Phần I: Cách chọn Hảo KêNgày trước, thời gian mới tập tành chơi môn này, tốn ko biết là bao nhiu tiền vào việc mua gà, dường như tâm lý ai cũng thế, muốn có nhiều thật nhiều thứ mình thích để thỏa mãn sự cuồng nhiệt. Nghe người ta nói Gà có 5 màu, là ngũ hành tương sinh tương khắc, thế là đem về 5 con, nghĩ rắng "ta đã có 5 ae siêu nhân", rối tiếp đến là Linh Kê, Quý Kê, Quái Kê, cái gì cũng mua, Ô chân trắng, Điều chân xanh là "Hợp Cách", Tử Mị Kê, Bốc Cát, Né Lồng, Lắc Mặt, tá lả âm binh, rốt cuộc toàn gà tào lao. Điều đầu tiên khi muốn bước vào môn chơi này, bạn phải là người có khả năng phân biệt được đâu là gà tốt, tránh tình trạng vác tiền mua về mấy con gà chó, tốn tiền, tốn lúa, tốn thời gian công sức chăm sóc đề rồi "báo cô báo cậu" còn chết ác. Ko phải 1 sớm 1 chiều là có đc, việc này đòi hỏi bạn phải trải qua rất nhiều giai đoạn, mất rất nhiều thời gian và tiền bạc mới đúc kết đc kinh nghiệm. Đây là Phần quan trọng nhất trong việc quyết định 10% chiến thắng khi thi đấu. I. Sự cuốn hút: Khi đến 1 Trại gà hoặc 1 Lò gà, bạn đừng đến xem 1 con gà bất kì, mà hãy mồi 1 điếu thuốc cho đầu óc sảng khoái, nơ-ron hoạt động. Chọn 1 vị trí tốt nhất để quan sát tất cả gà có ở đây, quan sát từ màu sắc, dáng đứng, tướng đi, tiếng vỗ cánh, tiếng gáy. Bỏ ngoài tai lời PR của người bán gà mà hãy tập trung quan sát, mỗi con khoảng 30s cho đến khi bạn bị cuốn hút bởi 1 con nào đấy thì hãy tiến về phía nó. Đối với mỗi người, sự cuốn hút sẽ khác nhau, có người bị thu hút bởi màu lông đẹp, cũng có người thích tiếng gáy to, vỗ cánh ầm ầm hoặc Gà Linh... Sự cuốn hút đôi khi là linh cảm tốt, ta thích nó thì ta mới nuôi nó đc. Vì cho dù bạn đang sở hữu 1 con gà xuất sắc mà nhìn đi nhìn lại vẫn ko thể nào thích nó thì chắc chắn rằng nó sẽ ko được chăm sóc tốt bằng những con gà tuy ko hay như nó nhưng được bạn cực kì yêu quý, và rồi đến lúc nào đó nó cũng sẽ bỏ thây nơi chiến trường mà thôi. Nếu AE có duyên giao lưu với nhau, Ba Gà tôi có thể chia sẻ 1 câu chuyện có thật về 1 con gà mà tôi dùng tình thương để huấn luyện nó. II. Tiêu chuẩn cơ bản: Điều tiếp theo là đánh giá xem con gà bạn chọn có tố chất ko nhé. 1) Tiêu chuẩn hình thể: Là tiêu chuẩn đc đánh giá wa tất cả các chi tiết trên cơ thể, có điểm số từ 1 đến 10. Hướng dẫn Người mới tập chơi Gà Tre Đá Cựa Sắt cơ bản nhất! (Topic Thảo Luận) 2) Tiêu chuẩn sức khỏe: Để đánh giá tiêu chuẩn sức khỏe cơ bản có đạt yêu cầu ko, bạn làm như sau: _ Kiểm tra Miệng: Trong lúc thi đấu, sức bền cũng rất quan trọng, một con gà có hơi tốt thì miệng ko hôi, ko nhớt và ko có ké. _ Kiểm tra Cánh: Cánh giúp bay cao, là 1 lợi thế lúc giao nạp nên đôi cánh càng khỏe càng tốt. Dùng 2 tay quăng con gà lên cao, vừa đủ wa khỏi đầu, gà có đôi cánh khỏe sẽ có tần suất đập cánh nhiều hơn, thời gian chạm đất lâu hơn. Làm 3 lần liên tục , nếu ko có dấu hiệu xuống sức thì bạn đang có cơ hội sở hữu 1 con gà rất khỏe đấy. _ Kiểm tra Chân: Đôi chân cũng như vũ khí, chân yếu, nhảy vài cái thì đuối, ko nhảy nổi thì làm sao kết thúc đối thủ đây. Dùng 2 tay ôm hai bên cánh gà, đưa lên độ cao bằng chiều cao gà, thả ra bất ngờ, chú ý xem gà có hiện tượng cắm đầu về phía trc ko, chân có khụy sát đất quá ko, gà có giương cánh ra ko. Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu trên thì chứng tỏ con gà này có đôi chân ko đc khỏe lắm, cần rèn luyện thêm. 3) Tiêu chuẩn kỹ năng: _ Theo kinh nghiệm chơi gà của Ba Gà tôi thì: Gà biết đá, càng ngày đá càng hay. Gà ko biết đá, khả năng huấn luyện là rất thấp. Cho nên, đừng vì say mê vẻ đẹp hình lông hoặc tướng mạo Linh Kê mà phớt lờ đi lối đá của nó. " Thà ko có 1 con gà chiến nào trong tay, còn hơn có cả trăm con gà thịt. " _ Trong các trận đấu Gà Đá Cựa Sắt hiện nay, 50% là Bại Kê tử trận, 20% là mang thương tích nặng hoặc tàn tật, còn lại cũng bị thương tích ko nhẹ, phải dưỡng thương gần 10 ngày mới phục hồi đc. Chính vì mang tính chiến đấu cao như thế này mà đòi hỏi Chiến Kê của bạn ko thể là tay mơ đc, ko thể là ca sĩ lên sân khấu nhảy Lambada đc, hay đang biểu diễn nửa chừng, bất ngờ chạy sô đc. _ Tóm lại, cho dù là Gà tơ hay Gà độ, đều phải có đc những kỹ năng sau: + Nạp sâu chân. Đối thủ nạp thì biết tránh né, ko thì phải né dạt hoặc chặn. + Nạp hố biết thả bom. Đối thủ bom thì biết chạy dạt hoặc hứng. + Ray đc thì biết nắm lông đá nhồi, mất thế té ngửa thì biết chà, chây chét. Đối thủ vô ray thì biết đi trên, đối thủ nắm lông thì cũng phải biết nhồi chung với nó. ( Cứ tưởng tượng lúc đánh nhau, bạn bị nắm đầu ghị xuống, lúc đó bạn cố gắng vùng ra đánh trả hay cứ cúi đầu cho nó lên gối?) _ Nếu 1 con Gà mà ko có 1 trong các kỹ năng trên thì 95% là bại trận. _ Một điều nữa là, trong Môn Gà chọi nói chung và Môn Gà Đá Cựa Sắt nói riêng, luôn hấp dẫn và ko hề nhàm chán vì thứ nhất: ko có Gà nào là vô địch, thứ hai: ko có đòn thế nào là vô đối. Nhưng khi thi đấu, nếu áp dụng câu nói : "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" là hoàn toàn chính xác. Vì trong Môn Gà Đá Cựa Sắt này, đòn thế có tương khắc với nhau. *** Tiêu chuẩn đánh giá này chỉ mang tính chất tham khảo để chọn lọc thật logic chứ ko thể rập khuông 1 cách thái quá đc, bởi vì có những con gà tuy có chỉ số tiêu chuẩn rất thấp nhưng cực kì hay. Ví dụ như ở con người chúng ta: Danh thủ Maradona tuy có hình dáng nhỏ bé, cục mịch nhưng là 1 tượng đài trong môn Bóng đá, rồi thì Charlie Chaplin (Vua hề Sác lô) cũng là 1 minh chứng, Tướng Napoléon Bonaparte (Tổng thống đầu tiên và cũng là Hoàng đế cuối cùng của Pháp), 1 thời lừng lấy khắp Châu Âu cũng vậy... Chỉ có điều con người thì dễ nhưng loài vật làm sao ta biết đc nó ntn. Cho nên, tiêu chuẩn này cũng góp phần giúp bạn lựa chọn 1 con gà bình thường khỏe mạnh, ko tật lỗi, ko khiếm khuyết, thích hợp cho việc huấn luyện cũng như ko gặp khó khăn, bất lợi trong khi thi đấu. *** " Nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ tục " " Tứ tục: Tông, Dòng, Lực, Tài " III. Bổn bang: “ Bổn bang ko bằng Gà Lang thang mà Tài. “ Riêng phần Bổn bang, Ba Gà tôi rất đồng tình với ý kiến của Bạn Trại Gà Mỹ: Ở loài người chúng ta, cho dù cha mẹ là Bác học, là Thiên tài thì cũng đâu chắc rằng 100% những đứa con của họ đc như họ. Và rằng cha mẹ là nông dân, là lao động phổ thông thì đã sao, ko thể sinh ra đc những người con Thạc sĩ, Tiến sĩ à?!! Thời buổi giờ loạn lạc, ko biết đâu là thực đâu là hư, Ba Gà tôi đã phải dùng đến chiêu kiểm tra thực tế khi mua gà. Cách thức như sau: _ Mang theo 1 con gà phu (gà thua, gà bể, gà tàu…) có chạng nhỏ hơn chạng con gà định mua 1 chấm (100gram). Mang theo 1 bộ cựa sắt thích hợp vs chạng gà + băng keo. _ Trồng cựa vào con gà định mua, quấn băng keo vào thân cựa cách đầu mũi cựa 5-7mm, chiến đúng 10 chân ( tính = số lần gà nhảy lên khỏi mặt đất), xem kết quả. + Nếu có 1 vết cựa điểm 10 trên người gà phu là Sát Kê + Nếu có 1 vết cựa điểm 9 trên người gà phu là Tài Kê + Nếu có 1 vết cựa điểm 8 trên người gà phu là Hảo Kê + Nếu có từ 6 vết cựa trên người gà phu là Gà nhạy cựa + Nếu có dưới 5 vết cựa trên người gà phu là Gà thường + Nếu ko có vết cựa nào thì mua e nó về làm Gà phu. ============================================= Phần II: Cách chăm sóc “Gà Đá Cựa Sắt” Sau khi đã chọn được con gà ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này, Ba Gà tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trc đây, mong các bạn thông cảm. Thấy cm của các bạn có yêu cầu Hướng dẫn cách nuôi Gà mau tới đá, đầy pin, cách nuôi tang, chữa bệnh, cách trồng cựa, nài Gà... Hic, Ba Gà tôi làm Cty giờ hành chính, chiều đón con đi học về, sinh hoạt gia đình đến 10h tối mới viết bài đc nên có chăng chỉ đáp ứng đc yêu cầu của những bạn nằm trong phần update hằng ngày. Bởi chính vì Topic này là Hướng dẫn “người mới chơi” nên Ba Gà tôi phải hướng dẫn theo thứ tự, mong các bạn thông cảm, theo dõi Topic nhé! Phần này cũng quan trọng ko kém Phần chọn Gà, cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu. I. Nuôi Gà khỏe: Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá. 1)Xác định Chạng Gà: Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. Ba Gà tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện. a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ: “Chó giống cha, Gà giống mẹ” X: Chạng Gà Bố Y: Chạng Gà Mẹ Z: Chạng Gà Con trung bình Z1: Chạng Gà Con (Trống) Z2: Chạng Gà Con (Mái) Công thức tính Chạng Gà con: (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này) Z = Y + Y(X-Y)/3000 Z1 = Z + (X-Z)/2 Z2 = Z - (Z-Y)/2 VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g. Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó. b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ: Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp: TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó. TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1. Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà. ***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục. Hình 1: Lông trục Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục. Hình 2: Lông tuổi Hình 3: Gốc lông của Gà 10 tháng tuổi Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa. _ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi _ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi _ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi _ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi _ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 20-22 tháng tuổi Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào? ***Cách vỗ béo Gà***(Đối với Chạng Gà 1kg) Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau: _ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa. _ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ. _ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò... _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên _ Phariton : cách 5 ngày 1 viên ***Cách giảm mỡ Gà***(Đối với Chạng Gà 1kg) _ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút _ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút _ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt _ Rau: xà lách, giá, mau muống... ăn đến khi ko ăn nữa _ Mối: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò... _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên còn tiếp... Nguồn: http://www.5giay.vn/thu-cung-thu-nu...e-da-cua-sat-co-ban-nhat-topic-thao-luan.html
lang thang trên mạng có cái này hay nên kéo về để ae tham khảo, bài viết mang tính chất thảo luận nên ae có ý kiến Đúng - Sai hay có gì cần bổ sung thì cứ việc lên tiếng, chúng ta chỉnh sửa từ từ để hoàn thiện hơn kỹ năng chơi gà^^
Cám ơn T đã sưu tầm nghen. Mình tìm được cái hình mô tả lông trục (axial feather) nè. Nó nằm giữa hàng lông bay sơ (khoảng 10 cái) và lông bay thứ: Cứ theo mô tả của tác giả thì gà tơ không thể giả làm gà trưởng thành được (không thể gắn thêm lông tuổi) nhưng gà già vẫn có thể giả làm gà trưởng thành (nhổ bớt lông tuổi). Thêm nữa: Z1 = Z + (X-Z)/2 = (Z + X)/2 Z2 = Z - (Z-Y)/2 = (Z + Y)/2 Phép lấy trung bình thông thường.
“Chạng gà” là một chủ đề thú vị. Các bạn không nên nghi ngờ thiện ý của tác giả. Nếu có gì thắc mắc thì chúng ta nên tìm hỏi trực tiếp hoặc thử nghiệm theo công thức đã hướng dẫn. Chắc nhiều bạn cũng tự hỏi đâu là chạng tốt nhất cho chiến kê của mình? Chúng có thể hơi nhẹ hoặc hơi nặng quá chăng? Trong bài này, tác giả đã đưa ra công thức tính dựa vào trọng lượng của gà cha, mẹ (X, Y). Ở người cũng có cách tính trọng lượng nhưng dựa vào chiều cao, ví dụ như bạn cao 1m70 thì trọng lượng phù hợp là 70 kg. Liên quan đến cách tính chạng gà, các bạn có thể tìm đọc các bài viết về chủ đề biệt dưỡng vì đây là công đoạn chuẩn bị trước khi xuất trường, dĩ nhiên trọng lượng sẽ được theo dõi một cách sát sao. Đoạn trích dẫn dưới đây có thể đại diện cho cách tính chạng của các sư kê Mỹ, Phi: Với cùng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện, bầy gà sẽ có nhiều chạng khác nhau. Lý do là vì tốc độ trao đổi chất ở mỗi cá thể đều khác nhau. Việc xây dựng công thức sẽ đổ đồng tất cả gà trống về 1 chạng duy nhất, điều có vẻ không hợp lý xét trên tình hình thực tế. Tuy nhiên, trước khi bác bỏ chúng ta nên lắng nghe ý kiến của tác giả vì anh là người hiểu rõ nhất công thức của mình và có thể biết cách điều chỉnh hợp lý.