Bài dịch từ trang articles_ranchu_curve sideview: nhìn từ bên hông - mặt bên topview: nhìn từ trên xuống Sơ lược - Ranchu được lai tạo ở Trung Quốc; sau đó chúng được nhập khẩu, lai tạo phát triển, và trở nên nổi tiếng nhờ Nhật Bản. Ranchu vì không có vây lưng nên chúng trở nên ấn tượng nhờ đường cong của lưng. Mục đích của bài này là giới thiệu những kiểu đường cong lưng của dòng ranchu - Ở chợ cá, Ranchu đơn thuật được chia ra thành 2 dòng “sideview” và “topview”. Trong bài này, tôi chỉ đặc biệt phân loại theo kiểu nhìn ngang – sideview, cho dù đó là dòng ranchu topview hay sideview. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh rằng bài này chỉ là những phát hiện và kinh nghiệm từ bản thân. 1) Đường cong kiểu A - Trung Quốc - Người Nhật đã phát triển cách chơi và đưa ra một định nghĩa chuẩn về kiểu hình thân mình ranchu. Họ mô tả thân mình ranchu có hình dáng như đồng tiền vàng ( đồng Koban Kin) là kiểu hình được ưa chuộng nhất. Kiểu A1- Trung Quốc Koban kin Kiểu A2 - Trung Quốc - Mặc dù có nhiều tranh cãi đã chỉ ra sai lầm của Trung Quốc khi hiểu nhầm quan niệm của Nhật Bản về hình dạng đồng tiền có nghĩa là ranchu có mình hình tròn thay vì hình bầu dục; mặc dù vậy người Trung Quốc vẫn biết chính xác những kiểu hình ở trên. Nhiều chuyên gia lão luyện vẫn giữ lại kiểu hình thân mình tròn vô giá này trong bộ sưu tập riêng của họ. - Giống như cá đĩa, thân mình hình tròn khi nhìn side-view sẽ to hơn. Nhờ vậy mà con cá có thẻ phô diễn những cái vẩy lộng lẫy của chúng giống như được thấy ở cá rồng. Ngoài ra, ta sẽ cảm thấy những con Ranchu này to lớn và mạnh mẽ, nhìn rất cân bằng (không mập phì). Tôi còn nhớ là đã từng được một chuyên gia lão luyện Trung Quốc chỉ cho rằng “một con cá vàng đỉnh cao phải có một trọng tâm ở ngay vị trí giữa trung tâm và con cá phải luôn giữ được thăng bằng khi bơi” - Sự khác biệt chính giữa lionhead – lan thọ và ranchu là cái lưng cong độc nhất vô nhị của Ranchu. Thật đáng ngạc nhiên khi nhìn lại rằng phải mất bao nhiêu thời gian, qua nhiều thập kỷ phát triển mới có được đường cong tuyệt mỹ của Ranchu ngày nay. Nhưng thật không may, chúng vẫn còn hiếm và khó kiếm, đặc biệt là dòng có lưng cong phía trước theo kiểu Nhật Bản mà ta sẽ mô tả sau. Và có thể trong nhiều năm nữa, những con Ranchu đẹp sẽ mất đi vì bị đồng huyết. 2) Đường cong kiểu B - Trung Quốc - Nếu chỉ đơn thuần nhìn tổng thể hình dạng đường cong, kiểu ranchu này gần giống như hình con mắt – eyes. Lưng cong lên cao từ từ- vừa phải, bắt đầu từ đầu cho đến giữa thân mình và sau đó cong đều xuống – thật dốc tạo về phía đuôi. Đây tuyệt đối là một đường cong đẹp - Một điểm khác của kiểu cong này là chúng tạo nên hiệu quả giúp đuôi trông gắn thật chặt vào hông cá, đây là điểm mấu chốt quan trọng của cả ranchu sideview lẫn topview. Nhiều con ranchu topview đỉnh cao đều có tính chất này. Con ranchu sẽ nhìn đẹp cả topview lẫn sideview. Bởi vì lý do này, kiểu hình này thường được ưa chuộng. Chúng có thể thấy ở những trại Trung Quốc, Nhật Bản, Thái lan, Mã lai, Singapore. Tuy nhiên, kiểu hình này không phải con ranchu nào cũng dễ dàng đạt được. Những con cá đạt được chuẩn này là những con cá đẹp. Kiểu cong B1 Kiểu cong B2 3) Đường cong kiểu C - Trung Quốc - Ranchu kiểu này trông tương tự rachu được mô tả ở trên nếu nhìn tổng thể. Nhưng nếu quan sát kỹ, đường con đi lên từ từ, bắt đầu từ đầu cho đến kết thúc thân mình – vùng hông-eo và sau đó gập mạnh xuống gần như là 90 độ về phía đuôi. - Thông thường, kiểu cong này chấp nhận được, và có thể gọi là đẹp nữa. Tuy nhiên, vì tính chất kiểu đường cong này, trọng tâm của con cá không còn ở vị trí chính giữa nữa, khi con cá đứng yên, chúng sẽ xoay - nghiêng theo một kiểu lạ mắt. Kiểu cong C1 Kiểu cong C2 4) Kiểu đường cong D – Trung Quốc - Những con Ranchu này tương tự như lan thọ, lưng chỉ cong thoai thoải – hầu như là thẳng. Bởi vì lưng cong ít, nên chúng mất đi tính chất quan trọng của một Ranchu. Tuy nhiên, kiểu Ranchu này vẫn được chấp nhận và phổ biến rộng rãi. - Bạn sẽ hiểu lý do tại sao dòng ranchu này vẫn được chấp nhận và phổ biến, bởi vì đường cong lưng của chúng gần như là thẳng từ đầu tới eo và chỉ gấp xuống ở phần cuôi gốc đuôi, tính chất này giúp cho con cá trông thật tự nhiên giống như tính chất kiểu hình A đầu tiên. Một điểm đặc biệt hay nữa là kiểu hình Ranchu này có xu hướng phát triển đạt kích thước to hơn những kiểu ranchu khác, có khi tới 8 inch! Có lẽ vì nhờ đường cong lưng càng ít sẽ làm cho con cá nhìn dài hơn. Kiểu cong D1 Kiểu cong D2 5) Kiểu lưng cong A – Nhật Bản - Kiểu cong này thường được thấy ở những còn Ranchu hàng đỉnh cao, vì người Nhật Bản cho rằng : “ con Ranch đỉnh cao phải có 2 kiêu nhìn sideview và topview đều đẹp”. Thực tế là kiểu đường cong này gần tương tự như kiểu đường cong B – Trung Quốc mà ta đã đề cập - Điểm duy nhất khác biệt là đường cong nối giữa đầu và điểm giữa thân mình của ranchu kiểu A- Nhật thẳng hơn là kiểu B- Trung Quốc. Tiếc thay, kiểu hình đường con này gần đây chỉ tìm thấy ở nhưng người thích chơi sideview ranchu Kiểu cong A1 Kiểu cong A2 6) Kiểu đường cong B – Nhật Bản[/B] - Đây là kiểu đường cong kinh điển cho dòng Ranchu Nhật Bản. Như ta biết, dòng Ranchu Nhật Bản là topview Ranchu, mục đích là để chúng trông thật lớn khi nhìn từ trên xuống, đây là một đặc điểm cần thiết mà một Ranchu đẹp phải có. - Khi nhìn từ mặt bên – side view, đường cong của lưng gần như là phẳng, chúng chỉ cong khi gần về phía eo- hông. Thông thường, lúc này chúng sẽ cong thật dốc xuống dưới. Tuy nhiên, theo cá nhân tôi, kiểu cong này không thích hợp cho chơi side view. Kiểu cong B1 Kiểu cong B2
cong sao cũng đc miển nó đẹp trong mắt của mình là đc chứ cong chuẩn bị ng ta vớt hết rùi còn đâu :E hé hé