Phân loại Cá vàng đuôi bướm – dịch từ trang Fynn Mood Link http://www.fynnmood.com/articles_butterfly_trail.html - Khi cá vàng mắt lồi (Dragon eye) phát triển thành dòng có vây đuôi độc đáo với hình dạng như cánh bướm, lúc này tên của chúng sẽ được đổi thành dòng đuôi bướm (butterfly) - Trong chủ đề này, chúng ta sẽ phân loại và nêu ra đặc điểm riêng biệt của từng kiểu đuôi trong dòng đuôi bướm. - Quan điểm mỗi chúng ta đều khác nhau về nhận định vẻ đẹp, vì thế chủ đề này sẽ không đề cập đến hình dạng và chiều dài như thế nào là đẹp hoặc xấu. Tuy nhiên, cá vàng có rất nhiều kiểu hình trong mỗi dòng vì thế rất khó khăn trong việc xác định toàn bộ kiểu hình đuôi bướm. Do đó, những gì được tổng hợp sau đây chỉ là 1 ý kiến cá nhân về dòng đuôi bướm và hi vọng sẽ tổng hợp được hết các kiểu đuôi bướm đang lưu hành trên thị trường. - Đuôi tam giác (Delta tail) Đuôi bướm Delta cơ bản là đuôi hình tam giác. Cánh đuôi duỗi thẳng ra 2 bên. Đôi khi cánh đuôi của dòng delta có thể hơi nhô ra phía trước (về phía đầu) Bởi vì cánh đuôi của dòng đuôi bướm delta thường dài, nên đặc điểm quan trọng là cánh đuôi phải khỏe, chắc, nếu không đuôi sẽ rủ xuống khi con cá nghỉ. - Dòng thùy đuôi dài (Long lobe tail) Đuôi của dòng cá này có thùy đuôi (tail lobe – có lẽ là chiều dọc đuôi) bằng hoặc dài hơn 1 chút so với thân mình. Thông thường cánh đuôi đâm thẳng ra trước và kết thúc bằng móc nhẹ ra sau. Bờ cạnh ngoài của đuôi thì lõm vào. Một vài cá thể, đỉnh đuôi cong đối bên, như: thùy đuôi bên (P) gập qua (T), và thùy đuôi (T) hướng qua (P). Đuôi bướm thùy dài thường được ưa chuộng, bởi vì thùy đuôi dài, nên cá sẽ bơi khó khăn, nên nhìn rất vui mắt. - Đuôi tosakin Bên trái là hình của cá vàng tosakin Nhật, có vòng đuôi cong chuẩn. Sống đuôi giữa dính 2 đuôi lại với nhau và không tách ra. Đuôi không chia. Cánh đuôi đâm thẳng ra phía trước và xoắn đột ngột ra phía sau. Đường viền trên đuôi giống như hàng trăm nếp gấp, đem lại cho đuôi cá hình dáng răng cưa. Cá vàng đuôi bướm dạng tosakin tuy hiếm nhưng vẫn có thể “săn” được. Chúng khó sinh sản bởi vì chúng khó giữ thăng bằng về phía đầu (??). Tuy nhiên, dòng cá này rất đẹp và độc đáo. - Đuôi hình thang (trapezium tail) Đuôi bướm hình thang có đuôi được chia ra ở giữa ra làm 2 rất ít. Một vài con, khi ở trạng thái đứng yên, đường phân chia ở giữa dường như khó nhận ra. Cánh đuôi có thể hướng về phía đầu. Điểm khác biệt chính của dòng đuôi hình thang (trapezium tail) và hình tam giác (delta tail) là độ nghiêng của cạnh đuôi (đường màu tím của hình trên), nối giữa góc cánh đuôi (điểm màu xanh lá) tới đỉnh đuôi (điểm màu xanh dương) không nghiêng nhiều như đuôi bướm hình tam giác (delta tail) - Đuôi lụa (silk tail) Đuôi của dòng này thông thường sẽ tạo thành hình bán nguyệt. Rất khó kiếm dòng đuôi bướm lụa có cánh đuôi khỏe để giữa cho đuôi luôn căng rộng. Người Trung Quốc dường như phân loại dòng đuôi bướm lụa vào dòng đuôi bướm có sống đuôi mềm. Họ không quan tâm đến hình dáng của đuôi, dòng nào khi bơi đuôi cá như mảnh vải lụa trôi trong nước là được gọi dòng có sống đuôi mềm. Mặc dù đuôi bướm lụa không căng-đàn hồi như những dòng đuôi bướm khác, nhưng vẻ đẹp riêng của chúng là rất duyên dáng. - Đuôi lửa (fiery tail) Bất cứ đuôi bướm nào có đuôi mở rộng ở giữa và vây đuôi trải lớn đều được xếp vào dòng đuôi lửa. Trong dòng đuôi này, còn nhiều kiểu hình khác nhau nữa, như là: cánh đuôi có thể cong xuống (hình bên trái), hay đỉnh đuôi nhọn, v.v… Đuôi lửa được định nghĩa như 1 điều gì đó có “đặc tính xúc cảm mạnh”. Điều này thực sự đúng với dòng đuôi lửa. Cách bơi dòng này mạnh mẽ và ấn tượng. Vì đuôi rộng nhưng lại ngắn, nên đuôi của chúng như vẫy liên tục khi lao trong nước. Giống như con bướm đang vờn quanh bông hoa. - Đuôi Shuan Shu Trong khi hầu hết đuôi bướm có vây đuôi xòe ngang rộng hoặc xòe xuống phía sau, nhưng đặc điểm độc nhất vô nhị của dòng đuôi bướm này là phần lớn vây đuôi nằm về phía trước so với đường ngang hông của con cá – waist line (đường đi ngang qua điểm giữa thân và đuôi cá, như hình vẽ) Hình dạng của mỗi bên đuôi giống như lược Trung Quốc. Vì dòng mắt lồi đuôi bướm (Dragon eye butterfly) bắt nguồn từ Trung Quốc, và tiếng Trung cái lược là Shu Zi, vì thế dòng đuôi bướm này được đặt tên là dòng đuôi bướm – Shu Đuôi bướm 12-điểm-đỏ (twelve spots red) - Đây là 1 dòng hiếm của mắt lồi đuôi bướm. 12 điểm màu đỏ tại vị trí: môi (1), mắt (2), vây lưng (1), đuôi (2), vây hậu môn (2), vây bơi (2), vây bụng (2). Đuôi bướm 12-điểm-đỏ ngoài màu đỏ thì thân mình chỉ có 1 màu trắng. Màu đỏ phải sáng và sặc sỡ. - Dòng cá này hiếm vì màu này thường hay thay đổi, không cố định và không di truyền qua thế hệ sau. Nói cách khác sở hữu dòng cá đuôi bướm 12-điểm-đỏ như hình dưới chỉ là kết quả của sự MAY MẮN. Đuôi bướm Sakura - Sakura là 1 thuật ngữ tương đối mới dùng cho cá vàng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ cây Prunus serrulata, một loại hoa anh đào. Như vậy, cá vàng Sakura phải chăng bắt nguồn từ Nhật Bản? Rất khó để biết đất nước nào hoặc nghệ nhân lai tạo ra hay đặt tên một dòng cá vàng nào đấy. Như có thể chắc chắn rằng, người đã đặt ra cái tên, và lai tạo dòng cá vàng này là 1 nghệ nhân thiên tài. - Như vậy, Cá vàng Sakura thực sự là gì? Trong các thuật ngữ về cá vàng, Sakura là dòng cá có 2 màu trắng, đỏ và vẩy chìm. Chúng có thể là: Ruykin Sakura, ranchu Sakura, butterfly Sakura, v.v... Nhưng màu lý tưởng nhất là những mảng, vệt màu đỏ trên nền trắng phủ khắp thân cá. Màu đỏ trên mình cá thực sự chỉ là màu cam. Tuy nhiên khi kết hợp với màu nền chìm bên dưới, mảng màu đỏ sẽ rất đẹp và gần giống màu hồng hoa anh đào. - Cá vàng Sakura thực sự là dòng cá vàng Calico. Vì thế Sakura được tìm thấy trong bầy Calico. Đã có nhiều người cho lai thử Sakura & đỏ-trắng, Sakura&Sakura, Calico&Sakura,... Họ đều thất bại trong việc tăng tỉ lệ cá vàng Sakura trong bầy con. Hay nói cách khác, Sakura chỉ là màu được chọn lựa ra trong bầy con, chứ không phải do lai tạo có mục đích. Một số hình anh về Đuôi bướm-Sakura Butterfly này sẽ trở thành butterfly-Sakura sau này.... Có phải là Sakura? Em đuôi bướm này thì sao? có phải Sakura? Một số hình ảnh sưu tầm từ trang chinasfinestgoldfish.com Black Gold Black Red White Tri-colors (nếu dịch sai mong các fan cá vàng sửa lại) Chúc mọi người nhiều niềm vui meatfish
Cám ơn bài dịch của anh rất nhiều . Nhà em hình như cũng gần đủ bộ sưu tập các loại đuôi này rồi. Để ngày nào rảnh em chụp hình lại các em nó. Em vẫn thích nhất loại đuôi tosakin
Những bài viết-dịch hay có hình ảnh minh hoạ đầy đủ như thế này sẽ giúp diễn đàn ngày cành đông vui đó E. 10 điểm cho một đóng góp tích cực.
Meatfish ơi ! Cá đuôi bướm đuôi bị rách hay không chuẩn, thì mình cắt đi dưỡng lại thì có đc ko vậy ?
Đang thích sưu tầm các em này. Giờ lục lại bài viết thấy rất hữu ích. Thanks bạn meatfish. Chẳng biết săn các em này ở đâu. Mong AE chỉ giúp!
Cho em 2 bé này hả Anh ? OK em về em sẽ qua xin, lúc đó đừng có nói ko biết em Là ai nha. Cá bột nở rồi Anh ạ, đc có hơn chục bé, số trứng còn lại hỏng hết rồi. Lần đầu vậy coi như cũng đc rồi, rút kinh nghiệm lần sau hihi
Dòng này đẹp và hay bán nhất là tiệm Cao Quý đường Trần Hưng Đạo Bác có thể liên hệ chủ tiệm khi nào hàng về thì liên hệ hoặc là làm quen với anh em, có hàng về thì gọi nhau đi săn