Thức ăn của cá chọi Cá chọi là động vật ăn tạp, chúng thích an giun nước, rong rêu, và các thức ăn tự nhiên phong phú về số lượng và chủng loại như cá nhỏ, thân giáp thủy sinh... Trong bể nước, với nguồn nước dùng nhất định, nhất là nước máy, gần như cá không có nguồn thức ăn tự nhiên. Muốn tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh trưởng bình thường, người ta đã nghiên cứu chế tạo nhiều loại thức ăn nhân tạo khác nhau cho từng loại cá. Nhiều dạng thức ăn chế biến khác nhau như thức ăn cắt lát, thức ăn lỏng, nén, dạng bánh, bột hay miếng đông lạnh. Thức ăn nhiều chủng loại không chỉ đáp ứng nhu cầu khác nhau cho từng loại cá, nó còn giúp cho cá trưởng thành trong suốt quá trình sống từ khi là cá bột (mới nở) đến khi có thể ăn mồi lớn, sinh sản, nhân giống… Dù cố gắng đến bao nhiêu, thức ăn nhân tạo cũng không thể hoàn toàn thay thế được thức ăn tự nhiên trong môi sinh cá ưa thích, nhiều khi nó đơn điệu, nhàm chán và để lại những hậu quả tai hại nếu dư thừa hoặc chế biến không đúng cách. Trong những tình huống như vậy, dựa vào thiên nhiên hoặc chủ động nuôi cấy, ta có thể chọn cho cá chọi thủy trần (hoặc hồng trần) bọ gậy, giun nước, thịt tôm cá rữa, cỏ rêu, bèo nước, rau, bột kê hoặc bột gạo để chăm sóc và nuôi dưỡng đàn cá được chủ động. 1. Nuôi dưỡng cá - thức ăn và hệ tiêu hóa của cá chọi - Mồm cá: Ở ngay trên đầu, thích hợp cho cá bơi lội trên mặt nước hay sục đầu xuống dưới ở bất kỳ góc độ nào nên rất tiện cho việc kiếm mồi. - Mang cá: Mang đồng thời là thực quản của cá. Khi cá bơi bắt mồi, mang làm chức năng như lá phổi của cơ quan hô hấp để cá thực hiện quá trình trao đổi dưỡng khí, thán khí qua động tác há ngậm mồm, cùng lúc những thức ăn nhỏ li ti vào mồm được giữ lại lọc qua mang cá nuốt xuống. - Họng, răng: cá chọi là loài ăn tạp nên răng và cuống họng rất phát triển giúp cá nhai xé thức ăn và thực hiện tiêu hóa ở giai đoạn đầu. - Ruột: Là cơ quan chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa. Nói chung thức ăn dạng thịt (nhiều đạm động vật) cá dễ hấp thụ hơn vì ruột cá ngắn, thức ăn dạng thực vật phải tồn đọng trong ruột lâu mới hoàn toàn tiêu được. Cá là loại ăn tạp nên thời gian tiêu hóa khác nhau. Ruột cá thường dài gấp 2 - 3 lần chiều dài cơ thể. Chủng loại khác nhau, thức ăn có khác nhau và chiều dài ruột cũng vậy. Những loại cá quý thường được chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận và chu đáo nên ruột thường ngắn hơn. 2. Thức ăn trong các giai đoạn phát triển a) Cá bột (cá mới nở) Vừa nở ra khỏi trứng, cá con dài từ 0,2 - 0,9cm. Khi đó, cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn. Hai ba ngày đầu, cá chưa đủ sức để bơi, nó chỉ quẩn quanh ở đám trứng hoặc nằm dưới đáy bể thở, ăn vi sinh vật hay những chất còn lại trong trứng. Hết ngày thứ ba, khi hệ tiêu hóa hoàn chỉnh, cá mới bơi đi tự kiếm ăn. b) Cá con Tiếp theo, khoảng 1tháng sau:Giai đoạn này cá ăn tạp, chính trong giai đoạn này nêu chọn cho cá thức ăn phù hợp với mật độ sinh trưởng và sực khỏe của cá, cá sẽ phát triển tốt. Thức ăn thích hợp với cá con là giun nước, hồng trần, bọ gậy nhỏ, rêu cỏ tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra, có thể lấy lòng đỏ trứng luộc chín cạo nhỏ cho cá ăn thêm. c) Cá trưởng thành Bao gồm cá có độ tuổi 3 đến 6 tháng: Thời kỳ này cần cho cá ăn tạp hơn, đó là những thức ăn sống động ngọ nguậy, các vi sinh thủy sinh trong nước, giun nước, bột gạo, hoặc thức ăn tự chế tạo. Nắm vững được đặc điểm từng loại cả thì việc giữ gìn thể chất cho cá ăn tạp không khó, chỉ cần chú ý: - Trong giai đoạn sinh trưởng, các giai đoạn phát triển sinh lý của cá khác nhau, các loài cá khác nhau có chế độ ăn khác nhau. Lúc đó, trong thành phần chất dinh dưỡng cần có thêm lòng trắng trứng không dưới 1/3 tổng lượng thức ăn. Với cá hai năm tuổi lượng lòng trắng trứng chiếm khoảng 13,5% trong thức ăn là được. Khi hệ sinh dục cá hoàn hảo, cá bắt đầu tới thời kỳ phát dục thì cho ăn lòng trắng ít đi. - Mùa đông tới, khi nhiệt độ tới xuống đến 20C, cá không ăn được nữa. Ở 10C cá ngủ, sống chủ yếu nhờ mỡ tích lũy từ trước, cá gầy đi. Mùa thu sang, chính vì lý do này, cần chú ý cho cá ăn tốt để chúng tích thêm chất dinh dưỡng, chuẩn bị chống đợt rét sắp tới trong giai đoạn ngủ đông. - Màu sắc tươi đẹp làm tăng giá trị của cá. Cần cho cá ăn tốt, cá khỏe màu sắc mới hấp dẫn. Khi bị bỏ đói, cá biến sắc, thiếu vitamin A cá vẫn khỏe, không gầy nhưng màu sắc kém. nguồn : www.cachoi.co.cc