Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Sinh vật la.

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi peodung, 31/7/12.

  1. peodung

    peodung Banned

    rong bể của mình , khi thay nước, để í duới đáy bể có mấy con này, nhìn kĩ nó bỏ lổm ngổm , sởn hết da gà . Ai biết con này là gi và chỉ mình cách diệt với
    [​IMG]
     
  2. nguyenhunglong

    nguyenhunglong Active Member

    Sán đó bạn ơi, tên của nó là Planaria, một sinh vật không ai muốn gặp trong hồ thủy sinh, cách trị là dùng Fugacar hoặc thuốc diệt sán. Bạn lên Google đánh Planaria là có đầy đủ thông tin về nó.
     
  3. kenkpop1

    kenkpop1 New Member

    Sưu tầm từ web
    1. Đặc điểm sinh học:
    Planaria thuộc Ngành: Platyhelminthes (sán dẹp)
    Họ: Planariidae
    Thông thường thuật ngữ “Planaria” được dùng như một tên chung chỉ các loài thuộc họ Planariidae
    [​IMG]
    Chúng phân bổ rất nhiều nơi trên thế giới. Từ nước ngọt cho đến nước mặn. Một số loài được tìm thấy trên cạn, tại các khu vực ẩm ướt.
    Chúng di chuyển bằng các lông mao có chất nhờn dưới bụng vùng hạ bì. Một số loại di chuyển bằng cách uốn lượn toàn thân bởi sự co thắt của các cơ bắp.
    Giải phẫu sinh lý học:
    Planaria có hệ thống cơ quan rất đơn giản. Hệ thống tiêu hóa bao gồm: miệng, cổ họng, và một cấu trúc gọi là Gastrovascular. Miệng nằm phía dưới bụng, và tiết ra enzyme tiêu hóa thức ăn. Hệ tiêu hóa này nằm dọc theo thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể. Thực phẩm đi từ miệng đến cổ họng vào khoang Gastrovascular và khuyết tán tới các phần còn lại của cơ thể.
    [​IMG]
    Chúng hô hấp bằng cách khuyết tán qua các tế bào. Hệ thống bài tiết được làm bằng nhiều ống với các tế bào “ngọn lửa” dưới lỗ chân lông.
    Chúng có 2 dây thần kinh chính từ phía đầu não bộ và nối nhau ở phía đuôi. Dọc theo 2 dây thần kinh này có rất nhiều dây thần kinh nhỏ nối ngang, giống hình bậc thang.
    Sinh sản:
    Planaria là lưỡng tính. Sở hữu cả tinh hoàn và buồng trứng. Tuy nhiên, chúng không thể tự giao phối với nhau, mà phải có thêm 1 planaria khác. Có nghĩa là, tinh trùng của Planaria này sẽ phối hợp với trứng của Planaria khác, và ngược lại. Trứng của chúng có thể chống chọi được với môi trường bất lợi rất tốt. Người ta đã tìm thấy trứng của nó trong lớp băng.
    [​IMG]
    Cách sinh sản này thường gặp phổ biến trong quảng đời của chúng. Một dạng sinh sản khác, ít gặp hơn là sinh sản vô tính. Chúng có khả năng đặc biệt tái tạo lại cơ thể đã mất. Ví dụ như chia cắt chiều dọc hoặc chiều ngang của chúng thì sẽ tạo thành 2 cá thể riêng biệt.

    2. Vấn đề Planaria trong bể thủy sinh:
    Sự xuất hiện của Planaria trong Bể thủy sinh là do các sinh vật, cây cối, nguồn nước trong bể đã có trứng của Planaria. Và sự phát triển của chúng cho thấy dấu hiệu của thức ăn thừa và việc vệ sinh lớp nền không phù hợp.
    Một số người cho rằng chúng là vô hại đối với tôm tép và chỉ gây phiền nhiễu cho họ. Nhưng một số khác cho rằng chúng gây hại cho cá, tép ở giai đoạn còn nhỏ. Trong các hồ ươm cá, tép số lượng cá thể con được sinh ra tỉ lệ nghịch với số lượng Planaria.
    [​IMG]
    Vấn đề này cần nhiều các bằng chứng khoa học để khẳng định. Nhưng việc thức ăn dư thừa là nguyên nhân của tất cả vấn đề. Bao gồm cả sự xuất hiện của Planaria và cá, tép nuôi trong hồ chết. Và chúng ta bàn về việc đơn giản hơn là không ai thích Planaria trong hồ.

    3. Các biện pháp khắc phục:
    Hiện tại, có nhiều biện pháp được đưa ra cho việc giảm thiểu Planaria trong hồ thủy sinh do những người có kinh nghiệm thực hiện. Và tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các phương pháp này.
    Mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và mặt hạn chế của nó. Có thể sử dụng kết hợp hay riêng rẽ tùy theo hoàn cảnh Hồ thủy sinh của bạn!

    --- Dùng tay:
    Phương pháp này ai cũng nghĩ ra được. là dùng tay bắt chúng ra khỏi hồ.
    --- Nuôi cá ăn Planaria trong hồ thủy sinh:
    Phương pháp này là nuôi các loại cá có thể ăn Planaria như cá Lia thia (hoặc các loại cá thuộc họ Macropodus) trong hồ của bạn. Tuy nhiên bạn cần “huấn luyện” cho chúng (như huấn luyện chó săn). Có nghĩa là cần cho chúng nhịn đói và chỉ cho chúng ăn Planaria. Vì khi có thức ăn khác thì chúng sẽ ăn và món Planaria thì hơi khó nuốt (vì chúng có chất nhờn bao quanh cơ thể).
    Tuy nhiên, vấn đề nữa là các loại cá này sẽ xơi luôn cá và tép con mới chào đời.
    --- Dùng nhiệt:
    Bạn có thể dùng nhiệt để đun sôi bộ lọc và các thiết bị của Hồ và đun sôi luôn nước hồ để diệt Planaria. Nhưng việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hồ của bạn. Chắc các bạn đã biết. Và trứng của chúng có thể an toàn ở nhiệt độ cao.
    --- Dùng axit:
    Planaria không sống được trong môi trường có pH dưới 4. Do đó, bạn có thể tạo môi trường pH dưới 4 để diệt chúng, nhưng với trứng của Planaria thì không
    --- Dùng thuốc diệt giun:
    Phương pháp này thường được áp dụng rộng rãi nhất. Có nhiều loại thuốc diệt giun trên thị trường mà bạn có thể mua tại bất kỳ tiệm thuốc tây nào.
    Hiệu quả diệt của nó cũng rất tốt. Tuy nhiên nó cũng có khuyết điểm là: trứng của nó vẫn còn tồn tại, thứ hai là khi các Planaria chết đi và chìm xuống lớp nền sỏi hoặc vật liệu làm nền có kẻ hỡ thì sẽ tạo ra sự phân hủy = cá và tép của bạn cũng chết. Và không hóa chất nào là an toàn tuyệt đối cho cá, tép bạn đang nuôi.
    Khi dùng phương pháp này, cần thực hiện định kỳ lặp lại. Có thể hiểu như sau: sau khi dùng thuốc, các cá thể Planaria sẽ chết. Nhưng trứng còn. Khi trứng nở ra Planaria con thì bạn dùng tiếp thuốc, đến khi nào tiêu diệt hết chúng thì thôi. Và sau khi dùng thuốc 2-3 ngày bạn phải hút nền để loại bỏ các Planaria chết ra khỏi hồ.
    --- Làm bẫy Planaria
    Planaria rất thích ăn các loại thịt như: thịt bò, tôm cua,… Hãy dụ nó bằng 1 miếng nhựa nhỏ, bỏ thịt trên đó và khi chúng bò đến ăn thì lấy ra khỏi hồ.
    Tôi đưa một cách làm bẫy Planaria cho các bạn tham khảo như sau:
    Trước khi thực hiện phải ngưng cung cấp thức ăn cho hồ 1 tuần. Để Planaria thật sự đói. Dùng một lọ bằng nhựa, đáy khoét lỗ đủ lớn để Planaria có thể chui vào, nhưng đủ nhỏ để cá của bạn không mắc kẹt. Sau đó, cho thịt vào lọ và đặt vào bên trong hồ. Hãy tìm cách cố định nó dưới nền. Sau khi đặt bẫy, phải tắt đèn để chúng chủ động hơn. Và chờ chúng sập bẫy và lấy ra như trong hình.
    [​IMG]

    Có nhiều phương pháp để giải quyết nhưng cũng khá khó khăn. Đơn giản nhất là thức ăn bạn cho vào để nuôi sống cá tép là chỉ đủ cho chúng mà không dư thừa để Planaria có thể ăn và phát triển đầy hồ.
    __________________
     
  4. peodung

    peodung Banned

    cám ơn 2 bạn nhưng có cách nào dùng thuốc để diệt mà k ảnh hưởng đến cá k ?
     
  5. VNHiếu

    VNHiếu Active Member

    em nghĩ cách này là hay rồi anh Dũng ơi:
    --- Làm bẫy Planaria
    Planaria rất thích ăn các loại thịt như: thịt bò, tôm cua,… Hãy dụ nó bằng 1 miếng nhựa nhỏ, bỏ thịt trên đó và khi chúng bò đến ăn thì lấy ra khỏi hồ.
    Tôi đưa một cách làm bẫy Planaria cho các bạn tham khảo như sau:
    Trước khi thực hiện phải ngưng cung cấp thức ăn cho hồ 1 tuần. Để Planaria thật sự đói. Dùng một lọ bằng nhựa, đáy khoét lỗ đủ lớn để Planaria có thể chui vào, nhưng đủ nhỏ để cá của bạn không mắc kẹt. Sau đó, cho thịt vào lọ và đặt vào bên trong hồ. Hãy tìm cách cố định nó dưới nền. Sau khi đặt bẫy, phải tắt đèn để chúng chủ động hơn. Và chờ chúng sập bẫy và lấy ra như trong hình.
     
  6. peodung

    peodung Banned

    Đang kiếm thuốc thôi cách đấy k ăn thua
     
  7. Iloveguppy

    Iloveguppy Active Member

    Mấy con đó mà ko diệt nhanh là nó ăn thịt cá luôn đó bạn. Mình bị một lần rồi, nó bu con cá đến chết luôn, kết quả là ko con nào sống sót!
     
  8. peodung

    peodung Banned

    Mình cũng đi mấy e rồi :( ....
     
  9. clevernmc48

    clevernmc48 Banned

    nhà a hình như k có con này :D
     
  10. peodung

    peodung Banned

    Cho bèo ra chỗ khô rồi xem nó có k :))
     
  11. vitamint

    vitamint Active Member

    trong mấy thùng xốp của anh thì limit còn này :( nản qá
    ko biết làm thế nào
    trên bèo nhật cũng nhiều con này lắm hix hix
     
  12. clevernmc48

    clevernmc48 Banned

    a toàn bèo bé tí mà, chắc nó k bám
    lôi ra rửa, thay nước đi, chắc nữa thì ngâm omo vào bể
     
  13. peodung

    peodung Banned

    Thì từ bèo nhật ra mà :(, e nhìn sởn hết da gà . Thấy bảo dùng Fuggaca xử lí
     
  14. peodung

    peodung Banned

    Bám tất a ạ , k có con thì có trứng, đã dính rồi k tránh đc đâu.
     
  15. vitamint

    vitamint Active Member

    anh nhìn cái thùng xốp nhà a xong phải rửa tay lifeboy 2 3 lần luôn đấy
    sợ thật :(
     
  16. clevernmc48

    clevernmc48 Banned

    cuối tuần mà chia bèo, chú lây bệnh cho cả đoàn à :D
     
  17. nguyenhunglong

    nguyenhunglong Active Member

    Dùng Fugacar cũng được, hoặc nếu diệt tốt thì mua No-Planaria (bên APT có bán) hoặc thuốc diệt sán của N-B (diệt rất tốt), nhưng hai loại này không dùng cho hồ có cá, tép RC thì được. Mình còn 1 chai thuốc diệt sán N-B chưa dùng, sử dụng cho 100 lít nước, giá 150K, bạn có nhu cầu thì PM mình nhé. Thanks.
     
  18. peodung

    peodung Banned

    Thanks bạn nhưng mình ngoài HN.
     
  19. vitamint

    vitamint Active Member

    ai nuôi kiểu thùng xốp thì có hết còn nuôi bể kính thì ko có đâu thoái mái :))
     
  20. tigervakid

    tigervakid Active Member

    Cháu nghĩ có thẻ chú cho nhìu thức ăn quá đó ạ
     

Chia sẻ trang này