Sinh vật phù du là những sinh vật sống trôi nổi trên bề mặt nước của đại dương hay ao hồ sông nước .Phần lớn ta ko nhìn thấy được chúng bằng mắt thường .Sinh vật phù du thường sinh sống và trôi lơ theo sống nước có thân hình trong suốt .Hầu hết những sinh vật này chỉ được nhìn thấy qua kính phóng đại .Khi ta vớt 1 đám sinh vật phù du lên và nhìn kĩ sẽ thấy chúng là 1 khối hỗn hợp giữa các động vật nhỏ và thực vật đơn giản. Chung được phân chia thành 2 nhóm : Nhóm 1 là những sinh vật nhỏ bé nhưng ta vẫn có thể trông thấy bắng mắt thường .Nhóm thứ 2 là nhóm các sinh vật chỉ có thể nhìn bắng kính hiển vi phóng đại .Ở nhóm thứ nhất chủ yếu là các động vật thuộc nhóm tôm cua nhỏ , trong đó có ấu trùng tôm cua và động vật thân mềm , trứng của các loài cá .sinh vật thuộc nhóm này là thức ăn chủ yếu của cá bột , cá con và ngay cả cá voi ngoài khơi .Những sinh vật phù du thuộc nhóm thứ 2 có kích thước nhỏ bé hơn và thường nằm ẳn trong các bụi rong tảo . Sinh vật phù du là thức ăn đa số của các loại cá và động vật trôi nổi .Sự chuyển dịch của sinh khối động vật phù du kéo theo sự di cư hay định cư của một số loài cá vì có một số loài chỉ ăn sinh vật trôi nổi .SỐ lượng và sự phân bố của các sinh vật phù du trên bề mặt biển quyết định sự giàu có về nguồn lợi hải sản của các vùng các biển hay quốc gia .Ngoài ra , đám phù du thực vật phong phú cũng gi6óng như thảm thực vật của trái đất , nó ko ngừng tiêu thụ co2 và nhả o2 và môi trường. SInh vật phù du chẵng những có số lượng lớn mà còn có tốc độ sinh trưởng nhanh .SOng , sự ô nhiễm môi trường đã có tác hại nghiêm trọng đến chúng
Sinh vật phù du (tiếng Anh: plankton) là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương. Nếu dựa theo chức năng thì có thể phân chia Plankton thành các nhóm sau: Phytoplankton (từ gốc Hy Lạp phyton là thực vật), bao gồm các nhóm tảo sống gần mặt nước nơi có đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp. Zooplankton (từ gốc Hy Lạp zoon là động vật), bao gồm các động vật nguyên sinh, giáp xác và rất nhiều các động vật nhỏ khác mà chúng cũng có thể sử dụng các plankton khác làm thức ăn. Zooplankton cũng bao gồm trứng và ấu trùng của một số loài động vật lớn như cá, giáp xác, giun đốt... Bacterioplankton, gồm có vi khuẩn và archaea, chúng giữ một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. (trích http://vi.wikipedia.org/wiki/Sinh_vật_phù_du) Những người nuôi cá con thường chú ý rất nhiều đến các sinh vật phù du vì chúng quyết định tỉ lệ hao hụt cá bột khi nuôi. Thông thường người ta có thể chủ động tạo ra hệ sinh vật phù du như tảo, vi sinh vật... bằng cách bón phân cho hồ nuôi và ao nuôi. Còn đối với người nuôi cá lia thia thì có thể tạo ra các sinh vật phù du này bằng cách ngâm lá xà lách vào nước ao hồ cho thối rữa ra. Cách này cho cá bột ăn tỉ lệ cá con sống sót rất cao. Đây là cơ sở khoa học khẳng định nước lá xà lách ngâm thối rữa có thể nuôi cá con mới nở. pvhau