Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Lịch sử phát triển nghề cá cảnh ở Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'CLB Cá Dĩa Sài Gòn' bắt đầu bởi CLB_CDSG, 21/6/10.

  1. CLB_CDSG

    CLB_CDSG Active Member

    Chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín ở TP.HCM
    [9/1/2010]

    Bài viết do FishViet đặt hàng phỏng vấn nghệ nhân Võ Văn Sanh, một người không chỉ am hiểu mà còn có bề dày kinh nghiệm sản xuất cá cảnh ở gia đình qua ba thế hệ. Nội dung đã được trình bày tại hội thảo “Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh TP.HCM” diễn ra vào 8h sáng ngày 16-09-2009 tại Sở NN-PTNT TP.HCM…

    1. Thời kỳ thập niên 50

    Thế hệ Ông Bà của nghệ nhân Ba Sanh đã nuôi, sản xuất và bán cá cảnh. Thời kỳ này có hai loài cá chủ lực là lia thia đá và lia thia tàu (theo cách gọi thời bấy giờ). Các loài cá khác như hắc bố lũy, bảy màu và hồng kiếm cũng phổ biến. Ở chợ Lưu Xuân Tín lúc ấy chỉ có khoảng 3 người bán cá cảnh. Cá cảnh mua bán được gói bằng lá môn và buộc bằng dây lạt, do vậy người bán buổi chiều còn phải đi cắt lá môn để chuẩn bị cho buổi bán hôm sau. Nguồn cá nhập lúc bấy giờ chủ yếu từ Hongkong, do người Hoa đưa về.

    2. Thời kỳ thập niên 60

    Đầu năm 1960, nghệ nhân Ba Sanh lên 7 tuổi, đã tham gia phụ cha mẹ là gia đình ông Tư Hạnh (Tư Quý) làm nghề cá cảnh. Vào năm 1960, ngoài cá đá, cá tàu, hắc kim, bảy màu, hồng kiếm… còn có cánh buồm, tứ vân, hồng nhung, ông tiên, heo, tai u (tai tượng)… Lúc này đã có bao ni-lông để đóng gói, vận chuyển cá cảnh đã biết bơm ôxy…

    Thức ăn cá cảnh vào đầu thập niên 60 chủ yếu là lăng quăng đỏ (sau gọi là bo bo, moina) và lăng quăng đen. Đến năm 1965 thì trùn chỉ xuất hiện cho cá cảnh ăn ở trại Tư Hạnh, nhưng phải 5 năm sau đó, khoảng 1970, thì trùn chỉ mới phổ biến và được nhiều người biết.

    Vào năm 1960, thị trường hồ kiếng cho cá cảnh đã xuất hiện, gia đình ông Tư Hạnh độc quyền làm hồ kiếng dán bằng xi-măng xung quanh, cho đến năm 1965 thì xuất hiện hồ kiếng nẹp sắt, lượng hàng xuất đi miền trung khá mạnh…

    Đặc điểm giai đoạn này là các loài cá tự nhiên (còn gọi là cá sông) đã xuất hiện khá đa dạng trong nuôi cảnh, và đã bắt đầu có xuất khẩu cá sông đi nước ngoài từ năm 1962. Trong nước cũng có người chơi cá sông tự nhiên, còn được gọi là “cá lạ”, bao gồm các loài: chuột, ét mọi, chốt các loại, chạch các loại, sơn, nô lệ, he, thủy tinh, trèn, ngựa nam, hô, bã trầu kim cương…

    Vào năm 1963, ông Tư Hạnh là người đầu tiên nhập 40 con cá bảy màu đuôi tam giác với giá 11.000 đồng, một số tiền khá lớn vào thời đó. Từ đó cho đến 5 năm sau, thị trường chỉ bán cá bảy màu đực, không bán con cái…

    Vào năm 1963 đã sản xuất được cá heo (sau còn gọi tai tượng phi), và vào năm 1964 đã sản xuất cá tai tượng Nam Dương (sau gọi là tai tượng Việt Nam).

    Từ năm 1967 trở đi, thị trường cá cảnh phát triển mạnh, hàng sản xuất không kịp bán, một phần do cá đã xuất được bằng đường hàng không nên đi xa với lượng nhiều. Cá đóng hàng đi trong nước rất mạnh, bán nhiều từ Đà Nẵng tới Phan Thiết, mạnh nhất là xuất đi Đà Nẵng. Cá tàu vẫn là hàng chủ lực, bên cạnh các loài cá phổ biến khác như ông tiên, tứ vân, ngựa, cánh buồm, hắc mô ly, hồng bửu xẹt, làm bửu xẹt, đầu lân kim cương, kiếm, hòa lan, cá kiết, phụng hoàng, kim tiền báo… Thời kỳ này cá cảnh có giá trị rất lớn, đóng một thùng hàng cá cảnh có thể mua được một xe honda (33.500 đồng/chiếc). Thời này có ba cơ sở lớn nhất là Ba Đức, Tư Hạnh và Ba Hóa.

    3. Thời kỳ thập niên 70

    Thời kỳ đầu thập niên 70 có nhiều kiểu hình cá cảnh mới được nhập nội góp phần làm phong phú thị trường trong nước.

    Giai đoạn sau 1975, những cơ sở lớn có ao hồ đa số chuyển sang làm cá thịt, riêng những cơ sở gia đình qui mô nhỏ vẫn trụ lại và tiếp tục sản xuất, duy trì nguồn giống… Hộ ông Võ Văn Sanh cũng chuyển sang sản xuất giống cá thịt cho đến năm 1985.

    4. Thời kỳ thập niên 80 đến nay

    Từ năm 1986, trại cá Ba Sanh của ông Võ Văn Sanh đã quay lại làm cá cảnh, bắt đầu đi sưu tầm lại những con giống vẫn còn ở những cơ sở nhỏ lẻ.

    Giai đoạn từ 1990 trở đi bắt đầu nhập nhiều loài cá cảnh mới về, do có nhiều khách nước ngoài vô đặt hàng. Từ 1990 cá cảnh bắt đầu xuất khẩu nhiều đi nước ngoài, đầu tiên là Đài Loan, sau đến Pháp, Singapore, Tiệp, Đức, Mỹ…

    Từ sau năm 1990 là giai đoạn bùng phát nhiều loài và kiểu hình cá kiểng mới: trân châu các loại, tai tượng đuôi đỏ, hải tượng, koi, phi phụng, vương miện, sấu mỏ vịt, thanh tử quang, hắc kỷ, neon, cầu vồng, rambo…
     

Chia sẻ trang này