Vào diễn đàn đã gần 2 năm nhưng chưa có bài viết nào để đóng góp cho box 7 màu, hôm nay quantran xin có 1 bài viết để anh em bình luận cho vui. Bài viết này chỉ là nhận xét riêng của mình, có sai sót xin các bạn chỉnh sửa thêm, thanks:rose: 1/ Dòng cá: Đầu tiên mình xin nhận xét về dòng cá 7 màu, 7 màu có hơn 100 dòng khác nhau nhưng nhìn chung mình thấy chỉ có 2 dòng chính, đó là Tuxedo và dòng cá thường (chưa biết tên nên mình gọi cá thường) - Dòng tuxedo gồm: Platium, Full Black, Blue sky, blue topaz, blue sky... có hình dạng như miệng dẹp, thân tròn, mắt to. Dòng này khỏe và sinh sản rất nhiều. - Dòng thường gồm: Red grass, Blue Grass, Red lace, full red, king lace... có hình dạng như thân thon dài, mắt nhỏ. Dòng này yếu hơn dòng tuxedo và sinh sản ít. 2/ Dòng Ribon, Sw và Merah: * Tại sao lại có cá mắt đỏ, Ribon, Sw và Merah? - Theo mình nghĩ đó là do đột biến gen qua tác động của con người, có sự tác động của công nghệ vào đây như: thụ tinh ống nghiệm, chiếu tia X... Riêng mình thì thử lai tạo giữa các dòng với nhau nên có kết quả như sau: Lai các dòng cùng loại, tất cả các trống đều ko ribon và sw nhưng có gen Sw, chỉ khác biệt giữa cá mái: + Cá mái thường: đẻ ra 2-5% sw, 95-98% cá thường. + Cá ribon: tỷ lệ 5% Sw ribon, 50% ribon, 45% ko ribon. + Cá Sw: 20-30% Sw, 70-80% cá thường. + Cá Merah: 100% merah chuẩn hoặc ko chuẩn. + Cá ko ribon có gen sw: 10% sw ko ribon, 90% cá thường. + Cá có ribon có gen sw: 15% sw có ribon, 40% ribon, 45% cá thường. (Đây chỉ nhà nhận xét riêng của cá mình lai tạo, tỷ lệ có thể thay đổi tùy theo chất lượng giống và dòng cá) Qua quá trình lai tạo mình có thể giải thích rõ các thắc mắc của các bạn trên diễn đàn như: * Cá con giống cá cha hay cá mẹ? - Theo mình thì 70% giống cá cha và 30% giống cá mẹ. * Gen Sw và ribon liên quan gì đến nhau? - Lúc đầu mình cứ nghĩ dòng Ribon là dòng thoái hóa của gen Sw, nhưng thật ra đây là 2 dòng gen riêng biệt, cá sw chuẩn khi sinh cá con hoàn toàn ko có ribon, chỉ sinh ra Sw hoặc cá thường. Riêng con trống có gen Sw thì lai với các con mái ribon hoặc thường (có hoặc ko có gen Sw) thì vẫn ra dòng Sw có hoặc ko có ribon nhưng ko chuẩn khi cá mẹ là Sw thực thụ. Ngoài ra dòng merah thì cũng tương tự dòng gen Sw, nó cũng cho ra cá con tỷ lệ như vậy, mình ko có nhận xét về dòng này. * Lai tạo 1 dòng cá mới có dễ dàng ko? - Hoàn toàn ko dễ chút nào, lai 1 dòng cá mất ít nhất cũng 2 năm, lai từ thuần về màu sắc, màu mắt, thân hình, đuôi... về cái này mình chưa đủ năng lực để lai tạo Mình chỉ nhận xét đến đây thôi, các bạn có bổ sung, chỉnh sửa, hoặc có câu hỏi nào thêm thì mình cùng vào topic này để góp ý nhé!
Hi quantran-các bạn Mình thấy bài của bạn cũng không mới hơn bài của Mr VNReddvil. Duy có phần nghiên cứu về cái dzụ sw,rb của bạn thì hay đó. Theo định luật của menden thì có thể tính ra hết các biến .Chỉ khó ở 2 điểm : -Không biết cặp cá đang sở hữu ở bước thứ mấy,vì kiểu hình chưa chắc đã thể hiện hết kiểu gen. -Đảm bảo tất cả các con non đều tồn tại đến khi trưởng thành. Mình chỉ mới chơi cá thôi,thích lụm lặt các bài trên net nên chưa chắc đã nhận định đúng rất mong được giúp đỡ.
Thanks em Bạn nhận định hoàn toàn đúng, mình chỉ lựa chọn ra những cá thể có kiểu hình và phỏng đoán kiểu gen để lai tạo thôi. Thật sự mình chưa có khả năng xác định kiểu gen cụ thể đâu. Thanks bạn đã góp ý. Thanks bạn Các bạn có góp ý gì thêm cho vui
Không thể nào tìm được bước lai tạo là "bước" thứ mấy, dòng P hay F1, F2, ... Fn đc, vì chẳng có ai có thể khắng đi 100% P của mình là thuần chủng cả. Ứng dụng ở Menden là ở chỗ, cá con khi tạo ra, ở cả con có nhiều cặp tính trạng lặn hay nhiều cặp tính trạng trội thì số lượng của chúng sẽ ít hơn đại đa số cá con chia sẽ đồng đều cặp tính trạng của cha mẹ thôi. Vd: P là XX và xx F1: Xx và Xx (giai đoạn chúng ta có cá là ở giai đoạn này) F2: XX và 2Xx và xx (tỷ lệ cá là 1:2:1) Bảo đảm tất cả các con đều tồn tại đến khi trưởng thành => không cần thiết, nếu được nên chọn lọc gắt gao các đời con, giữ lại những con có thể trạng tốt, màu đẹp, ít hay không có dị tật thôi