Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

[Truyện] Nuôi cá độ

Thảo luận trong 'Bài viết tuyển chọn - cá đá - cá chọi' bắt đầu bởi dthong, 1/1/10.

  1. dthong

    dthong Moderator

    Lâu ngày thấy mục cá đá vắng lặng quá, mình xin post lên một truyện sưu tầm về cá đá khá lãng mạn của một bậc tiền bối chơi cá trước 75.

    *****************************
    Nuôi Cá Độ
    Tác Giả : Con Ong

    Nhìn vào năm cái ve trong vắt nuớc mưa, tất cả hi vọng của tôi trong đó. Sáu tháng cưu mang, hai tháng luyện tập giờ đây ngũ hổ tuớng của tôi đã sẵn sàng. Quan, Trương thì mang cái màu hơi xanh lá cây đến xanh đậm, cái màu pha giữa cái xanh lá cây óng ánh của bố, đến màu xanh da trời đậm của mẹ. Triệu, Mã, Hoàng thì hoàn toàn giống bố, xanh lá cây, dáng hơi mảnh, giống kiếm khách hơn là tay nội gia quyền cuớc. Khẽ kéo những tấm giấy ngăn, ngũ hổ tuớng phùng mang dương vây lóng lánh. Uh cái anh cẩm Mã Siêu này rõ đẹp, vây hơi dài hơn những con khác, lóng lánh qua ánh mặt trời; "Chắc Mã Siêu phải đánh trận đầu rồi" Tôi ngẫm nghĩ, cái điệu xuơng nhỏ vây dài cáp độ dễ bị thiệt lắm, đánh trận đầu nguời ta khinh thuờng, để cho chênh một chút.
    Tôi mê đá gà, đá cá từ năm lên bảy, lên tám. Dần dần mấy đứa trẻ trong xóm không còn là đối thủ của tôi, tôi lần mò năn nỉ một cô bé bán cá đá gần truờng cho theo về nhà.. xem cá, cô bé chạc tuổi tôi khẽ gật đầụ Ngồi gác xe đạp chờ, đến giờ thì má cô ta đem thùng ra giúp dọn dẹp. Tôi còn nhớ giọng lanh lảnh :" Dẹp mau lên, ổng chờ cơm ở nhà, còn cậu này mua gì thì mua, tui còn dẹp". "Dạ cẩu muốn theo dzề coi cá đó má"; vẫn cái giọng lanh lảnh và hơi gay gắt :" Bây nhiêu không đủ mua saỏ Muốn dòm mấy con cá độ của ổng hả Mắc lắm, mà đừng xớ rớ bắt nghe, ổng bắt đuợc là cắt chim đó" Cô bé tủm tỉm cuờị Tôi nguợng quá, luống cuống làm đổ cả xe đạp, may sao cứu tinh của tôi đến, vì thú thật trong túi tôi có vài chục bạc thôi, chị nguời làm đến tìm tôị " Chị có năm trăm không đưa cho em đi, chị về nói má em, em đi coi cá bảy giờ em về." Chị nguời làm lật đật móc túi, đưa hết tiền và nói " cậu về sớm bà lo". Mẹ cô bé thấy tôi có vẻ dân "cậu" thì dịu giọng một chút :" Thôi đuợc, theo thì lẹ lên, không ai chờ đâu, đi học mà không lo về, lớn lên mất nết" Có lẽ đây là bắt đầu cái nghiệp của tôị
    Nhà ông Tám xích lô trong hẻm khu Hòa Hưng. Vừa đến nơi, chao ôi! đây mới là thiên đuờng, một hàng ve cá lóng lánh nắng chiều chiếu vào như những hạt kim cuơng nuớc cúc, ngoài vuờn thì đầy những hồ cá, có một khu đuợc vây lại bằng hàng rào tre, có lẽ ” restricted area” dành cho chiến tuớng.
    Ông Tám xích lô ngồi cạnh cái bàn bằng tre bên duới hàng ve cá đá, dáng mập mạp, mặt hồng hàọ Bà Tám nói: " Cậu này muốn theo con Thúy về coi cá nè". Ông Tám hất hàm, đó cá đá mới duỡng đó,na*m muơI đồng một con, lựa đi; Tôi lắc đầu nói với ông là tôi muốn cá đá độ, bà Tám nói chen vào hơi mỉa mai :" Dân cậu đó, nhà nghe nói ở khu cư xá lớn lắm gần ngã tư, cá thuờng không thèm đâu ". Ông chỉ hàng ve cá bên cạnh và cho biết đây là ổ cá mới hớt lên, chờ đá thử đặng chúa nhật đem đá ra quân. " Thứ bảy này đi tui đem đá thử, có gì để lại cậu một con mà có rẻ cũng hai ba trăm đó". Thấy tôi trố mắt như nghe tiếng "Tàu", ông Tám hỏi : " Đá cá độ bao giờ chưả Học đá cá đâu vậỷ" Tôi trả lời :" Dạ đọc trong sách của ông Vuơng hồng Sển?". " Sách chi vậy, bữa nào đem tao coi coi, mà sách thì học đuợc gì, muốn coi Chủ Nhật tao chở vô Chợ Lớn coi".
    Từ đó tôi say mê với những danh xưng của chủ những ổ cá nổi tiếng : Duơng Lâm, Nhật Trình (giao báo trong Chợ Lớn), Bẹc Giê (cá ông này răng sắc cắn như chó), Sáu Sâu (ông này tên Sâu, bàn tay có sáu ngón)... Đi học về là đạp xe lại nhà ông Tám, có khi ăn tối với ông luôn. Tôi học đuợc nhiều cái lạ, như cá đá chỉ một lần, xem tuớng cá biết cá nào cá cũ, cá mới sau khi đâu mỏ thì coi như hàm răng không còn sắc nữa chỉ để bán cho "con nít" chơi hay lấy giống, tôi biết ép cá lấy giống và sửa soạn cho cá truớc khi ra quân. Tôi hễ chập vào ai là say mê giảng giải, từ mẹ tôi cho đến chị nguời làm chẳng ai buồn nghe chỉ ậm ự mà tôi cứ nóị Vậy mà tôi cũng rủ đuợc mấy đứa nhà có tiền trong xóm đi mua mấy con cá nổi tiếng về đá, đá xong cho ông Tám ghép giống, ông ta rất hài lòng về tôị Có lần tôi khoe đỗ vào truờng công ông cuời khà khà chọc bà vợ " Nó chơi vậy mà học đâu sút gì, mai mốt tui gả con Thúy cho nó ". Bà Tám nguýt :" Ông nghèo mà ham, cái thằng con nít, thua con Thúy ba bốn tuổi, tuớng còn xấu hoắc". Tôi xấu thâ.t.
    Nhìn đàn cá con lấm chấm như những hạt mè đen trong hồ, đầu óc miên man tuởng tuợng, những con cá lớn lên vang lừng đấu truờng và tên tôi đuợc gắn chung với những đàn cá cự phách. Bố chúng nó đuợc chọn lựa cẩn thận, con cá của ổ chiến tuớng Duơng Lâm, ông Tám thuờng dặn là cá giống cha, gà giống mẹ, vì thế nên chọn cá bố cẩn thận; mẹ chúng nó cũng giòng dõi, ổ nổi tiếng chịu đòn, thân ngắn, hơi cục mịch, nhưng như vậy cáp độ mới dễ lợi phần xuơng. Tôi vớt nốt cá bố ra và thả vào hồ những hạt vụn lòng đỏ trứng cho cá con ăn. Thấm thoát đã sáu tháng, lũ cá lớn như thổi, tôi không còn đi vớt đủ lăng quăng nữa, phải chạy mua thêm, má tôi la trời :" Mày nuôi muỗi cho nó đốt chết cả nhà đấy hả?". Cá đá thuờng lệ sáu tháng là họ bắt đầu cho đá thử ổ, có ổ phát sớm, có ổ muộn, nhưng tôi quyết định sáu tháng mới cho cá rời ổ và qua :" Trung tâm huấn luyện " 1 tháng ruỡi đến hai tháng sau mới cho thử ổ. Trung tâm huấn luyện là những lỗ tôi đào trong vuờn sâu độ ba tấc, đuờng kính độ bằng cái cốc uống nuớc. Tại sao phải sâu như thế ? thứ nhất là để tập cho con cá dài hơi, nhịn thở lâu duới sâu đuợc, mai mốt có đâu mỏ khi đấu kéo nhau xuống đáy ve thì cũng không bị ngộp, thứ nhì duới sâu áp suất cao, làm con cá gọn gàng và rắn chắc hơn và khi nắng chiếu cá có bóng mát để trú khi lặn duới sâu, tôi cũng không quên, vo một cục đất sét lớn thả duới đáy cho cá trốn nắng và khi lặn vảy nó cọ xát sẽ trở nên rắn chắc, phía trên thả một một cây bèo Nhật bản nhỏ và đậy tấm luới muỗi phòng ngừa cá nhảỵ Hàng ngày tôi nuôi bằng lăng quăng loại còn nhỏ, và ném một miếng lòng đỏ trứng luộc trộn với rau nghiền, coi như đồ tẩm bổ và là đồ ăn chìm buộc con cá phải ăn duới đáỵ Tôi đào tám lỗ như thế (tin dị đoan, bát hơi đọc hơi giống chữ phát, số may mắn) mỗi lỗ một con.
    Đuợc biết ông Tám có ổ cá sắp ra quân, còn tám con tôi huấn luyện cũng gần hai tháng rồi, tôi sửa soạn năm ve miệng rộng đựng nuớc mưa trong vắt, vớt năm con lên thả vào, lấy giấy ngăn lại, thả vào mỗi ve một ít lăng quăng, chỉ trừ ve con Hoàng Trung tôi thả hai con thôi, vì chiều mai con đó tôi đem nó đá thử ổ, phải không no mới đá đuơ.c. Sau hai tiếng, tôi bắt đầu thỉnh thoảng rút giấy ra; sau mấy tháng cô đơn mấy hổ tuớng của tôi chẳng cần biết anh em gì nữa, chỉ còn lãnh thổ thôi, phùng mang, duơng vây luợn lờ sẵn sàng lâm trận, tôi chặn miếng giấy lạị
    Buộc bao ni lông nuớc đựng con Hoàng Trung vào tay lái chiếc xe đạp, tôi gò cổ đạp xe lại nhà ông Tám, đến nơi ông cũng vừa chạy xe về. Ông cuời :" sớm vậy, bộ vợ đẻ saỏ?, bỏ cá vô cái keo tao để sẵn góc kia kìa cho nó nghỉ mệt một chút (ông lúc này thân mật mày tao với tôi)". Tôi mở bao thả cá vàọ nôn nóng ngồi chờ. Ông Tám thong thả vô nhà cởi áo, thay cái quần đùi ra ngồi canh ve cá tôi ngắm nghía :" Thằng này nuôi cá tới dữ, cho nó nhịn ăn chưả?". Độ nửa tiếng sau khi uống xong ly trà ông sai con Thúy bưng ra thau nuớc, xong ông nói tôi đổ cá vào, ông ta chọn ra mấy ve cá mới đem lại gần ngắm nghía, ông nói chắc con này vừa, ông đổ cá ông vào trong chậu, lấy cái vợt ngăn hai con lại để cáp. " con này nhỏ nhứt của tao mà nó hơn cá mày chút ngang, cá mày thì dài đuôi hơn xíu, cáp vậy hơi lấn cá mày, nhưng thây kệ thử mà, mai đem đá, mày nhỏ nguời ta cho mày lấn chút dễ đá hơn, miễn cá đá hay là đuợc, chịu chưả" Tôi khẽ gật đầụ Thế là hai con cá đuợc đem thả vào một ve mới, tim tôi đập thình thình. Vừa vào cá tôi đang luợn lờ thì con cá ông Tám đâm đến định phập, con Hoàng Trung đã lách khỏi và ép sát vào con cá ông Tám; đâu ngờ đó chỉ là hư chiêu, con cá Tím ông Tám liền dùng đuôi đẩy cá tôi và quay ngoắt đầu lại mổ thật mạnh, ác thật, nó không mổ vào mang là chỗ cứng cáp mà quay hẳn mổ vào bụng, cú mổ thật ác liệt, nuớc văng tung toé, sủi cả bọt; bị vố quá đau con HT nghiêng cả nguời, bơi hơi mất thăng bằng, không bỏ lỡ cơ hội cú mổ thứ hai tiếp theọ Ông Tám kêu lên :" ai da, con này cắn độc dữ, cá mày chậm quá, không chừng tức bụng bỏ chạy bây giờ ", tôi xanh mặt, ngực hơi nă.ng. Duờng như biết để tình trạng này lâu sẽ tiêu, con cá tôi guợng quay lại thì cú mổ thứ ba cũng lao đến cắn đúng mồm con cá tôi; hai con ghìm, kéo nhau xuống đáy ve, đuợc một lát cá tôi có lẽ đuối sức, hơi dẫy dụa, hai con nhả nhau ra, con kia bơi lên lấy hơi, cá tôi lợi dụng lên theo mổ ngay vào đuôi cắn rách một miếng; như làm con kia quạu thêm nó quay lại đợp thêm một phát mạnh từ trên xuống làm con HT chúi mũi, quay đầụ Tim tôi đập thót một cái, không lẽ nó bỏ chạỷ Thở phào, con cá tôi chỉ quay đầu lấy thăng bằng, nó đeo theo mang con kia mổ vào mang, nhẹ nhàng quá. "Ah”, ông Tám la lên, “răng bén dư ”õ ", con Hoàng Trung phun trong mồm ra một đống vảy, như bắt đầu ngửi mùi sát khí, con cá tôi mổ thêm vài cái nữa, phút chốc ngoài mang con kia lộ một lỗ trắng. Như không hề gì, con cá ông Tám quay lại tiếp tục mổ những cú dậy sóng, cá tôi xiểng niểng. " Tiếp tục như vầy chắc cá mày chạy sớm". Con Thúy ghé đầu vào, " tội con cá ảnh quá", tôi nghe như tội tôi quá, ngực hơi nặng, nuớc mắt như muốn chảy rạ Bỗng nhiên tôi thấy cá ông Tám duờng như quờ quạng, dán mắt vào keo tôi nhìn và la lên :" cá bác bị trúng mắt rồi", mắt con kia như kéo màng và trở nên quờ quạng và chậm chạp hẳn, tuy thế sức lực nó không kém xuống bao nhiêu, thỉnh thoảng vẫn quay đầu cắn vào bụng cá tôi những cú đau điếng hoặc xoay qua bên mắt sáng định vị rồi mới mổ mạnh xuống. Cá tôi một phần vì thói quen đeo cánh trái, một phần như cảm thấy đó là phần an toàn nên cứ nhè bên trái con cá tím của ông Tám mà cắn. Hàm răng con HT sắc bén lạ thuờng, mỗi lần cắn là một lần phun vảy, đuợc một lát nơi mang con Tím nát bấy và một dòng máu phun ra như một sợi chỉ đỏ buộc vào mang phất phới trong nuớc. Dần dần con tím bớt mổ hẳn, mà cá tôi cũng quá đau vì bị nhiều cú vào bụng nên bắt đầu bơi nghiêng và gần như không cắn nữạ Cuộc chiến kéo dài gần một tiếng, cá tôi như bất động nằm nổi nghiêng trên keo, cá ông Tám thỉnh thoảng còn mổ đuơ.c. Ông Tám nói với tôi :" con cá mày đá chịu đòn thấy thuơng hết sức, vậy mà cũng không thèm chạy, dám chịu đòn tới chết quá" . Luật đá cá nếu một con đụng vài lần mà con kia không nhúc nhíc thì nguời ta bắt đầu đếm, nhưng con HT thỉnh thoảng vẫn bơi theo nhưng họa hoằn mới cắn một miếng yếu ớt, lúc này máu ở con kia chỉ còn hơi thấm ra ngoài mang, mỗi lần bị cắn nó trả đũa loi cho cá tôi một Thiếu Lâm quyền làm con Hoàng Trung nguời lao chao, lật qua lạị Chờ độ muời phút ông Tám nói :" Cá mày ghê gớm thiệt, nếu ngoài truờng làm tao suy nghĩ chứ chẳng chơi cắn thì không còn sức, coi như cầm chắc cái thua, chạy không chạy, cá tao mà bỗng nhiên đốc chứng bỏ chạy là cá nuớc nguơ.c. Chắc cũng phải dàn xếp ăn ba hoặc ăn năm thôi" Để mặc hai con cá, ông tám sai con Thúy đi mua chai bia và nuớng cặp lạp xuởng Long An mà dì nó mới duới quê lên đem tă.ng. Con Thúy lại hỏi :" Ba dzậy cá ảnh có ra truờng đuợc chưa bả", ông Tám uống một hơi nửa ly bia con cọp loại chùm nho, đưa đũa mời tôi phá mồi, đoạn ông gắp một miếng lạp xuởng đưa lên nhấm nháp, với tay lấy xị đế để trong chai xá xị rót ra ly hạt mít đưa lên miệng khà một cáị Tôi hồi hộp chờ đợi, ông Tám chậm rãi nói :" Đuợc quá chớ, răng bén, chịu đòn hay, nó mà cáp bằng con tao, chưa chắc quyền phật thủ của con tao làm nó xính vính như vậy; kỳ này thằng con nít mang cá ra truờng lần đầu, cáp độ hay thế nào cũng có nguời cho hơn. Mà mày không hỏi cá tao mắc mớ gì hỏi cá nó?" Bà Tám đang ngồi vo gạo la :" Thúy, mày ra nhà sau dọn dẹp, mới bây lớn đã học binh trai ", con Thúy dạ một tiếng rồi nói với theo :" Dzậy mai ba cáp dùm anh há ba ". Tôi âm thầm cảm kích con Thúy . Năm nay con Thúy muời lăm, nó trổ mã đẹp hết sức (mẹ nó nói thế), nhân dịp dì tôi bên Tây qua chơi mang theo một số kẹp tóc của tây ( bà có tiệm uốn tóc ở vùng khu Paris 7èm), tôi lại bên dì ngắm nghía và lắp bắp xin một cái kẹp tóc. Dì tôi nháy mắt gật đầu quay sang nói với mẹ tôi :" Chị à, em nghe thằng này, mới muời một muời hai tuổi đầu đã lông nhông đi nuôi gà, nuôi cá đá độ rồi, chắc nó mai mốt thành đãng tử quá chị nhỉ?" Mẹ tôi chép miệng :" Bạn bố nó cũng nói thế, đuợc cái nó học vẫn còn đuợc nên còn đuợc thả lỏng như vậy, đãng tử gì, ma cà bông thì có". Tôi chộp lấy một cái kẹp chạy vội đến nhà ông Tám. Chờ lúc con Thúy dọn cơm, tôi đưa kẹp tóc cho ông Tám lúng búng :" Dì con bên Tây qua cho ... chị Thúy", ông liếc mắt nhìn :" Đẹp dữ " rồi hất hàm như ra hiệu cho con Thúy nhận đị Con Thúy sung suớng, cầm cái kẹp tóc con buớm vàng lóng lánh, mỏng tanh rất tinh xảo và có nhận vài hột xanh, đỏ trắng nổi bật ( thằng này tinh mắt, sau này dì tôi nói thế khi biết tôi chộp cái kẹp đó). Bà Tám buớc nhanh lại :" Đưa đây, bây lớn bày đặt quà cáp, muốn con nhỏ hư saỏ". Con Thúy ngẩn nguời gần muốn khóc, tôi thấy như gì đè lên ngực vì bất nhẫn, nuớc mắt như muốn tràn rạ Ông Tám nói : " Nít nhỏ mà bà, Dì nó cho chớ có phải nó đâủ". Bà Tám gay gắt :" Muốn cho gì cũng phải xin phép tôi, dì nó sao biết con Thúy mà chọ" Ông Tám hơi đuối lý nên lớn tiếng gay gắt lấn át:" Tui nói bà đưa cho nó, tui nhận rồi; con gái một tay giúp bà bán cái sạp cá, có mình nó đó bà ăn hiếp nó đi, mai mốt nó lấy chồng rồi bà ở đó mà ăn hiếp, chồng nó ăn hiếp nó rồi ở đó bà có lo cho nó nổi không?" Bà Tám quăng cái kẹp tóc khóc ấm ức " ông dạy con mất nết mà ". Con Thúy cầm vội chạy ra nhà saụ Ông Tám nói với tôi :" Mai mốt có gì đưa bả, bả không lấy thì thôi, phiền quá đi ". Trở lại chuyện mấy con cá. Tối đó tôi về, trong lúc ngồi học mà đầu óc đâu đâu, tôi quăng sách, thây kệ tối thứ bảỵ Anh tôi mới về phép, đang ngồi chọn bài cho đăng báo, ông đứng lên hỏi tôi : " Tao ra quán Gió ngồi, đi không?" Ngồi nhấp ly cà phê đen đá, đầu óc nghĩ đến trận thư hùng ngày maị ngồi đâu cũng thế.
    Sáng sớm tôi cùng ông Tám ra quán cà phê đầu ngõ uống cà phê bí tất, ông thong thả húp từng muỗng nhỏ cà phê, còn tôi gọi ly cà phê sữa nóng, một cái bánh bao, nhìn cô ngồi quày dáng mập mạp đang õng ẹo , "bị" mấy ông cảnh sát trẻ chọc ghẹo, chợt nghĩ đến cô Chín lùn bán đậu đỏ truờng tôị
    Tất cả đã sắp sẵn, ngồi trên chiếc xích lô máy, chân kẹp cái thùng đựng cá cùng mấy keo nuớc mưa, tôi đem hai con Triệu Vân và Mã Siêu đi, phần ông Tám đem năm con, ông Tám khen :" Thằng này khôn, mang hai con cùng màu đi, lần sau mang con khác màu, khác dáng bọn nó tuởng ổ khác, ép cá khác màu chỉ có vậy ", ông Tám đạp máy xe rồi leo lên chực chỉ Chợ Lớn, con Thúy đang sắp mấy thùng cá sửa soạn đem đi bán, nó ngẩng đầu nhìn tôi như mỉm cuời, nó nhẹ hất mái tóc dài, trên có kẹp cái nơ con buớm, tôi có một giấc mơ.
    Nghĩ đến những giấc mơ thời ấu thơ, nghĩ đến tình yêu duy nhất đang bám víu tôi thấy nghèn nghẹn, hình như tôi muốn khóc, hình như không ai nhận đãng tử hồi đầu .
     
  2. devilngo

    devilngo Active Member

    bài viét hay quá....còn tiếp k bạn???mình đang theo gdỏi đọc mà hết rùi...tiếc quá...giọng văn của người viết mộc mạc...giản dị rất hay..!
     
  3. dthong

    dthong Moderator

    truyện đến đây có lẽ đã kết thúc, tác giả chỉ cho biết thêm phần sau là về sau anh có bắt liên lạc với gia đình ông Tám sau hơn 30 năm và biết được cô Thúy vẫn còn giữ cái nơ con bướm đó .
     
  4. khanh79

    khanh79 Active Member

    tuyện hay quá, tình cảm nữa:eek: đọc xong càng khoái nuôi cá đá :p tks
     
  5. devilngo

    devilngo Active Member

    vay cuoc tinh gua 2 ng k thanh` ha ban??ten cua tua truyện này là gì vậy ban???
     
  6. dthong

    dthong Moderator

  7. kien_remember

    kien_remember Active Member

    Ko biết a e nghĩ sao ??? Đọc bài này của a Dthong mình cũng thấy nao nao . Nhớ cái thủa nào chờ các bác chạy xe qua đầu làng Nghi Tàm là lao theo chạy bám vào xe ... do sợ tụi trẻ dân làng trấn lột mất con cá yêu , mà mình bao công lao soi mói từng keo từng lọ 1 ......
    ........Nhớ 1 thời ...........
    thank a dthong đã có 1 bài post rất hay & đầy kỷ niệm
     
  8. devilngo

    devilngo Active Member

  9. papyrus

    papyrus Active Member

    Thanks a, bài viết a sưu tầm quá hay, nhớ tới hồi nhỏ e cũng giống vậy ... ^^!
     
  10. Red

    Red Active Member

    hay wá thank anh dthong nhìu nhìu:D
     
  11. nguyenhung87

    nguyenhung87 Active Member

    hay wa .nhớ hùi nhỏ kũng như vậy.nhưng ko quan tâm tới nhỏ con chú bán cá .jo thì muộn rồi .nhỏ giờ ko khác Mai Phương Thúy .hic .uổng wa .tất cả tại bọn cá chọi
     
  12. devilngo

    devilngo Active Member

    kakaka bạn nói chí phải...^^
     
  13. nguyenhung87

    nguyenhung87 Active Member

    đọc 2 lần rồi em vẫn thấy hay .em như tìm lại được tuổi thơ .cám ơn bác dthong nha.
     
  14. vsnhan

    vsnhan New Member

    Hay thiet , thanks a vì bài viết quá tuyệt :)
     
  15. haKchui

    haKchui Active Member

    bài trích thật thú vị, tks nhìu lắm ;)
     
  16. ramses1998

    ramses1998 Active Member

    Hay! Em cũng là tín đồ văn học. E thik những cái kết lỡ dỡ nhưng để lại cho ng đọc ấn tượng sâu sắc và cảm xúc mạnh mẽ như vậy!
     

Chia sẻ trang này