Chương 4: Quy Trình Đánh Giá Cập nhật 8/2014 CHUẨN BỊ Thực Hiện Sắp Xếp Sau Cùng: Trước khi đến một triển lãm, trọng tài phải nắm rõ sự sắp xếp (arrangements) được thực hiện bởi Ban Triển Lãm (Show Committee), và bất kỳ khoản phí hay dịch vụ nào được chi trả (offered). Cũng vậy, trọng tài phải nắm rõ những gì, ngoài việc đánh giá, được mong đợi ở mình. Trọng tài không nên mong đợi bất kỳ thứ gì vốn không được thỏa thuận trước với Chủ Tịch Triển Lãm (Show Chairperson). Ôn Duyệt các Tiêu Chuẩn: Bất kể kinh nghiệm thế nào, trọng tài nợ Ban Triển Lãm và các thí sinh việc ôn duyệt toàn bộ Tiêu Chuẩn và bất kỳ phiên bản hiện hành nào trước mỗi triển lãm. Các Trọng Tài IBC được huấn luyện theo những tiêu chuẩn đánh giá này và chủ yếu làm nhiệm vụ tuyển chọn betta thắng giải (winner) dựa trên những yêu cầu riêng (specific) trong Tiêu Chuẩn. Trọng tâm chung trong việc đánh giá betta là sự tuân thủ theo Tiêu Chuẩn, nói cách khác, là sự so sánh cá betta trong triển lãm với betta lý tưởng. Dĩ nhiên, cần cân bằng “lý tưởng” với thực tế, do vậy cá betta cũng được so sánh với những thí ngư (entries) khác trong một lớp. Điều này có nghĩa là, một con betta chưa “lý tưởng”, như được mô tả theo Tiêu Chuẩn đó, có thể chiến thắng một lớp. Tuy nhiên, chỉ bởi vì một con betta quả thực có thể xinh đẹp, không có nghĩa rằng những tính trạng (straits) được mô tả trong Tiêu Chuẩn là đạt. Cá tuân thủ nhất theo Tiêu Chuẩn được trao sự ưu tiên. Nguyên tắc đơn giản là: Cá được đánh giá dựa trên cách thức mà người ta nhìn nhận tại thời điểm đó (và với những kẻ cạnh tranh hiện tại); chứ không dựa trên nhận thức về nền tảng di truyền hay tiềm năng sinh sản/thể chất của chúng, hay chúng đã hoặc sẽ trông ra sao vào bất kỳ thời điểm nào khác. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHUNG Triển lãm betta là cơ hội để các thành viên IBC trưng bày nỗ lực lai tạo của mình và để cạnh tranh giải thưởng triển lãm với những thành viên IBC khác. Việc chuẩn bị cho một triển lãm là rất tốn nhân lực, và sự trợ giúp từ mọi thành viên IBC được khuyến khích. Trọng Tài Trưởng (Head Judge) sẽ là Trọng Tài Thỉnh Dự (Invited Judge) hay Trọng Tài Bằng Cấp (Certified Judge) kinh nghiệm nếu không có Trọng Tài Thỉnh Dự. Bất kỳ trọng tài bất thỉnh (uninvited) nào muốn đánh giá triển lãm phải lưu ý Chủ Tịch Triển Lãm ít nhất một tuần trước triển lãm. Bất kỳ trọng tài nào muốn đánh giá một triển lãm phải đến với một bản sao (copy) của tiêu chuẩn hiện hành. Trách nhiệm của Trọng Tài Trưởng là kiểm tra việc này trước khi cho phép trọng tài tham gia vào việc đánh giá triển lãm. Trong thời gian chuẩn bị triển lãm, các trọng tài phải ở bên ngoài phòng triển lãm (showroom). Tuy nhiên, một trọng tài không thể bị loại khỏi việc đánh giá đơn giản vì anh/cô ta hiện diện trong phòng triển lãm vì một số lý do bắt buộc. Các trọng tài tập sự được phép ở trong phòng triển lãm để hỗ trợ việc chuẩn bị triển lãm, nhưng họ phải kiềm chế việc quan sát từ xa (lengthy) hay cặn kẽ (close up) trước khi bắt đầu việc đánh giá. Hỗ trợ trong việc chuẩn bị triển lãm (vốn được khuyến khích) phải được thực hiện sao cho tránh để trọng tài quan sát cá một cách cặn kẽ hay đọc bất kỳ danh sách hạng mục triển lãm (show entry record) nào. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu (ownership) của bất kỳ con cá cụ thể nào đều bị cấm. Nếu Trợ Giúp của Trọng Tài được yêu cầu: Thông thường, một thí sinh (entrant) sẽ đặc biệt yêu cầu sự trợ giúp trong việc phân loại một thí ngư (entry). Bước đầu tiên trong việc đánh giá triển lãm là để trọng tài quan sát cá Trợ Giúp của Trọng Tài (Judges’ Help fish) và lựa chọn lớp thích hợp cho mỗi con. Chủ Tịch Triển Lãm có thể kêu gọi bất kỳ Trọng Tài Bằng Cấp nào, người không có cá tham dự triển lãm, nhằm hỗ trợ việc tái phân loại những thí ngư “Trợ Giúp Lớp” (class help). Trọng Tài Trưởng hiện tại chịu trách nhiệm cho tất cả những quy trình đánh giá khác. Lưu ý: Nếu trọng tài lựa chọn một biến dị hay loại hoang dã, trọng tài sẽ khuyên Ban Triển Lãm về nhãn lọ phù hợp. Phán Xét Công Bằng: Nguyên tắc chính của việc đánh giá là: mỗi và từng con cá tham dự, bất kể bề ngoài của nó, đều được trao sự phán xét (consideration) công bằng từ trọng tài. Di truyền: Việc đánh giá không phán xét về di truyền hay di truyền giả định của một thí ngư betta. Kiểu hình (cách mà nó trông) được so sánh với tiêu chuẩn và với những kẻ cạnh tranh hiện tại là phán xét duy nhất. Hỗ Trợ cho Trọng Tài: Chủ Tịch Triển Lãm phải cho trọng tài một trợ lý để ghi chép kết quả đánh giá cũng như để hỗ trợ trong bất kỳ tư vấn mẫu đăng ký (entry form) nào. Trợ lý được khuyến khích cân nhắc nhu cầu của trọng tài trong một triển lãm, chẳng hạn như ăn uống (refreshments). Trọng Tài Tập Sự: Việc đánh giá triển lãm là cơ hội để Trọng Tài Bằng Cấp xem xét và tiến hành huấn luyện Trọng Tài Tập Sự (Apprentice Judges). Trọng Tài Bằng Cấp phải thảo luận với từng Trọng Tài Tập Sự về kinh nghiệm và ưu cũng như nhược điểm của mình. Trọng Tài Bằng Cấp phải trao nhiệm vụ đánh giá vốn sẽ nâng cao năng lực của Trọng Tài Tập Sự. Trọng Tài Bằng Cấp phải chủ động đưa Tập Sự vào việc chọn lựa những con chiến thắng lớp (class winners), dẫu quyết định trao giải là trách nhiệm độc nhất của Trọng Tài Bằng Cấp. Trọng Tài Tập Sự được phép đem cá tham dự triển lãm, nhưng có thể không tham gia vào việc đánh giá một lớp mà họ có cá tham dự, và họ có thể không nêu danh tính cá mà mình tham dự. Điều này cũng được áp dụng cho việc Đánh Giá Cá Đẹp Nhất. Một Trọng Tài Tập Sự phải bước lui khi những lớp nơi họ có thí ngư đang được đánh giá. Thường có thời gian sau triển lãm để hỏi/đáp bất kỳ câu hỏi nào. Mọi nỗ lực phải được vận dụng để tránh sai sót. Trọng Tài Tập Sự phải thận trọng khi tham dự triển lãm, bởi vì họ phải phải đánh giá ít nhất 50% số lớp hay tối thiểu 100 thí ngư. Về chi tiết những gì mà một Tập Sự có thể hoặc không thể làm trong một triển lãm, hãy xem mục Trọng Tài và Tập Sự tại Triển Lãm, ở dưới. Khán Giả: Trọng Tài Trưởng có quyền trục xuất bất kỳ cá nhân nào khỏi khu vực đánh giá ngoại trừ Chủ Tịch Triển Lãm. Chủ Tịch Triển Lãm cũng có quyền trục xuất bất kỳ cá nhân nào khỏi phòng triển lãm ngoại trừ các trọng tài và trợ lý câu lạc bộ đăng cai (host club helper) của họ. Tuy nhiên, có nhiều [lợi ích] thu được khi cho phép mọi người quan sát và lắng nghe việc đánh giá đang diễn ra. Điều này khích lệ sự hiểu biết về Hệ Thống Triển Lãm, các tính trạng betta, và việc đánh giá, và tạo ra sự quan tâm lớn hơn về thú chơi. Khán giả không được phép làm phiền trọng tài dưới bất kỳ hình thức nào. Trừ phi bị cấm đoán bởi Trọng Tài hay Chủ Tịch Triển Lãm, các thí sinh trong một lớp có thể chứng kiến việc đánh giá, nếu họ không có bình luận, cử chỉ, biểu hiện ra mặt (facial expression), hay thực hiện hành động nào khác vốn có thể ảnh hưởng hay can thiệp vào việc đánh giá. Một thí sinh làm vậy là không hợp lẽ (unethical). Lời phàn nàn chính thức về một thí sinh bởi một trọng tài, Chủ Tịch Triển Lãm hay thí sinh khác, được chuyển đến Ban Trọng Tài (Judging Board), có thể dẫn đến việc khiển trách thí sinh. TRỌNG TÀI VÀ TẬP SỰ TẠI TRIỂN LÃM TẬP SỰ Tập Sự Giai Đoạn Một: Hội Thảo (Seminars) 1. Tập Sự mới bắt đầu và thực hiện các Hội Thảo 1 và 2 có thể làm mọi công việc triển lãm khác, kể cả việc của Thành Viên Triển Lãm (Show Chair). Không có giới hạn nào trong việc xem cá với Tập Sự đang thực hiện các Hội Thảo 1 và 2. Họ có thể đưa cá tham dự triển lãm mà không có hạn chế nào. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. 2. Tập sự đang thực hiện Hội Thảo 3 được phép trợ giúp trong phòng triển lãm, bao gồm việc sắp đặt (benching) cá và nhận hộp đựng cá. Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Họ được phép đưa cá tham dự triển lãm, nhưng không thể tham gia vào việc đánh giá một lớp mà họ tham dự cá, và họ không thể tiết lộ danh tính cá mà mình tham dự. Trọng Tài Trưởng phải phát hiện qua Thành Viên Triển Lãm lớp nào mà tập sự có cá tham dự, và bổ nhiệm phần đánh giá của tập sự sang lớp khác. Trọng Tài Tập Sự phải thận trọng khi tham dự triển lãm, bởi vì họ phải đánh giá ít nhất 50% số lớp hay tối thiểu 100 thí ngư. Trong khi đánh giá Cá Nhất Bảng (Best of Variety) và Cá Đẹp Nhất (Best of Show), một tập sự đang thực hiện Hội Thảo 3 người có cá trong triển lãm phải lùi lại và chỉ quan sát. Tập sự với cá trong triển lãm không được phép tham gia trực tiếp vào việc đánh giá BOV và BOS. Không có hạn chế nào với tập sự không có cá trong triển lãm trong khi đánh giá BOV hay BOS. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Tập Sự Giai Đoạn Hai: Triển Lãm Thứ Nhất Tập Sự làm việc trong triển lãm đầu tiên của mình được phép trợ giúp trong phòng triển lãm, bao gồm việc sắp đặt (benching) cá và nhận hộp đựng cá. Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Họ được phép đưa cá tham dự triển lãm, nhưng không thể tham gia vào việc đánh giá một lớp nơi mà họ hay người nhà (household) của mình có cá tham dự, và họ không thể tiết lộ danh tính cá mà mình tham dự. Trọng Tài Trưởng phải phát hiện qua Thành Viên Triển Lãm lớp nào mà tập sự có cá tham dự, và bổ nhiệm phần đánh giá của tập sự sang lớp khác. Trọng Tài Tập Sự phải thận trọng khi tham dự triển lãm, bởi vì họ phải đánh giá ít nhất 50% số lớp hay tối thiểu 100 thí ngư. Nếu tập sự hay người nhà (household) của mình có cá trong triển lãm, họ không được phép tham gia vào việc đánh giá BOV và BOS, kể cả việc quan sát (họ phải đứng ngoài tầm nghe, dù ở phòng khác hay ở xa nơi việc đánh giá đang diễn ra). Không có hạn chế nào với tập sự không có cá trong triển lãm trong khi đánh giá BOV hay BOS. Tập Sự Giai Đoạn Ba: Triển Lãm Thứ Nhì Tập Sự làm việc trong triển lãm thứ nhì của mình có thể chỉ nhận hộp đựng cá nếu thực sự không có thành viên câu lạc bộ nào khác người có thể làm việc này, và họ không được mở hộp trừ phi hộp bị ướt [rò rỉ] hay có dấu hiệu khác cho thấy chúng cần sự trợ giúp ngay lập tức. Hỗ trợ trong việc chuẩn bị triển lãm (vốn được khuyến khích) phải được thực hiện sao cho tránh việc quan sát cá một cách cặn kẽ hay đọc bất kỳ danh sách hạng mục triển lãm nào. Họ được phép hỗ trợ việc chuẩn bị triển lãm nói chung, nhưng phải kiềm chế việc quan sát từ xa (lengthy) hay cặn kẽ (close up) trước khi bắt đầu việc đánh giá (chúng tôi khuyến khích sự trợ giúp vốn không dẫn đến việc tiếp xúc với cá, như châm đầy nước vào lọ). Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Họ được phép đưa cá tham dự triển lãm, nhưng không thể tham gia vào việc đánh giá một lớp nơi mà họ có cá tham dự, và họ không thể tiết lộ danh tính cá mà mình tham dự. Trọng Tài Trưởng phải phát hiện qua Thành Viên Triển Lãm lớp nào mà tập sự có cá tham dự, và bổ nhiệm phần đánh giá của tập sự sang lớp khác. Trọng Tài Tập Sự phải thận trọng khi tham dự triển lãm, bởi vì họ phải đánh giá ít nhất 50% số lớp hay tối thiểu 100 thí ngư. Nếu tập sự có cá trong triển lãm, họ không được phép tham gia vào việc đánh giá BOV và BOS, kể cả việc quan sát (họ phải đứng ngoài tầm nghe, dù ở phòng khác hay ở xa nơi việc đánh giá đang diễn ra). Không có hạn chế nào với tập sự không có cá trong triển lãm trong khi đánh giá BOV hay BOS. Tập Sự Giai Đoạn Bốn: Triển Lãm Thứ Ba Tập Sự làm việc trong triển lãm thứ ba của mình có thể chỉ nhận hộp đựng cá nếu thực sự không có thành viên câu lạc bộ nào khác người có thể làm việc này, và họ không được mở hộp trừ phi hộp bị ướt [rò rỉ] hay có dấu hiệu khác cho thấy chúng cần sự trợ giúp ngay lập tức. Hỗ trợ trong việc chuẩn bị triển lãm phải được hạn chế chỉ còn sự trợ giúp vốn không dẫn đến việc tiếp xúc với cá, như châm đầy nước vào lọ. Việc sắp đặt (benching) cá không được phép. Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Tập Sự làm việc trong triển lãm thứ ba của mình không được phép đưa cá tham dự triển lãm đó vì vậy họ có thể tham gia vào toàn bộ quá trình đánh giá. Tập Sự Giai Đoạn Năm: Kiểm Tra Nhãn Lực (Visual Test) Tập Sự người đang trải qua bài kiểm tra nhãn lực sau cùng của mình không được phép nhận cá hay ở trong phòng triển lãm khi có cá hiện diện. Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. Tập Sự đang làm bài kiểm tra nhãn lực của mình được phép đưa cá tham dự triển lãm, nhưng không thể tham gia vào việc đánh giá một lớp mà họ có cá tham dự, và họ không thể tiết lộ danh tính cá mà mình tham dự. Trọng Tài Trưởng phải phát hiện qua Thành Viên Triển Lãm lớp nào mà tập sự có cá tham dự, và bổ nhiệm phần đánh giá của tập sự sang lớp khác. Nếu tập sự có cá trong triển lãm, họ không được phép tham gia vào việc đánh giá BOV và BOS, kể cả việc quan sát (họ phải đứng ngoài tầm nghe, dù ở phòng khác hay ở xa nơi việc đánh giá đang diễn ra). TRỌNG TÀI 1. Mọi Trọng Tài người sắp sửa Đánh Giá tại một triển lãm không được phép ở trong phòng triển lãm khi cá đang được mở gói và sắp đặt. Họ có thể trợ giúp công việc-sơ bộ (pre-work) chẳng hạn bố trí kệ hay châm nước, nhưng việc thảo luận về các thí ngư bị cấm khi trọng tài hiện diện. Họ không thể liên quan đến bất kỳ bản ghi chép (records) nào trong triển lãm, vốn thuộc về Thành Viên Triển Lãm hay việc hỗ trợ về máy tính trong khi triển lãm. Bất kỳ thảo luận nào với trọng tài về quyền sở hữu của bất kỳ con cá nhất định nào đều bị cấm trong toàn bộ quá trình đánh giá. 2. Trọng Tài Trưởng can dự vào việc đánh giá một triển lãm và người nhà của mình có thể không đưa cá tham dự triển lãm. Trọng Tài Trưởng có thể không nhận cá. 3. Những Trọng Tài khác, người sẽ đánh giá triển lãm đó, có thể đưa cá tham dự triển lãm, nhưng không thể tham gia vào việc đánh giá một lớp nơi mà họ có cá tham dự, và họ không thể tiết lộ danh tính cá mà mình tham dự. Trọng Tài Trưởng và Thành Viên Triển Lãm phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng trọng tài không đánh giá lớp mà họ có cá tham dự. Nếu Trọng Tài có cá trong triển lãm, họ không được phép tham gia vào việc đánh giá BOV và BOS, kể cả việc quan sát (họ phải đứng ngoài tầm nghe, dù ở phòng khác hay ở xa nơi việc đánh giá đang diễn ra). Trọng Tài có thể chỉ nhận hộp đựng cá nếu thực sự không có thành viên câu lạc bộ nào khác người có thể làm việc này, và họ không được mở hộp trừ phi hộp bị ướt [rò rỉ] hay có dấu hiệu khác cho thấy chúng cần sự trợ giúp ngay lập tức (mọi nỗ lực phải được thực hiện để tìm ra thành viên câu lạc bộ khác người có thể nhận cá thay vì một Trong Tài tham dự). 4. Trọng Tài Trưởng phải từng là một Trọng Tài IBC trong tối thiểu một năm, và đánh giá ít nhất hai triển lãm dưới quyền trọng tài khác. Nếu một chi hội (chapter) có nhu cầu miễn trừ điều này (vì địa điểm hay hoàn cảnh khác), họ có thể yêu cầu sự miễn trừ từ Ban Trọng Tài trước triển lãm. Khi một trọng tài được yêu cầu làm Trọng Tài Trưởng bởi một Thành Viên Triển Lãm, Trọng Tài Trưởng phải đăng ký với Ban Trọng Tài để được tóm tắt về bất kỳ vấn đề nào vốn phải đặc biệt lưu ý đến trong năm triển lãm. Trọng Tài Trưởng cũng phải báo cáo về Ban Trọng Tài sau triển lãm. ● Ngoại lệ với việc sắp đặt cá – Trọng Tài có thể sắp đặt cá của riêng mình nếu họ có cá tham dự trong triển lãm. Tuy nhiên, họ có thể không sắp đặt gần những kẻ cạnh tranh khác, và việc thảo luận về những thí ngư khác bị cấm. Thay vào đó, việc đưa cá cho ban triển lãm để sắp đặt được hết sức khuyến khích. ● Nếu Trọng Tài mang cá của người khác đến một triển lãm (xách tay chẳng hạn), Trọng Tài phải báo cáo việc này với Thành Viên Triển Lãm và Trọng Tài Trưởng, và họ phải phán quyết xem trọng tài có nên đánh giá những lớp mà số cá đó hiện diện hay không. Ưu tiên sẽ là trọng tài không đánh giá những lớp đó, tuy nhiên Trọng Tài Trưởng và Thành Viên Triển Lãm có tùy chọn cho phép việc này dựa vào hoàn cảnh. Trọng Tài phải trao số cá đó cho Ban Triển Lãm để sắp đặt và không được trực tiếp sắp đặt chúng trừ phi sự miễn trừ đặc biệt được Trọng Tài Trưởng và Thành Viên Triển Lãm thông qua. ● Mọi Trọng Tài IBC đều có thể đánh giá tại các Triển Lãm IBC. Không Trọng Tài IBC nào có thể bị Thành Viên Triển Lãm từ chối cho đánh giá tại một triển lãm nếu họ yêu cầu đánh giá. Nếu Trọng Tài IBC mong muốn đánh giá tại một triển lãm mà họ không được mời [bất thỉnh], họ phải gửi Trọng Tài Trưởng và Thành Viên Triển Lãm một thông báo tối thiểu 7 ngày như là phép xã giao để dàn xếp vấn đề. Tuy nhiên, họ phải được phép đánh giá dẫu họ xuất hiện một cách không mong đợi. Mặc dù, Trọng Tài được yêu cầu gửi thông báo nếu có thể. KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ 1. Hệ Thống Đánh Giá: Việc đánh giá để lựa chọn betta chiến thắng là sự so sánh lỗi-đơn thuần. Cá với lỗi ít nhất và/hay ít lỗi trọng nhất trở thành kẻ chiến thắng qua quá trình loại trừ (elimination). Mọi lỗi Tiêu Chuẩn Chung và Tiêu Chuẩn Đặc Biệt đều phải được xem xét. Hòa (ties) là không được phép, vì vậy nếu cả hai con cá đều có ít lỗi cho một giải, trọng tài phải lựa chọn giữa chúng. 2. Ánh sáng: Trọng tài có thể sử dụng đèn pin thường (standard flashlight) khi cần. Nếu đèn pin LED được sử dụng, nó phải là loại LED trắng ấm vốn không làm sai lạc màu sắc của cá. 3. Di Dời Lọ Triển Lãm: Trọng tài có thể di dời lọ triển lãm tùy ý. 4. Khuấy Động Cá: Trọng tài được phép và được mong đợi thực hiện biện pháp nhằm khiến một con miễn cưỡng [phải] thể hiện. Điều này có thể bao gồm việc gõ lên lọ, lắc nó, dời nó, đặt cá đực hay cái khác trong lọ khác đối diện, và khuấy nước (chỉ bằng một ống hút; ngón tay, bút, bút chì v.v. không được phép). 5. Ngăn/Gỡ Ngăn: Theo đề nghị cá không được gỡ ngăn (uncarded) lâu hơn 30 phút. Cho phép thời gian đầy đủ để đánh giá, nhưng việc hạn chế thời gian kè (exposure time) là tốt nhất. KHÔNG GIỚI HẠN THỜI GIAN Ban Triển Lãm bị cấm đưa ra bất kỳ giới hạn thời gian nào trong việc đánh giá một triển lãm. Dĩ nhiên, Chủ Tịch Triển Lãm được khuyến khích thảo luận về bất kỳ vấn đề thời gian nào với trọng tài. HỘI NGHỊ IBC Ban Trọng Tài IBC chịu trách nhiệm việc đánh giá Triển Lãm Hội Nghị IBC. Nếu cần nhiều trọng tài hơn, Trọng Tài Bằng Cấp bổ sung (bao gồm cả những trọng tài vốn đưa cá đến triển lãm) có thể được Trưởng Ban Trọng Tài (Judging Board Chairman) hay người đại diện của mình triệu tập để hỗ trợ việc đánh giá, với những hạn chế theo tiêu chuẩn. QUYẾT ĐỊNH LÀ SAU CÙNG Quyết định của trọng tài là sau cùng, ngoại trừ trường hợp phạm luật hay sơ xuất hiển nhiên. Trọng Tài Trưởng phải duyệt lại tất cả các lớp và có thể chất vấn một trọng tài về một ngoại lệ và yêu cầu anh/cô ta tái đánh giá lớp. TRAO GIẢI Trọng tài trao giải cho các thứ hạng trong lớp, nếu có đủ thí ngư đúng đắn và hợp lệ. Nếu vị trí trao giải bị bỏ trống, bất kỳ thí ngư nào không được xếp hạng nhất định đã bị loại. Điều này có nghĩa một con cá tương đối kém (inferior) vẫn có thể đoạt giải nhất, nhưng việc đánh giá được thực hiện theo Tiêu Chuẩn và sự cạnh tranh. Nếu không có thí ngư nào xuất sắc hơn (vốn gần đạt Tiêu Chuẩn hơn) thì cá đó sẽ chiến thắng, trừ phi bị loại. Ban Triển Lãm có thể yêu cầu trọng tài lựa chọn những “giải đặc biệt” khác, chẳng hạn như giải tư, giải khuyến khích, và đại loại. NHIỀU TRỌNG TÀI Nếu có nhiều hơn một Trọng Tài Bằng Cấp trong triển lãm, thì Trọng Tài Trưởng sẽ phân công mỗi trọng tài những lớp để đánh giá. Trọng Tài Trưởng có lựa chọn để trọng tài làm việc theo cặp bất cứ đâu có đủ trọng tài. Trọng tài được bổ nhiệm có toàn quyền với các lớp đánh giá. Nếu một lớp được phân công cho nhiều trọng tài, họ phải đạt thỏa thuận về kết quả. Nếu họ không thể thỏa thuận, thì quyết định của Trọng Tài Trưởng là sau cùng. ĐÁNH GIÁ CÁ ĐẸP NHẤT Trong khi có một sức nặng ở BOV và BOS so với dạng thường (những tính trạng mà mọi lớp đều có), việc đánh giá BOV và BOS không nên bị giới hạn một cách thuần túy vào đánh giá dạng và vây (form and finnage). Mọi lỗi đều phải được xem xét, và nghi vấn được nêu, “Con cá này có phải là đại diện đẹp nhất thuộc lớp mà nó có thể là?” Tất cả cá đều được trao sự đánh giá công bằng, dẫu một số con kém cuốn hút hơn bạn hữu của mình – chẳng hạn một con đa sắc không được chiến thắng một con cellophane chỉ vì đa sắc hấp dẫn hơn. Chi tiết về cấp độ lỗi là chìa khóa ở giai đoạn đánh giá này. Nếu nhiều Trọng Tài Bằng Cấp đang đánh giá triển lãm, thì tất cả phải tham gia vào việc đánh giá Cá Đẹp Nhất (Best of Show) trừ phi họ có cá cạnh tranh cho giải đó. Sự đồng thuận về kết quả được mong đợi, nhưng quyết định của đa số hay Trọng Tài Trưởng trong trường hợp hòa (tie) là sau cùng. Hạn chế: Trọng Tài Tập Sự phải tham gia. Nếu một Tập Sự có cá cạnh tranh giải Cá Đẹp Nhất, thì Tập Sự đó sẽ bị loại khỏi việc đánh giá. Trước khi kẻ chiến thắng được công bố, Tập Sự có thể lặp lại quy trình dưới sự hướng dẫn của một Trọng Tài Bằng Cấp. Quy trình: Kẻ chiến thắng giải Cá Nhất Bảng (Best of Variety) ban đầu được lựa chọn từ mỗi Bảng Triển Lãm bắt buộc tương ứng. Bảng F: Loại Hoang Dã và Bảng G: Lớp Tùy Chọn sẽ không được xét đến. Kẻ chiến thắng giải Cá Nhì Bảng (Reserve Best of Variety) cũng sẽ được lựa chọn từ những con đoạt hạng nhất ở mỗi Bảng Triển Lãm. Những kẻ đoạt Hạng Nhất (First Place) ở mỗi lớp cho cá đực sẽ cạnh tranh giải Cá Nhất Bảng/Cá Nhì Bảng Đực. Tương tự, những kẻ đoạt Hạng Nhất (First Place) ở mỗi lớp cho cá cái sẽ cạnh tranh giải Cá Nhất Bảng/Cá Nhì Bảng Cái. Một khi Cá Nhất Bảng được chọn, những cá hạng nhì từ cùng lớp như vừa được chọn Cá Nhất Bảng sẽ được tập hợp và cạnh tranh với những con hạng nhất còn lại cho giải Cá Nhì Bảng đực và cái tương ứng. Nếu không có con đoạt hạng nhì nào trong lớp thì những con đoạt hạng nhất còn lại sẽ cạnh tranh cho giải Cá Nhì Bảng đực và cái tương ứng. LƯU Ý: Thí ngư Loại Hoang Dã không được trao giải BOV và không cạnh tranh cho giải Cá Đẹp Nhất (BOS). LƯU Ý: Kẻ chiến thắng lớp thuộc Bảng E (Bảng Cá Giống) sẽ được xem xét cho giải BOV/BORV phù hợp với giới tính và biến thể tương ứng của chúng. Các thí ngư lớp Cặp sẽ được tách rời cho mục đích này. CÁ ĐẸP NHẤT ĐỰC VÀ CÁ ĐẸP NHẤT CÁI ĐƯỢC LỰA CHỌN KẾ TIẾP 1. Những con đoạt giải Cá Nhất Bảng cạnh tranh cho giải Cá Đẹp Nhất, Đực và Cái tương ứng. 2. Những con đoạt giải Cá Nhì Bảng từ cùng bảng như vừa được chọn Cá Đẹp Nhất sẽ được tập hợp cùng những con nhất bảng còn lại để cạnh tranh cho giải Cá Đẹp Nhì, Đực và Cái tương ứng. ĐÁNH GIÁ LỚP TÙY CHỌN (OPTIONAL) Trọng tài thỉnh thoảng có thể được yêu cầu đánh giá những lớp vốn bao gồm tác phẩm nghệ thuật, nhiếp ảnh hay những hạng mục bất thường khác. Tiêu Chuẩn chỉ cung cấp những hướng dẫn tối thiểu trong các trường hợp này, còn lại tùy thuộc vào quan điểm và kiến thức cá nhân của trọng tài. Mọi nỗ lực phải được thực hiện để đánh giá những hạng mục này một cách công bằng nhất có thể, cân nhắc đến thẩm mỹ chung, sự hiện diện của betta hay thú chơi betta, độ khó, và những khía cạnh nghệ thuật khác. Hạng mục chiến thắng ở những lớp này, dẫu chúng có chứa đựng cá hay không, không được cạnh tranh giải Cá Đẹp Nhất. LOẠI BỎ -- HÃY LÀM ĐI! Trọng tài được yêu cầu loại bỏ những thí ngư với mọi lý do chính đáng như liệt kê trong tiêu chuẩn. Thất bại trong việc làm vậy không phải là cách tiếp cận đúng đắn của trọng tài. Sự kiện vốn không còn đủ cá trong lớp để trao tặng mọi giải thưởng không nên là cân nhắc trong quyết định loại bỏ. Những lý do cho sự loại bỏ được phát hiện trong cả phần tiêu chuẩn Chung lẫn Đặc Biệt. Quy trình Loại Bỏ Thí Ngư: 1) Trọng tài trước hết phải chắc chắn rằng thí ngư có thể bị loại bỏ một cách hợp lệ theo hướng dẫn được cung cấp bởi Tiêu Chuẩn. 2) Khi việc loại bỏ là phù hợp, trọng tài phải đảm bảo rằng lỗi thuộc về thí sinh, không phải Ban Triển Lãm. Ví dụ, nếu phát hiện thấy một thí ngư Loại Hoang Dã không được dán nhãn, và thí sinh trên thực tế đã gửi nhãn cho thí ngư đó, thì thí ngư này không thể bị loại. 3) Sau khi quyết định loại bỏ, trọng tài phải lưu ý Ban Triển Lãm, nêu lý do cụ thể cho việc loại bỏ. Ban Triển Lãm phải loại cá khỏi triển lãm và ghi chú việc loại bỏ và lý do vào bản đăng ký. Thí sinh phải được lưu ý về lý do của bất kỳ việc loại bỏ nào. 4) Nếu một con cá được phân loại theo yêu cầu “trợ giúp lớp” (class help), rồi sau đó lại được phát hiện sai lớp, nó phải được di dời và lớp đón nhận được tái-đánh giá. 5) Trước khi loại bỏ vì sai lớp (class error), trọng tài phải yêu cầu Ban Triển Lãm kiểm tra bản đăng ký xem thí ngư có thể được di dời hay không. 6) Chủ Tịch Triển Lãm, người phát hiện một lỗi tổ chức (administrative error) về phân loại, có thể yêu cầu trợ giúp phân loại (classification help) từ trọng tài nhân danh thí sinh, nếu bản đăng ký cho thấy việc đồng ý tái phân loại. Việc này phải diễn ra trước khi bắt đầu đánh giá. Nếu một lỗi tổ chức về phân loại được phát hiện trong quá trình đánh giá, thí ngư (entry) phải được dời sang lớp mà thí sinh dự định và tái-đánh giá nếu cần. Trọng Tài Bằng Cấp có thể tái phân loại bất kỳ thí ngư nào mà ông cảm thấy ở một lớp không phù hợp, vào lớp tái-mở vốn đã đánh giá xong khi cần. Nếu lớp được tái đánh giá, thí ngư bổ sung chỉ cần được đánh giá với ba thứ hạng đầu đã chọn trước đó. Do vậy, sẽ khôn ngoan khi thực hiện bước thứ nhì của quy trình đánh giá là nhìn sơ qua cá, tìm kiếm lỗi phân loại (misclassification) hiển nhiên vốn cần được di dời sang lớp khác. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ (JUDGING SYSTEM) – Áp Dụng Tiêu Chuẩn Chung, Vây và Đặc Biệt: Những chương tiếp theo bao gồm các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá betta và áp dụng trong tất cả triển lãm betta được công nhận bởi International Betta Congress. Dẫu dự định chủ yếu như là hướng dẫn và điều luật dành cho trọng tài, mọi thành viên IBC đều có thể gặt hái lợi ích từ việc am hiểu những chương này. Tiêu Chuẩn được chia thành ba ngành chính. Danh sách dưới đây liệt kê ba ngành chính này và các phân ngành của chúng: Đặc Điểm Chung Dáng vẻ (Dimension) Tình trạng (Condition) Hành vi (Deportment) Đặc Điểm Vây Vây lưng Đuôi Vây hậu môn Vây ngực và vây bụng Đặc Điểm Màu Sắc Đơn sắc Nhị sắc Hoa văn Trọng tâm của Việc Đánh Giá: Tiêu Chuẩn, như được mô tả ở Chương 5: Tiêu Chuẩn Chung và Vây, Chương 6: Tiêu Chuẩn Màu Sắc, và Chương 7: Tiêu Chuẩn Đặc Biệt, hình thành nền tảng cho việc đánh giá Betta splendens. Chương 8 và 9 lần lượt liên quan đến Loại Hoang Dã và Trưng Bày Đặc Biệt và phải được đề cập đến trong việc đánh giá về những loại đó. LỖI Tương quan cấp độ lỗi: Lỗi có thể biến thiên về cấp độ từ nhược điểm sơ qua cho đến lỗi tật nghiêm trọng. Trọng tài sẽ quyết định cấp độ lỗi. Lỗi được phân thành những loại như sau (chi tiết về việc tính lỗi được trình bày trong các Tiêu Chuẩn Chung và Đặc Biệt vốn tiếp theo chương này): Với các tính trạng Chung, Vây, hay Màu Sắc/Đặc Biệt, điểm trừ được tính như sau: Lỗi Sơ (Slight)------------------3 điểm Lỗi Nhẹ (Minor)---------------..5 điểm Lỗi Nặng (Major)---------------9 điểm Lỗi Trọng (Severe)------------.17 điểm Lỗi Loại (Disqualifying)-------.Loại QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TỪNG-BƯỚC ĐỀ NGHỊ CHO MỘT LỚP Mỗi bước dưới đây, theo tuần tự chuẩn mực về Đầu, Thân, Vây Lưng, Đuôi, Vây hậu môn, Vây ngực & Vây bụng, Màu sắc và Hoa văn. 1) Quan sát từng con betta, tìm kiếm lỗi loại cụ thể. Có một trợ lý (thường là một thành viên câu lạc bộ đăng cai) lưu ý Chủ Tịch Triển Lãm, công bố thí ngư nào sẽ được di dời sang lớp khác. Thí ngư bị loại vốn không thể di dời sang lớp khác, và có một trợ lý lưu ý Chủ Tịch Triển Lãm, công bố lý do của việc loại bỏ. 2) Quan sát từng con betta, tìm kiếm lỗi trọng. Di dời những thí ngư vốn thể hiện lỗi trọng ra xa khu vực đánh giá (thường điều này có nghĩa di dời chúng xuống kệ thấp hơn trên bục triển lãm). 3) Quan sát từng con betta, tìm kiếm lỗi nặng. Nếu có thể, di dời những thí ngư vốn thể hiện lỗi nặng ra xa khu vực đánh giá (trong những lớp với một vài thí ngư, đảm bảo giữ lại ba con ở khu vực đánh giá để nhận các giải nhất, nhì và ba). LƯU Ý: Dẫu betta bị di dời khỏi khu vực đánh giá bởi lỗi nặng, trọng tài phải xem lại chúng thường xuyên trong quá trình đánh giá để xác định nếu một hay nhiều con trong chúng có thể tốt hơn một con đang xét vốn mắc nhiều lỗi sơ và nhẹ. 4) Quan sát từng con betta còn lại, tìm kiếm lỗi nhẹ. Dàn hàng các thí ngư (contender) từ trái sang phải trong khu vực đánh giá, sao cho betta với lỗi nhẹ ít nhất nằm ở xa bên trái, kế tiếp theo thứ tự là những thí ngư với lỗi nhẹ nhiều hơn. Vào lúc này, trọng tài sẽ thấy hữu ích khi thực hiện ghi chú liệt kê các lỗi nhẹ của những con vào chung khảo (finalists). LƯU Ý: nhớ so sánh cá bị loại (eliminated) với cá vào chung khảo chỉ để chắc chắn rằng con tốt nhất được chọn. 5) Quan sát từng con betta còn lại, tìm kiếm lỗi sơ. Cân nhắc việc tái sắp đặt betta vốn có hai hay ba lỗi nhẹ nếu cá bên cạnh trong hàng có ít lỗi nhẹ hơn. Việc liệt kê tất cả những lỗi sơ và nhẹ cho mỗi con betta và điểm trừ có thể cần thiết để xác định thí ngư nào đoạt các giải nhất, nhì và ba. Bảng lỗi ở trên cho thấy bao nhiêu điểm có thể bị trừ với mỗi loại lỗi. Thí ngư vốn có điểm trừ ít nhất đoạt giải nhất, kế tiếp là thí ngư với điểm trừ ít nhì đoạt giải nhì, và tương tự. 6) Ghi chép những con chiến thắng, ký vào thẻ đánh giá lớp, và chuyển sang lớp kế tiếp.