mình cấy trùn cỏ đuợc 2 tuần,đến tuần sau thì không còn 1 con.Mình có cho thêm xalach mỗi khi xalach phân hủy hết và thêm nuớc(khử Clo). Cho mình hỏi tại sao trùn cỏ chết và cách giữ trùn cỏ lâu
mới cấy lại bầy trủn cỏ.Nhưng sợ lại chết hêt'(không để ý cho cá ăn thì die hêt) ae nao cho em biện pháp khắc phục cái
mình nghĩ chắc là do nước mà bạn nói khử Clo chưa khử hết Clo hoàn toàn nên mới bị vậy,bạn nên kiểm tra lại xem.
nuớc chưa khử clo hoặc trong nước có muối do nhiệt độ qá cao hoặc qá thấp thiếu ánh sáng hoặc nuớc bị dơ
-hì tốt nhất anh nên lấy 1 cái hủ để giữ 1 ít giống trùn cỏ. -thùng sơn 5l thì 2 ngày 3 lá = bàn tay, anh cứ thấy hết xà lách là vò nát bỏ vào. -nếu anh thấy có quá nhiều cặn thì xài cái lưới lóc bobo đổ nước ra thùng khác lọc cặn rồi cho ăn bình thường. -tốt nhất để nơi có cường độ chiếu sáng mạnh.tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thùng nuôi. -che đậy kín thùng nuôi trùn cỏ = lưới mùng ko thì lăng quăng vào chén sạch xà lách lẫn trùn cỏ. đó là những kinh nghiệm em học được từ anh Thành (cedric) và ứng dụng rất hiệu quả
Gửi ban, Xin hỏi bạn có thấy trùng cỏ không? mà bạn bảo chết hết. Theo mình biết trùng cỏ phải nhìn trên kính hiển vi với độ phóng đại tối thiểu 100 lần, chứ nếu nhìn bằng mắt thường mà bạn bảo có trùng cỏ, hoặc trùng cỏ chết hết là không chính xác. Thân gửi bạn vinabetta
sắp cãi lộn rồi đây Anh N2D có thể nói rõ hơn đc ko em cũng ấp trùng cỏ nhưng chẳng biết kết quả thế nào em cứ căn ngày rồi múc cho cá ăn thôi nhưng cũng chẳng rõ đã có trùng cả chưa nữa.Đc cái cá con em cho ân thêm thức ăn tổng hợp nên ko phân biệt đc
Ban nen nuoi trung co trong hu nhua trong, khi ban dat hu trung co truoc nguon sang bat ky se thay duoc chung( xuat hien hien nhu Dam May ngay duoi mieng Xa Lach dang phan huy). Tot nhat ban nen nuoi trung co bang Nuoc Gieng hoac Nuoc Mua. Chuc Ban Thanh Cong.
Gì mà cãi lộn ? Mình nói thật mà ! Không cần nhìn qua hũ nhựa trong ! Trùng cỏ của bác cedric to gần bằng artemia, chỉ với ánh sáng đèn huỳnh quang nhìn vô xô trùng cũng thấy được chúng đang di chuyển :notworthy:
Chào các bạn, Mình thì không biết TRÙNG CỎ của các bạn là loại nào, mình chỉ biết một loại là khoa học đã nghiên cứu được mà thui. 1.Mẫu vật và kĩ thuật nghiên cứu Trung cỏ sống phổ biến trong các thuỷ vực nước ngọt, đặc biệt là ở những nơi tù hãm, bẩn và có nhiều thực vật thuỷ sinh. Có thể thu thập Trùng cỏ trong các môi trường tự nhiên hay cũng có thể nhân nuôi trong phòng thí nghiệm bằng cách lấy nước ở các thỷ vực có Trùng cỏ (ao, hồ) cho vào một lọ thuỷ tinh rộng miệng có đựng rơm rạ, cỏ tươi hay khô cắt thàn đoạn. Trùng cỏ và các loại trùng tiêm mao khác sẽ dần dần phát triển sau một số ngày. - Quan sát cấu tạo của cơ thể và các hoạt động sống (chuyển vận, bắt mồi) bằng cách tiến hành trên tiêu bản sống dưới vật kính nhỏ (8x,10x) vật kính hiển vi. - Để có thể quan sát được một cách chi tiết, cần phải quan sát Trùng cỏ ở các vật kính (20x hay 40x) như đoạn phim này. 2. Quan sát cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể Nhỏ một giọt nước trong lọ nuôi lên trên lam kính và đậy lamen lên. Quan sát dưới vật kính nhỏ (10x). trùng cỏ có kích thước khá lớn, dài khoảng 100-300 µm và có hình đế dày thuôn nhỏ về phía trước, hơi phình to ở phía sau và lõm vào ở phía giữa làm con vật mất đối xứng (Đoạn phim). Hình dạng cơ thể Trùng cỏ tương đối cố định do có màng phim bao bọc xung quanh. Do tính đàn hồi của màng phim mà con vật có thể tạm thời thay đổi hình dạng chút ít khi tránh các chướng ngại vật trong lúc chuyển vận. 3. Quan sát sự chuyển vận P. Caudatum chuyển vận bằng tiêm mao. Tiêm mao là một lớp lông ngắn bao bọc trên toàn bộ bề mặt cơ thể. Khi chuyển vận, các tiêm mao hoạt động không đồng đều, mà kế tiếp nhau, tạo nên các làn sóng làm cho con vật vừa tiến lên phía trước, vừa quay quanh trục dọc của cơ thể một cách nhịp nhàng. Nếu quan sát ở vật kính lớn hơn ( 20x, 40x), khép bớt ánh sáng của hiển vi trường và nhấp nháy ốc vi cấp sẽ quan sát được rõ hơn cấu tạo và phân bố của tiêm máo trên cơ thể. Tiêm mao quanh vết lõm ở phía bụng con vật ( bào khẩu và tiếp theo là bào hầu) có xu hướng liên kết lại thành màng để tăng hiệu quả bắt mồi. Tiêm mao vùng đuôi dài hơn dùng để lái. 4. Quan sát hoạt động bắt mồi và tiêu hoá Thêm vào tiêu bản một giọt nhỏ dung dịch màu như để trung tính, đỏ côngô hay cacmin, có thể thấy rõ cấu tạo và hoạt động của cơ quan tử tiêu hoá. Rãnh miệng là một vết lõm lớn nằm ở phía bụng con vật. Rãnh miệng thu hẹp lại thành bào khẩu rồi bào hầu. Bào hầu có dạng ống dài với các mạng toêm mao phái trong và cuối cùng là thực quản. Khi mạng tiêm mao này hoạt động sẽ tạo nên một dòng nước kéo theo thức ăn vào cơ thể. Từ đáy thực quản, các không bào tiêu hoá chứa thức ăn được hình thành theo những khoảng thời gian nhất định và đuợc dòng nguyên sinh chất cuốn ra phía sau cơ thể, sau đó vòng về phía trước (tận cùng đầu trước), rồi lại vòng ra phía sau. Sau hai vòng chuyêể vận như vậy, không bào vỡ để thải các chất bã không tiêu hoá được ra ngoài tại một vị trí tương đối cố định nằm ở phía sau cơ thể, gọi là bào giang (phía sau bào hầu). bào giang chỉ thấy rõ khi con vật thải bã. trong cơ thể trùng cỏ có thể quan sát thấy một số không bào tiêu hoá (các túi tròn nằm trong phần nội chất) ở những giai đoạn tiêu hoá thức ăn khác nhau. 5. Quan sát hoạt động bài tiết và điều hoà áp suất thẩm thấu Trùng cỏ có hai không bào co bóp (không bào bài tiết) nằm cố định ở 1/3 phía trước và phía sau cơ thể. Mỗi không bào co bóp gồm một bầu chứa ở trung tâm và 7-10 rãnh phóng xạ ở xung quanh. Các rãnh phóng xạ và bầu chứa của hai không bào co bóp hoạt động xen kẽ với nhau rất nhịp nhàng. Các chất thải và nước thừa được đẩy vào bầu chứa làm bầu chứa phình lên, còn các rãnh phóng xạ thì xẹp xuống. khi bầu chứa co, các chất bên trong được thải ra ngoài qua lỗ bài tiết, thì các rãnh phóng xạ lại phình lên. 6. Quan sát bộ nhân Trên tiêu bản nhuộm sống bằng xanh metylen hay tiêu bản cố định, có thể quan sát thấy bộ nhân của Trùng cỏ gầm hai nhân nằm ở giữa phần nội chất. Nhân lớn hình hạt đậu là nhân dinh dưỡng, nhân nhỏ nằm cạnh vết lõm của nhân lớn là nhân sinh sản. 7. Quan sát hiện tượng tự vệ Cơ quan tử bào vệ của trùng cỏ là các bào quan chích có dạng hình thoi, nằm vuông góc với mặt màng phim, thông ra ngoài qua một lỗ nhỏ trên mặt màng phim. Bên trong các bao chích là chất lỏng. Khi bị kích thích (cơ học hay hoá học) từ phía ngoài, bao chích bóp để chất lỏng phọt ra thành tia và cứng lại trong môi trường nước, tạo thành một que chích dùng để tấn công hay tự vệ. Để thấy rõ phản ứng phóng que chích, cần thêm một giọt axit axetic loãng (2-5%) vào tiêu bản. Dưới sự kích thích của axit axetic, các que chích được phóng ra dầy dặc xung quanh cơ thể của trùng cỏ. - Trùng cỏ sinh sản bằng phương thức vô tính hay cắt đooi theo chiều ngang hay tiếp hợp. trên các tiêu bản sống có thể quan sát thấy các pha khác nhau cảu hai hình thức sinh sản này. Vậy bữa nào có dịp mấy bạn cho mình xin một it trung cỏ về NGÂM CỨU xem sao. Thân chào vinabetta
Trùng cỏ này quan sát được bằng mắt thường. Bạn thử liên hệ với bác vnreddevil hoặc cedric xin ít trùng cỏ giống về ươm thử.
vinabetta: hì anh xem theo tài liệu hoàn toàn chính xác nhưng anh xem kĩ rằng các nhà nghiên cứu phóng to lên 10-20 lần để quan sát một cách tổng quát và rõ nét để nghiên cứu về đời sống, quá trình sinh sản của trùng cỏ ... còn chúng ta chỉ nên thấy trùng cỏ để biết sự có mặt của chúng nên chỉ cần thấy nó là ok, cho cá con ăn. hì. em nói vậy đã đúng ý anh em chưa .có gì sai cho em xin lỗi thank for read
em đ1inh chính hộ, người ta nhìn thấy toàn bộ các bộ phận của con trùng cỏ khi phóng đại kính hv 100 lần...hết
hiihi ^^ trùn cõ cũa em có thể nhìn thấy đc bằng mắt thường. ko cần ánh sáng nhìu cũng htya61 . nó li ti như dãi ngân hà , nhìn rất dễ . còn 1 hũ nuôi trùng cỏ nữa nhìn rất bự . có thễ thấy nó búng búng rất nhanh . bư6 = cái miệng cũa betta trững thành heheh -KeV._