng gói cá con/cá bột riêng rẽ theo từng chi/loài (chẳng hạn tất cả peacock cichlid vào chung một túi).
    4/ Áp dụng chung: nếu bạn biết, bạn nên dán tên cá lên từng túi đựng. Dĩ nhiên, điều này là cần thiết khi bạn đem về nhà các loài cá sưu tầm được ngoài tự nhiên.
    5/ Nếu bạn vận chuyển cá dữ (chẳng hạn Melanochromis sp. hay Piranhas từ Peru) bạn cũng nên tính tới khả năng đóng gói từng con cái riêng rẽ.
    6/ Các loài thân mềm (mollusk), có xương sống (intervertebrates), giáp xác (nếu có) có thể đựng trong các túi nhỏ hơn.
    Ý kiến riêng về việc đóng gói: nhiều loài động vật được đề cập đến ở trên (trong mục cuối cùng) sẽ không chịu được các chất hoá học được hoà thêm vào nước, chẳng hạn như đồng. Cũng vậy, vài loài cá nheo có thể “mẫn cảm” (hyper-sensitive) với các chất hoá học (đó là lý do tại sao người ta hầu như không cho chất hoá học vào nước nuôi cá nheo Peruvian). Chúng sẽ được chăm sóc sau này khi về đến nhà. Cuối cùng, nên tránh đóng gói quá nhiều cá vào hộp (dù có khó khăn đến mấy) vì ít nhất hai lý do:
    1/ Tránh nhồi nhét quá nhiều cá, điều này không giúp đem “thêm” cá về nhà, mà không chừng chẳng còn con nào còn sống nữa. Mỗi con cá nên được để yên trong túi đựng riêng của chúng!!!
    2/ Chỉ thu thập cá vừa đủ tuỳ vào kích thước hồ nuôi ở nhà bạn. HÃY HÀNH ĐỘNG CÓ TRÁCH NHIỆM!
    Lưu ý sau cùng: vận chuyển cá luôn là công việc có nhiều rủi ro, nhưng tôi đã thực hiện nó một cách xuôn sẻ trên một hành trình THỰC rất dài, tôi mong là bạn cũng làm được như vậy!

    [​IMG]
    Đóng gói lần 3 (1997) – hồ Malawi dưới ánh sáng nhạt nhòa của bình minh Phi châu. Lúc này vào khoảng từ 4:30 đến 5:30.
     
    Last edited by a moderator: 4/3/16

Chia sẻ trang này