Chẳng biết đặt tính sinh học của con betta là gì mà nó hay thích phi thân ra ngoài. Hiên nay, chưa có dẫn chứng khoa học nào xác định điều này. Hễ mình quên đậy cái hồ lại một cái là một em lên đường. Lần mới đây, mình đã cẩn thận hạ mực nước hồ xuống che đậy cẩn thận mà con cá cứ không cánh mà bay. Tức ói máu, đi bà 3 con mái giống rồi ! Anh em nào bị như mình vào chia sẻ kinh nghiệm về nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này với ! Kiểu này chắc phải mua lưới về đậy lại cho chắc ăn. Sợ quá rồi !
hạ mực nước thấp xuống đi bạn,có thể là do cá hoản quá nên....làm liều đó!!!thấy bóng ng qua lại hoặc tiếng bước chân cũng lam em nó "run cầm cập" rồi
Mưa quá cá muốn đi bơi ấy mà P/s : có thể cá bị sốc nước, hoặc bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào hồ làm cho nhiệt độ nóng quá và làm cá nhảy ra.
Nơi nuôi cá ở trên sân thượng rất ít người qua lại bác à ! Cũng tùy con thôi, có con còn, con phi ! Mình nghĩ nhiệt độ nước không ảnh hưởng đến sự phi thân của cá. Mình đã cẩn thận che đậy rất kĩ bạn à, chỉ chừa khe hở chừng 0,5 cm cho cá thở. Kỹ cỡ đó mà còn mất cá, hãi quá ! Mình quan sát thấy tập tính thích phi thân của cá, xảy ra khi còn cá, ở một mình không kè hoặc không ăn. Cá thường bơi qua lại quanh hồ, thân người thu về trước cố phóng ra ngoài. Dường như cá cũng như chim, nó ý thức được sự tù túng nên muốn phi thân để tìm đến vùng sông hồ rộng lớn (hồ đâu không thấy, thấy mấy chú kiến kéo đàn kéo lũ đang chờ sẵn). Tập tính này thường thấy ở họ cá rô, cá lóc...Chúng thường "lóc" đi khi cảm thấy môi trường sống quá nhỏ hoặc không đủ điều kiện cẩn thiết. Cá lóc phi thân qua mặt đường để đi tìm ao mới, cá rô cũng vậy. Từ đó suy ra cá lia thia cũng vậy. Tốt nhất ta nên dùng lưới che đậy lại hồ cho chắc ăn. Các bạn có thể thí nghiệm đơn gian như sau, bắt 1 con betta cho vào một cái tô nhỏ chừng 10 -15cm, để mực nước vừa phải. Tôi chắc đến 90% rằng từ lúc ta thí nghiệm đến sáng hôm sau cá sẽ phi thân ra ngoài thôi. Đây là đặc tính tự nhiên của chúng để tự giải thoát trong ao, đầm, vũng đìa thiên nhiên. Đằng này ta nuôi chúng trong môi trường nhân tạo thì phi thân đồng nghĩa với "cái chết" mà thôi.
hông biết luôn! mình thì có 4 cái thau cở 25x53(cm) cá con 3 thau cá mái 1 thau. cá con thì lâu lâu bay ra 1,2 em! nghĩ do cắn nhau, nên cho ăn đều! lần thứ 2: cũng phi ra! mình sợ nên nuôi bèo chừa 1 cái hố nước ở giữa còn bèo thì bao xung quanh! tạm được! lần thứ 3: con chuột! hix nó quậy tưng bừng! anh em betta bay veo véo! chết vài con rồi giờ phải bắt chuộc và kỹ càng thôi!
Cũng có thể do chỗ ở chật chôi hoặc bể bé mà mật độ cá cao thì rất hay phi thân, betta thì mình chưa có trường hợp xảy ra vì mình nuôi hồ khá thoải mái nhưng ngày trước nuôi cá kiếm trong cái chậu trông cây đáy bé miệng to thì cá rất hay nhảy ra...Mình cũng có giả thiết rằng vì nuôi trong chậu trồng cây đáy bé miệng to nên cá con nào giành đc phần đáy thì có lẽ coi như cả bể thuộc về nó nên nó bợp mấy con kia chạy đến nỗi bay ra ngoài
Mùa mưa cá hay nhảy ra nhất, để ý lúc trời chuyển mưa cá trong hồ bắt đầu có dấu hiệu laoi nhoi rồi, phải đậy lại cẩn thận thôi. Không thì bọn nó đi theo "tiếng gọi nơi hoang dã" mất !
Bonus cái clip bọn cá rô vượt cạn, cá betta cũng đâu thua kém. Bọn nó phi thân ra xa chừng 5 -6 m làm mình tìm hoài, nhìn theo dấu bọn kiến là biết ngay, nơi em nó an nghỉ. [video=youtube;wRD4oyo7IVM]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=wRD4oyo7IVM[/video]
Mình chưa gặp trường hợp "tự nhiên phi thân" bao giờ, hồ nuôi cũng chỉ cỡ 15-18cm thôi. Có 3 lần cá nhảy ra ngoài: 1. em cá mái trong chai nước suối 1,5l --> hồ quá nhỏ 2. Em trống bị nấm, bơi loạn xạ, rồi nhảy --> Cá bị nấm, bệnh, sinh hoảng, muốn nhảy (bực bội) 3. Em trống rất bình thường, mình làm rớt đồ quá mạnh, cá nhảy --> mẫn cảm với tiếng động mạnh, hoảng loạn và nhảy Về cái gọi là tập tính thì mình chỉ biết loáng thoáng, kiểu như đó là tập tính di cư và sinh sản của cá đồng hoang dã. Tới mùa mưa (mùa sinh sản của các loại cá đồng như lóc, rô....), chúng thường tìm cách nhảy, vượt cạn ra các ruộng, ao hồ khác để sinh sản, hoặc di cư sang vùng mới để tăng diện tích ở, thêm nguồn thức ăn cho cá con. Còn betta là loài cá cảnh đã được lai tạo thuần dưỡng nhiều đời. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn 1 số con còn giữ bản năng thời hoang dã thôi.
Ngày trước, mình chơi cá đá, cũng hay bị nhảy. Cá thường nhảy khi gặp các trường hợp sau: 1.Bị bỏ vào một cái to hoặc chén quá nhỏ (tráng men trắng) - loại này rất dễ làm cá phi thân. 2.Nước quá đầy cũng khiến cá phi thân. 3.Cá mái bị trống dí, phải phi thân. 4.Thằng lằn câu cũng phi thân, mà có điều bị mất cái đầu - bọn thằng lằn thường cắn đầu cá. 5.Tự nhiên phi thân - như trường hợp mình vừa bị chưa rõ nguyên nhân Betta dù là cá thuần dưỡng ! Song bản tính tự nhiên cũng còn thể hiện khá rõ. Cá tự nhiên rất thường hay nhảy. Lúc trước mình có ông anh ở Thủ Đức tát mương cho 1 cặp bã trầu rất đẹp, to bằng ngón cái. Vào hủ được một ngày là phi ngay. Không những betta hoang dã, các loài cá đồng cũng rất hay phi thân khi bị "nhốt" như: rô, lóc, trê...Dường như cá có ý thức về sự giam cầm...Cá cho vào hồ rộng, nước sậm màu, sẽ ít phi thân hơn cá cho vào hồ nhỏ nước trong vì bản năng cho chúng biết sự an toàn. Dân gian có câu "cá chậu chim lồng" nuôi cá trong hũ cũng là một cách nhốt nó. Vì thế cá sẽ phi thân để tự giải thoát khi gặp bất lợi về các yếu tốt ngoại cảnh như anh em đã nêu trên... Ở chó tuy là loài thuần dưỡng từ sói, xong cũng có con hiền con dữ. Nhiều con sau khi đi hoang thường nhập bầy và săn mồi như sói - một chương trình truyền hình mình từng xem về giống chó chăn cừu khi bị bỏ hoang. Cá betta tuy thuần dưỡng thật nhưng cũng rất gần cá hoang dã, nhiều dòng cũng từ cá hoang dã lai ra như: rồng đỏ, copper vv..nên yếu tốt hên xui về vấn đề cá nhảy có lẽ cũng một phần ảnh hưởng bởi yếu tố nói trên.Vậy nên ta cần đề cao cảnh giác bằng cách đậy hồ kĩ càng, để không phải nuối tiếc vì phút sao lãng vấn đề bảo vệ cá giống. Cẩn tắc vô áy náy không sai chút nào!