Trong tự nhiên, cá lia thia sống gần gũi với thiên nhiên, cỏ cây, sỏi, đất, đá, cát, cây gỗ mục, v.v.. Vì vậy, tùy theo điều kiện cho phép, cần giả lập môi trường tự nhiên tối thiểu để chúng sống đúng theo bản năng và tập tính của mình. Lượng nước tối thiểu, thủy sinh, đất đá, khử trùng ,v.v.. cần phù hợp cho từng loài khác nhau. Ở đây tính theo kích thước khối hồ kính, đối với keo, lu, khạp sành, chậu sành,vv.. thì ước lượng lượng nước tương đương là được. Chú ý là, đây chỉ là lượng nước tối thiểu, nếu có điều kiện (đất rộng, tài chính dồi dào) thì lượng nước càng nhiều càng tốt. A. Nước : Nước giếng, nước mưa, nước sông, nước hồ, nước máy, v.v.. đều được. Cần chọn nguồn nước sạch, không ô nhiễm rác, hóa chất, sau đó khử trùng, nhả Clor trước khi cho vô hồ. - DxRxC = 13x13x25 cm (kích thước lọt lòng KTLL : 12x12 cm), mực nước cao 12-15 cm : dành cho lia thia hoang dã : Mahachai, Smaragdina, Imbellis, mang xanh, mang đỏ,v.v .. do kích thước chúng nhỏ, khoảng 4cm nên như thế là vừa đủ. Loài hoang dã nhát và thường nhảy ra ngoài nên cần chừa cao khoảng 10cm để tránh chúng nhảy ra. Lượng nước : 12 x 12 x 15 cm = 2.160 lit; hơn 2 lit nước, bằng 2 chai nước suối to loại 1 lit, quá đủ cho 1 chú lia thia bé bỏng. - DxRxC = 13x15x25 cm (KTLL : 12x14 cm) : dành cho betta thuần dưỡng thông dụng, kể cả đuôi dài. Betta thuần ít nhảy nên có thể tăng mực nước. Lượng nước : 12 x 14 x 15 cm = 2.520 lit - DxRxC = 13x18x25 cm (KTLL : 12x17 cm) : dành riêng cho Giant betta, dòng betta khổng lồ. Giant thường dài > 6 cm, nên hồ cần có một cạnh khá dài để chúng bơi được thẳng vây tý, không thôi chưa kịp mở hết vây thì đã phải thắng stop lại rồi. Lượng nước : 12 x 17 x 15 cm = 3.060 lit Chú ý : Với mọi loài betta, lia thia : mực nước nên >= 10 cm, thấp quá sẽ làm cá thấy bất an, lo sợ, bị stress, không phô diễn hết vẻ đẹp của chúng. Với mọi nguồn nước, cần cho vào một lượng ít nước mưa sạch, trong nước mưa có acid tác dụng tẩy trùng rất tốt, làm trong nước. Không nên hứng nước mưa từ mái nhà,mái tôn,v.v..mà phải dùng thau hứng trực tiếp từ trên trời rơi xuống, có thể căng bạt nhựa để hứng được nhiều, cũng nên đợi mưa khoảng 5 phút rồi mới hứng, nhằm loại bỏ bụi bẩn theo nước mưa rơi xuống. Có thể chứa nước mưa sạch trong lu để dùng quanh năm. Điều căn bản là : chỉ cho một lượng nước mưa ít vào hồ thôi, khoảng 1 chung uống rượu nhỏ là đủ, cho nhiều thì lợi bất cập hại, cá sau này sẽ quen nước mưa, khó sống trong môi trường nước khác (bẩn hơn nước mưa, nước mưa người ta còn hứng uống trực tiếp, ngon hơn nước suối nhiều). B. Thủy sinh : - Cây phát tài (còn gọi là cây trường sanh) : là loại sống cả trên cạn và dưới nước, dạng cây cắt cắm, nhổ cây con hoặc cây lớn đều được, nhớ là nhổ cả rễ, cây nhỏ cao khoảng 20-25 cm, cây lớn ta cắt ngang thân cách gốc cũng trong khoảng 20-25 cm( sao cho ngang độ cao trên của hồ nuôi, nhằm giữ cây được đứng thẳng), sau đó tỉa tót lá cho gọn, phần ngọn trên cây lớn sau khi cắt ra ta đem cắm trực tiếp vô chậu trồng kiểng, tưới nước mỗi ngày, khoảng 10 ngày sau nó sẽ mọc rễ từ các đốt trên thân, lúc đó sẽ cho vào hồ ( cũng có thể cho vào hồ ngay sau khi cắt ngang, nhưng quá trình ra rễ sẽ lâu hơn). Cây có tác dụng lọc cặn, nitrat, amoniac, chất thải vô cơ, hữu cơ, làm mát hồ, mát nước, cá thường làm tổ quanh quẩn thân cây, cọ rửa mình mẩy. - Mã đề nước ( thủy cúc hoang, không phải loại thủy cúc bán ở các tiệm thủy sinh) : nhổ cả bụi nhỏ, cao khoảng 20-25 cm, rửa kỹ, khử trùng bằng nước muối, bensol rồi cho vào hồ. Mã đề nước và các loại trầu bà rất tốt cho cá betta. - Các loại trầu bà, rau muống bò (rau muống đỏ, bò lan trên mặt nước), cỏ thằn lằn - Bèo Nhật, bèo tai chuột nhỏ, bèo tai tượng, bèo cám, rong đuôi chồn - Các loại rêu : Java moss, Xmas moss Tất cả thủy sinh, nhớ là phải rửa kỹ, khử trùng xong mới cho vào hồ, di chuyển từ hồ này qua hồ khác cũng vậy. Với các hồ ,lu, keo nhỏ, có lẽ chỉ xài được một vài loại thủy sinh thôi, vì hạn chế về cả thể tích nước và diện tích mặt nước.Các loại rậm rạp hoặc cao qua, lớn quá sẽ chiếm không gian bơi lội của cá. C. Đất, sỏi, đá, cát, lũa gỗ : - Chọn loại đất thịt sạch, đất sét, đất sét pha đất thịt, không lẫn rơm rác, nylon, giấy, nhựa, cặn bã, hóa chất,.v.v.. nên ra đồng ruộng, bờ sông nước trong sạch, không bị đen, ô nhiễm để lấy đất, đào sâu xuống mé ruộng,mé sông khoảng 3 tấc rồi lựa chọn đất. Có thể ra tiệm cây cá cảnh kiếm cũng có. Sỏi, đá nhỏ, lũa gỗ nhỏ thì dễ kiếm hơn, ra mấy tiệm cá cảnh là o.k, tuy nhiên nên chọn sỏi đá tự nhiên, không phải loại sơn xanh, đỏ, vàng có hại cho betta vì chứa hóa chất sơn kim loại nặng. Cát xây dựng bình thường, loại bỏ rác bẩn lẫn trong cát. D. Phụ kiện + Chất khử trùng, dưỡng cá : - Cốc sành, cốc đất nung, chén sành nhỏ, lớn, v.v.. (lưu ý là phải từ đất nung mà ra, tránh làm bằng nhựa, inox, v.v..), cốc, ly thủy tinh cũng được. Chọn loại có bề mặt càng lớn càng tốt - Dây buộc, đũa tre, băng keo Tránh dùng vật liệu vải, nhựa, kẽm, inox, tiếp xúc với nước trong hồ.. vì chúng có thể là nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp gây bệnh. - Thuốc xanh sulfat đồng, bensol, muối, Tetra, lá bàng khô, lá chuối khô cắt miếng nhỏ, lá ổi khô. * Sau khi có đủ các thứ, bây giờ là khâu quan trọng : thu nhỏ thiên nhiên cho chú betta iu quý : Dàn dựng đại diện cho hồ kính DxRxC = 13x18x25 cm : hồ dành cho Giant betta 1. Rửa, xúc sạch hồ bằng nước muối pha loãng. 2. Cho nước sạch vào, mực nước cao 12-14 cm (do sau đó ta còn cho vào hồ nhiều thứ khác nên mực nước sẽ dâng cao hơn), có thể cho nước vào sau cũng được 3. Cho đất + cát vào cốc, ly ; cắm cây trường sanh, mã đề nước, trầu bà vào, sau đó đặt vào vị trí đã chọn trong hồ. Có thể dùng dây, đũa tre, băng keo cố định vị trí cây, tránh nghiêng lệch 4. Cho sỏi, đá, cuội nhỏ, lũa nhỏ vào hồ (tối đa mỗi thứ 1-2 viên thôi) 5. Nếu chưa làm bước 2. thì bây giờ cho nước vào, đổ nhẹ tay, tránh xô lệch các thứ. 6. Thả rêu, rong, bèo ưa thích 7. Cho vào ít muối + lá bàng( lá ổi, miếng nhỏ lá chuối cũng được), nên cho thẳng vào hồ nhằm làm chổ trú ẩn, ngủ nghỉ cho cá luôn. 8. Cho nước mưa vào, canh chỉnh mực nước mong muốn 9. Thả chú betta vào Như vậy : trong cái hồ mini nano của bạn, có gần đủ các thứ ngoài tự nhiên cho betta : cỏ cây, rong, bèo, đất, cát, sỏi, đá, kháng khuẩn, vi sinh có ích, v.v.. Để khoảng 2 ngày mọi thứ đâu vào đó rồi, nhìn nước trong đẹp, đầy đủ mọi thứ, ngay cả bạn cũng muốn vô đó ở luôn chứ đừng nói là chú betta iu quý của bạn. Trên là các bước dành cho các bạn không có thời gian, điều kiện để thường xuyên chăm sóc chú betta, vì khi thay nước hay hút cặn bã đều dễ dàng; chỉ cần lấy mấy cái cốc, chén ra là ôm cả hồ đi xúc rửa cũng đươc. Còn như rảnh rỗi nhiều, có điều kiện hơn thì ở bước 3. không cần cốc,chén gì cả mà cho cát, đất,sỏi,đá,lũa vào thẳng đáy hồ thành một lớp, có thể cao thấp trập trùng đồi núi này nọ tùy ý, cắm cây, rong thẳng xuống cái nền mini luôn, trong càng thiên nhiên hơn. Trong mọi trường hợp, cần lưu ý rằng : phải dành không gian tối đa cho betta, các thứ khác nên ở mức tối thiểu để cá không thấy bị cản trở, có đầy đủ oxy, mặt nước nên trống hơn 1/2 diện tích để cá lên ngóp hơi và oxy khuếch tán tốt vào nước. Theo thời gian, bạn phải thay cát, đất, cắt tỉa cây, rong, bèo, thêm nước, v.v.. đó là chuyện đương nhiên, ngồi ngắm betta trong lãnh thổ của chú ta, vừa ngắm cái hồ thủy sinh mini, bạn sẽ thấy thư giãn hơn rất nhiều thay vì chỉ để chú betta trong cái khối nước trống trơn. Ngoài mọi thứ như trên, còn một việc lưu ý : Thủy sinh và chú betta của bạn sẽ sống tốt hơn, lâu ô nhiễm hơn nếu cái hồ được để ngoài trời, hứng nắng mưa sương gió tự nhiên, cần thiết thì hạn chế bớt ánh nắng mạnh mà thôi. Vốn dĩ trong lẽ thường thiên nhiên : mọi thứ khó mà sống tốt nếu cứ bị che chắn tối ngày ru rú trong nhà được. Vì vậy nếu điều kiện cho phép, cũng nên cố gắng bưng bê cái hồ mini ra phơi mưa phơi nắng thường xuyên chút, nhất là hứng sương ban đêm, rất tốt cho môi trường trong hồ, ban đêm thủy sinh hoạt động mạnh hơn, hút sương đêm lọc nước hồ. Chúc các bạn có một cái hồ betta như ý !!
hehe, betta rồng nuôi thuỷ sinh thì đệp hết xẩy con pà bẩy. Nhưng với nước ngoài thì nước sạch nuôi được, còn việt nam thì cái hệ thống cấp nước đã quá đát từ lâu, toàn mầm bịnh, toàn vi khuẩn cứng đầu. Nước máy đun sôi, lắng cặn cho vào bể kính(chưa thả cá), vậy mà cũng còn bẩn kinh. bao giờ việt nam mới trong sạch.! Việt nam bị ngộ độc ăn uống, một phần là do nguồn nước cấp sinh hoạt đã quá ư là bịnh hoạn.!