Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Loài cá bảy màu thứ 3 mới được phát hiện (sau Poecilia reticulata và Poecilia wingei)

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi mgz, 27/10/10.

  1. mgz

    mgz Active Member

    Phát hiện tại lưu vực sông Oropuche ở Trinidad và tài liệu khoa học được đăng trên journaL ZOOTAXA vào năm 2009 , loài này có thể lai với bảy màu thường sinh sản được.


    ở chỗ phát hiện loại này, lúc 1 giờ trưa, tháng 2/2008, nhiệt độ ngoài trời là 25.5°C thì môi trường nước của loài này sinh sống đo được như sau : nước trong, nhiệt độ 22.5°C, độ cứng 5-10, dẫn điện 51mS, pH 7, nitrate 0, nitrite 0.


    Hình a, b, c là loài mới.

    [​IMG]

    nhìn sơ qua khá giống loài 7 màu rừng (endler) có điều loài mới đã được xác minh qua kiểm tra DNA/ADN thì đúng là mới thật.

    hy vọng loài này sẽ sớm có mặt tại VN trong 1 tương lai không xa cho anh em nghịch :)
     
  2. khacngoc1992

    khacngoc1992 Active Member

    khác gì ender nhở bác
    chắc en đờ ăn nhầm thuốc sâu đột biến NST ==> gen mới :))
     
  3. hi_box

    hi_box Active Member

    mới mà ko đẹp thì nuôi chi cho mệt ^^
     
  4. nhsang

    nhsang Active Member

    hình C khúc sông gần nhà em có nhìu lắm :d
     
  5. longnguyen_lvbank

    longnguyen_lvbank Active Member

    Thành thật mà nói thì mấy em này giống mấy em bảy màu ruộng, cái khác là ở chỗ bọn này có tên tuổi và nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng ;)
     
  6. DuyDT

    DuyDT Active Member

    Em B vãy sáng quá.
     
  7. trunghq

    trunghq Banned

    Nghiên cứu thì phải rõ ràng chứ bây giờ tập hợp 7 màu Hà Nội lại toàn 7 màu bể cubic, bể xi măng, bể máng nhựa,... cũng chả hơn cái mác ruộng đâu :) :D =).
     
  8. vnalazy

    vnalazy Active Member

    theo một số người bán cá bảo, cá như hình b là cá xấu, họ toàn vứt đi thôi :(
     
  9. trunghq

    trunghq Banned

    Có vấn đề thế này đưa ra các bác cùng trao đổi với mình. Số là mình đã nuôi cả tép với cá mún và 7 màu cống. Mình nhận thấy tình trạng đồng huyết khiến tép đỏ màu nhạt đi là có xảy ra. Có thể khắc phục bằng cách dùng nền màu tối giúp tép nổi màu đỏ vốn có (giống tắc kè) nhưng khi cho ra bể trơ ai trắng ai đen rõ cả. Thấy các bác có đàn tép được lai từ nhiều nguồn giải quyết được lo lắng này.

    Vấn đề cảm giác chỉ có thể nếu như không đọc bài trên mạng thấy anh em cũng cùng ý kiến nên lai tạo các đàn 7 màu cùng giống để duy trì giống đẹp hoặc lai được dòng mới xịn hơn. Điển hình như 7 màu cống mình thấy không có gì đặc biệt lắm nhưng biểu hiện của đồng huyết mình thấy cũng không nhiều, cá con không khác nhiều lắm so với cá bố mẹ. Các em ý sống khá lâu ngoài cống, không ai can thiệp vô quần thể đó cả.

    7 màu rừng của bác Hòa cũng có thể coi là một ví dụ, nhìn như nhân bản vô tính chứ không tới mức bị xấu đi như lời bàn có đọc qua trên vài diễn đàn. Với mún, kiếm, bình tích thì chả thấy hiện tuợng gì. Chuyện đồng huyết khiến 7 màu mất một số nét đẹp đáng được ca ngợi là có nhưng không biết cụ thể thế nào? Mong anh em cho vài ví dụ qua ảnh chụp các đời cá tự nuôi nhé.

    Ví dụ như mấy ảnh trong link đầu, mình thấy với môi trường ruộng hay suối, các đàn bị cô lập trong một không gian riêng. Sự trao đổi giữa các đàn khác nhau tại các địa phương xa xôi như Tép Ong Đen ở Huế và Yên Bái mình nghĩ là có nhưng không thể nhiều. Vậy các giống như trong hình bài 1 sau nhiều thế hệ lại cận huyết sẽ xảy ra hiện tượng gì? Việc nuôi trong nhà mình nghĩ cũng không khác như ngoài thiên nhiên là bao.

    Với 7 màu trên này, giả sử con bố 100% đen xì, đỏ lè còn con con có cái bụng hơi trắng, bị lai đi một số chi tiết chắc bác nào cầu kì sẽ lảng ngay sang em khác. Rồi sau đó lại mua cùng loại cá đó từ bác khác hoặc giàu hơn nhập thẳng từ Thái hoặc Trung Quốc về. Cách mọi người giữ giống có phải như thế ko? Nếu không làm vậy thế hệ f2 f3 sau này sẽ thế nào?

    Hiện mình tính thả mấy em 7 màu rừng và 7 màu cống vào 2 bể to để các em tự sinh tự diệt xem con cái có ổn ko? Mình thích nuôi con đàn cháu đống như mấy bác SG có bể xi măng trên box ấy. Không biết ý mọi người thế nào, có gì cho mình mấy lời tư vấn. Đồng huyết có ảnh hưởng nhiều không và nên xử lý vấn đề này thế nào?
     
  10. tikkun_olam

    tikkun_olam Active Member

    mấy loại a,b,c thì vẻ ngoài cơ bản không khác nhiều so với 7 màu ruộng Việt Nam. 7 màu ruộng Việt Nam cũng có xuất xừ là ruộng, mương Việt Nam đấy chứ. Còn nghiên cứu DNA thì chắc là chưa ai làm, hoặc là có làm rồi thì nó là một phân nhóm của họ nhà 7 màu. Về cơ bản thì các loài đẹp bây giờ cũng được lai tạo từ thiên nhiên mà ra cả thôi mà. Quan trọng là khi người ta bỏ công ra nghiên cứu và công bố thông tin rộng rãi ra thế giới, công bố với ngành khoa học thì nó được đặt tên trước. Nói chung cứ cá đẹp thì chơi, có thêm cá thì càng tốt hihi.
     
  11. hufahp

    hufahp Active Member

    đã từng nuôi giống tương tự c d và h . Hiện nhà vẫn còn vài con d. Hình như lại còn có tí rb mới đau . hi hi
     
  12. longnguyen_lvbank

    longnguyen_lvbank Active Member

    Thôi, bác đứng show hàng nữa, bác làm em nhớ lại mấy con endler bác tặng em, đã endler lại còn ribbon "xấu" không chịu được, :p lúc nó chết tí thì ốm :))
     
  13. hufahp

    hufahp Active Member

    Tìm được bức ảnh chụp hồi lâu, con này trông không giống lắm

    [​IMG]
     
  14. tikkun_olam

    tikkun_olam Active Member

    thì nó đã lai tạo qua nhiều đời rồi mờ anh, ảnh trên là ảnh cá ngoài tự nhiên, còn cá của anh là cá nuôi thuần dưỡng qua n đời rồi thì phải khác chứ lị :)
     
  15. quantran

    quantran Active Member

    Vậy là các nhà lai tạo lại có thêm 1 nguồn gen mới để phát triển, cung hỷ cung hỷ.....
     
  16. dsymphony

    dsymphony Active Member

    Cá bị thoái hóa thì cá có diện tích các sắc thể xám đục cao. Có lẽ mỗi người ý thích khác nhau, theo mình, mình lại không thích màu xám đục này lắm, nhất là cá ngoài tiệm, hầu như cá nào màu thân cũng có các sắc tố xám đục (xám đục nhé, full black hay blue moscow màu thân ánh kim chứ không phải đục đục như cá ở các tiệm cá 1k - 3k/con đâu). Cá bị thoái hóa là do lai quá nhiều với các dòng cá khác, tại mỗi dòng đó, đều ít nhiều có các sắc tố màu xám đục các sắc tố này là gen trội (chỉ có các dòng albino là tránh được trường hợp này), do đó cơ thể cá càng ngày càng có nhiều sắc tố xám, mà theo mình là xấu, do đó cần loại bỏ.

    Cá bị trùng huyết không mất đi một số nét đẹp đáng được ca ngợi, mà là chúng yếu hơn và nhỏ hơn, vd như đuôi nhỏ hơn hay "mỏng" hơn, cá lên màu không được đậm nét (cá từ 4 tháng trở lên được xem như đã lên màu hoàn toàn), cá kén ăn và bị còi, gãy lưng, gãy đuôi ... đều là các hiện tượng của đồng huyết. Là do môi trường nuôi của chúng ta không "mở" mà hạn chế rất nhiều, nên các cá thể yếu này lai lại với bầy, càng ngày bầy đó sẽ yếu hơn, trong tự nhiên thì chúng dễ chết hơn và bị thải loại 1 cách tự nhiên. Do đó, nếu chọn lọc đàn kỹ càng thì cũng tránh được hiện tượng cá xấu, nhưng đôi khi, chúng không được "con đàn cháu đống" để ta tự do thải loại các con cá xấu, đôi khi đàn con chỉ đc 10 con, thì chẳng lẽ bỏ 5 con xấu ... nên đôi khi người ta "làm mới" lại dòng cá đó, tất nhiên là không phải lai với dòng cá khác rồi. và ... chẳng mấy ng giữ lại cá trùng huyết nên cũng khó có hình cho bạn tham khảo lắm
     
  17. longnguyen_lvbank

    longnguyen_lvbank Active Member

    Con anh tặng em cũng giống thề này đấy, nhưng em nuôi mãi nó chả lớn, hay là cái giống nó bé vậy hả a?
     
  18. hufahp

    hufahp Active Member

    Nó được lai giữa endler mái rb và 7 màu ruộng trống. Thế nên nó mới nhỏ đẹp như vậy. Chứ to vật vã như 7 màu ruộng lại xấu lắm
     
  19. trunghq

    trunghq Banned

    @dsymphony: Em có nên tách bầy cá con, từ quần thể bố mẹ dưới 10, thành 2 3 bầy để tránh giao phối sớm rồi tách dần mấy em xấu ra và chỉ lai các em đẹp với nhau không anh? Đực em nghĩ quan sát được nhưng mấy con cái ví dụ 7 màu rừng nhìn rất giống nhau, không lẽ chỉ lọc mỗi đực. Ngoài ra, với các đời tiếp theo nên xử lý tiếp thế nào hả anh? Vụ lai nhiều gây ra một vài vấn đề nhỏ xin anh nói rõ luôn nhé, đặc biệt là đoạn Abino không bị ảnh hưởng vì ở nhà em đang có 2 em Anibo Kem. Rất cảm ơn anh vì bài viết rất chi tiết.
     
  20. dsymphony

    dsymphony Active Member

    À, nói vụ Albino cho nóng sốt trước hen :D
    Albino nghĩa là "bị bạch tạng" hay cơ thể thiếu 1 số sắc tố trong quá trình phát triển từ cặp nhiễm sắc thể. Đối với cá 7 màu, sắc tố bị thiếu chính là xám đục, điều này khiến cho mắt cá không có màu đen như cá bình thường, mà thể hiện màu đỏ hồng của máu cá, nghĩa là trên thực tế, mắt của cá albino không có màu nền, điều này khiến cho cá có khả năng quan sát kém, cá mẹ dễ ăn sạch cá con sau khi đẻ, cá khó ăn v.v.. Cũng vì thiếu sắc tố như thế, sức đề kháng của chúng thấp, và yếu hơn cá thường, nhất là cá có sự phân bố màu xám đục cao (cá chợ hay cá ngoài tiệm thường rất dễ nuôi và khỏe).
    Thế nhưng lợi thế của cá albino là chúng không bị xuất hiện màu xám đục, cho dù lai với bao nhiêu dòng albino khác đi chăng nữa thì cũng không có được một chú albino có màu xám. Vì vậy, nếu có các dòng albino, dù ta lai chéo tùm lum, cũng không sợ ra 1 dòng cá mà theo mình (theo mình thôi) là xấu vì toàn thân màu xám.

    Còn về vấn đề đồng huyết, thì lượng cá thể trong bầy càng cao thì khả năng xuất hiện đồng huyết càng nhiều. Ngược lại, với bầy có lượng cá thể ít, càng ít bị đồng huyết, do đó nếu chỉ có vài chục con, thì không cần phải lo lắng và chọn lựa. Đối với cá đực, ta quan tâm tới màu sắc phân bố của cá thế nào, cá khoẻ không, đuôi to không, ... còn với cá cái, thì ta quan tâm tới cá có to, khoẻ không, vì những "chị" cá to, khoẻ sẽ đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn cho đàn con, cũng như lúc sinh sản "dứt khoát" hơn, cá ít bị biến dạng cột sống tại lưng, tại đuôi, cá con sinh ra sẽ có 1 cái túi nhỏ giữ dinh dưỡng tạm thời để cá sử dụng trong khoản thời gian cá con chưa tự tìm đc thức ăn, thì cá mẹ to, sẽ cho lượng dinh dưỡng trong các túi này dồi dào hơn, cá con vì vậy sẽ khoẻ hơn ... Hơn nữa mình thấy cá bị đồng huyết, chỉ cần lai với cá thể khác cùng giống, nhưng khác đàn thì sẽ hết thôi.
     

Chia sẻ trang này