Thụ tinh nhân tạo John Skinner & Louis Arrington - www.browneggblueegg.com Khi nào nên thụ tinh nhân tạo Các nhà lai tạo gà có thể rất thất vọng khi con gà đẹp nhất lại không thể sinh sản. Gà thường không sinh sản vì lý do nhút nhát, khiếm khuyết thể chất, thiếu hứng thú hay không thể thích nghi với bầy đàn. Dinh dưỡng không đầy đủ, tuổi con giống, điều kiện nuôi dưỡng, kỹ thuật thu hoạch trứng và bắt gà, và quy trình ấp cũng có thể ảnh hưởng đến việc sinh sản. Nếu gà không thể sinh sản dẫu mọi điều kiện đều phù hợp, thì thụ tinh nhân tạo (artificial insemination) có thể là câu trả lời. Kỹ thuật này tương đối đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều loài gia cầm và chim khác nhau, nhưng nó đòi hỏi quá trình thực hành và dụng cụ thích hợp. Dẫu vậy, nó không phải là giải pháp cho điều kiện nuôi dưỡng và sức khỏe kém, tật di truyền và những vấn đề khác; cũng như nó không thể ngăn chặn tình trạng bào thai chết sớm. Thụ tinh nhân tạo nghiêng về “kỹ năng” hơn là “khoa học”. Quy trình không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng cần kiến thức chung và sự am tường về cấu tạo cơ thể gà. Thành công phụ thuộc nhiều vào sự kiên nhẫn và kỹ năng thụ tinh. Các nhà lai tạo chim và thủy cầm (waterfowl) nên thực hành trước với một vài giống gia cầm phổ biến; gà tre Cornish là lựa chọn lý tưởng. Hình 1. Những dụng cụ đơn giản – chén thủy tinh, ống hút (medical dropper), xy-lanh 1 cc và ống thủy tinh – là tất cả những gì cần thiết cho việc thụ tinh gia cầm và những loài chim khác nếu có thêm một trợ lý. Dụng cụ cần thiết Dụng cụ dùng vào việc thụ tinh nhân tạo rất đơn giản. Hình 1 trình bày những dụng cụ thường dùng nhất khi thụ tinh cho một số lượng nhỏ gà. Những cơ sở thương mại có thể sử dụng các dụng cụ phức tạp hơn, bao gồm súng gieo tinh (injection gun), dụng cụ hút tinh (collection aspirator) và bình chứa tinh (semen container) ổn định nhiệt độ. Gà trống Để đạt kết quả tốt nhất, gà trống dùng để thụ tinh nhân tạo phải đạt các điều kiện sau: 1. Trưởng thành, mạnh khỏe và thể chất bình thường. 2. Trong giai đoạn động dục. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những giống hoạt động theo mùa. Kích thích bằng ánh sáng có thể được sử dụng để giả lập điều kiện mùa thích hợp. 3. Phải thuần thục, hay ít ra cũng không quá hoảng sợ trong điều kiện căng thẳng hay bị nắm giữ. 4. Không bị nhiễm ký sinh ngoài da. Một số ký sinh khu trú xung quanh khu vực huyệt, khiến bộ phận sinh dục đực khó phát hiện và làm gà bị đau. 5 Phải được nuôi cách ly, nhưng vẫn nhìn thấy gà mái. 6. Chuồng trại không được quá nóng hay biến đổi nhiệt độ đột ngột. Hình 2. Dụng cụ này giúp một người có thể lấy tinh gà trống và gieo cho gà mái. Gà trống được đặt lên trên chén để lấy tinh. Vòi trứng của gà mái được đặt lên ống thủy tinh vốn trước đó đã được nạp tinh. Người thực hành dùng chân đạp bóng cao su để đẩy tinh vào vòi trứng. Gà mái Để đạt kết quả tốt nhất, gà mái dùng để thụ tinh nhân tạo phải đạt các điều kiện sau: 1. Trong giai đoạn động dục, bằng không gà có thể bị thương. 2. Không có trứng đã có vỏ ở phần dưới của vòi trứng để tinh trùng có thể di chuyển một cách dễ dàng đến nơi thụ tinh với trứng. Hình 3. Lưu ý đến tay phải của người thực hành. Vùng màu trắng giữa ngón trỏ và ngón cái là tinh trùng do gà trống tiết ra. Quy trình lấy tinh gà trống Các chuyên gia đã phát triển hàng loạt cách giữ gà trống để lấy tinh. Các kỹ thuật có thể cần một hay hai người thực hiện. Phương pháp hai người dưới đây cho kết quả tốt và giúp gà không sợ hãi cũng như tổn thương. Tay trái luồn bên dưới lườn gà trống và đầu gà hướng vào bên trong người. Ngón tay nắm cẳng chân phải. Với gà trống lớn, để gà thoải mái, ngón tay nắm cẳng trái. Tay phải vỗ từ giữa lưng xuống đến đuôi, ngón tay trái xoa bóp dưới bụng. Sau nhiều cú vỗ mạnh, chuyển tay phải từ lưng qua huyệt (vent), dùng ngón cái và ngón trỏ day hai bên huyệt. Đồng thời, ngón tay trái bóp vào vùng bụng. Điều này thường kích thích bộ phận sinh dục khiến gà xuất tinh như ở hình 3. Một dòng dịch nhỏ như sữa chảy ra. Người phụ tá nên hứng tinh dịch bằng chén thủy tinh hay bất cứ dụng cụ nào có mép trơn láng. Trong một số trường hợp, đặc biệt ở vịt trời, bộ phận sinh dục không nhô hẳn ra ngoài. Việc lấy tinh vẫn thực hiện được, tuy nhiên, nó chảy lên một phần của bề mặt huyệt. Những điểm cần lưu ý • Kích thích và thu tinh trùng ngay sau khi bắt gà trống. Việc giữ gà trống, thậm chí dù đã quen người trong vài phút có thể ảnh hưởng đến việc lấy tinh. • Kết quả lấy tinh phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hành. • Lần thực hiện đầu tiên với gà trống “thiếu kinh nghiệm” có thể không thu được kết quả như ý. Một số con tiết cả phân và nước tiểu khi xuất tinh. Hãy cố gắng lấy tinh trùng nguyên chất; tinh nhiễm bẩn luôn cho kết quả xấu. Ngưng cho gà ăn uống từ 4-6 giờ trước khi lấy tinh để làm giảm khả năng ô nhiễm. • Lượng tinh trùng tiết ra tùy từng cá thể. Nếu lấy tinh thành công, hầu hết gà trống tiết từ 0.1 cc đến 0.44 cc. • Thời gian phục hồi tinh trùng tùy vào mỗi cá thể. Thông thường, bạn có thể tái thu hoạch sau từ 2 đến 4 ngày mà không hại gì đến gà. • Gieo tinh càng nhanh càng tốt. Tinh có thể lưu từ 2 đến 4 giờ mà không ảnh hưởng gì đến khả năng thụ tinh, hoặc có thể giữ lâu hơn trong điều kiện bảo quản. Đừng để tinh bị khô hoặc giữ trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của gà trống. Quy trình gieo tinh cho gà mái Khi ôm gà mái, nên nhớ gà mái rất nhạy cảm và phải được đối xử một cách nhẹ nhàng. Giữ và kích thích gà mái theo cách tương tự như gà trống. Khi người thực hiện day sau khi vỗ và xoa bóp, huyệt chuyển động và một vòi xuất hiện ở bên trái. Nó có thể hình tỏa tròn (rosette) hay một nếp hoặc kẽ da. Vòi này thể hiện ở hình 4, nó là đầu cuối của vòi trứng. Người phụ tá nên gieo tinh vào sâu từ 0.6 đến 2.5 cm tính từ đầu vòi bằng xy-lanh 1 cc, ống hút hay dụng cụ tương tự. Khi thụ tinh đơn lẻ - một trống cho một mái – hãy sử dụng toàn bộ tinh trùng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng chỉ cần một lượng tinh trùng cỡ 0.05 cc là đủ để cho kết quả tốt. Nới lỏng cơ thể gà mái ngay sau khi gieo tinh để ống dẫn trứng trở về vị trí bình thường, rút tinh trùng vào trong. Hình 4. Lưu ý vị trí của tay và đầu nhô ra của vòi trứng. Những điểm cần lưu ý • Chu kỳ gieo tinh hiệu quả phụ thuộc và từng cá thể. Tốt nhất nên gieo tinh thường xuyên, nhưng một khi một số trứng đã thụ tinh, gieo tinh một lần/tuần là đủ để duy trì sự thụ tinh. • Trứng thường được thụ tinh từ 48 đến 96 giờ sau khi gieo tinh và phát triển trong ba tuần tiếp sau đó. Tỷ lệ thụ tinh trong bầy gà bắt đầu giảm từ ngày thứ 5 và 6 và kéo dài đến ngày thứ 10. • Gà tây (turkey) duy trì thời gian thụ tinh dài hơn các loài gia cầm khác. Ngỗng thay đổi tùy vào từng cá thể. Khi nào áp dụng thụ thụ tinh nhân tạo 1. Để lai tạo những loài gia cầm hay chim có cấu trúc cơ thể đặc biệt, chẳng hạn thân quá rộng hay chân ngắn - những điều kiện cản trở việc thụ tinh một cách tự nhiên. Giống gà Cornish là một ví dụ về trường hợp này. 2. Lai tạo gà có quá nhiều lông mà bạn không muốn phải tỉa lông, chẳng hạn như giống gà tàu Cochin. 3. Lai tạo những cá thể bị chấn thương, chẳng hạn những con mà ngón chân bị băng hoại hay cánh, cẳng chân bị gãy… 4. Lai tạo gà trống lớn tuổi xương cốt không còn dẻo dai hoặc già yếu không đạp mái được. 5. Để khai thác chuồng trại được tốt hơn. Chẳng hạn, với phương pháp này bạn có thể nuôi một chuồng toàn gà mái và một chuồng toàn gà trống để tránh sự lai tạp lẫn lộn. Nhờ vậy bạn cũng có thể ghép những con gà trống không sử dụng vào chuồng thay vì phải nhốt riêng. 6. Để lai những cặp gà không tương thích. 7. Một con gà trống có thể thụ tinh cho nhiều con gà mái hơn là cách ghép tự nhiên. 8. Bạn có thể thụ tinh cho nhiều gà mái cùng lúc. Theo cách tự nhiên, một số gà mái phải chờ đợi trong nhiều ngày. 9. Phòng ngừa gà trống hành hạ gà mái. 10. Phòng ngừa gà trống bỏ bê một số gà mái, điều thường xảy ra nếu ghép cặp tự nhiên. ------------------------------------------------------------------------- Ghi chú (vnrd)
lúc trước mà xem dc video này chắc là giờ này mình sỡ hữu 1 bầy gà lì rồi. tiếc là trễ quá. gà mình bao lì, mà bị đâm trúng cần, ngã qua 1 bên kg đứng đc, ăn uống phải đúc thì làm sao đạp mái.
Chỉ nên áp dụng trong trường hợp gà bị đá mù hai mắt hoặc gãy cánh, gãy chân nhưng sức khoẻ vẫn còn tốt. Trường hợp nội thương như gà của bạn thì không nên cản nữa, vì chất lượng bầy con sẽ bị ảnh hưởng.
:dontknown:"Khi ôm gà mái, nên nhớ gà mái rất nhạy cảm và phải được đối xử một cách nhẹ nhàng" Chú không phải là gà làm sao biết nhạy hay không nhỉ.