Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Lần đầu tiên Việt Nam tạo ra cá phát sáng

Thảo luận trong 'Cá cảnh' bắt đầu bởi nhixuan, 6/4/09.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Lần đầu tiên Việt Nam tạo ra cá phát sáng ​


    nguồn http://www.sinhhocvietnam.com/vn/

    Một phòng thí nghiệm tại ĐH khoa học tự nhiên TPHCM vừa chuyển thành công gene của sứa biển vào trứng cá ngựa vằn, tạo ra những con cá phát sáng. Từ đột phá này, người Việt Nam có thể hy vọng vào cách bảo tồn hoặc chữa bệnh mới.

    [​IMG]


    Ông Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng Công nghệ sinh học phân tử C, ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, cho biết, sau ba năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên thày trò thành công việc chuyển gene bằng phương pháp "bắn". Sự kiện là bước đột phá của một công nghệ khó, có ý nghĩa ứng dụng rất lớn trong cuộc sống.




    Gene GFP có khả năng phát sáng của sứa được lấy ra và kết hợp với các hạt kim loại vàng (nghiền nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy). Sau đó, người ta bắn hạt vàng xuống khay chứa tế bào trứng cá, khiến gene sứa được giữ lại trong trứng. Khay tế bào được đưa vào buồng xung điện để xáo trộn các gene. Sau đó, tế bào sẽ có cơ chế tự sửa chữa. Nhờ cơ chế này mà các gene sứa nối với gene cá.

    Trước đây, việc chuyển gene được thực hiện bởi hai phương pháp là hóa chất (dùng hóa chất chuyển tải gene) và vi tiêm (tiêm trực tiếp gene vào tế bào), nhưng không thành công. Nhóm nghiên cứu quyết định chọn phương pháp "bắn" và phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn.

    Cho đến ngày 26/12, trong 300 tế bào được bắn gene thì đã có hơn 120 chú cá phát quang ra đời. Hiện "sức khỏe" của những chú "cá -sứa" rất tốt.

    Sau thành công ban đầu, Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc sẽ tiếp tục thí nghiệm chuyển gene vào cơ thể chuột và lợn.

    "Tế bào trứng đã cấy gene sứa khó bám vào tử cung của heo và chuột vì khó tương thích, nên tỷ lệ thành công tiên đoán thấp. Nhưng nếu thành công, công nghệ chuyển gene hứa hẹn tạo ra động vật sạch, chất lượng cao như bò nhiều sữa, heo nhiều thịt…

    Cũng theo ông Ngọc, phương pháp này còn giúp bảo tồn, gìn giữ những loài gene quý hiếm và có thể tái tạo lại. Đối với dược học, có thể tạo ra giống vật mang gene quý của người để làm thuốc chữa bệnh và sản xuất thuốc trong chính cơ thể bệnh nhân; hoặc thay thế gene bệnh, xấu bằng những đoạn gene lành.

    "Theo nguyên tắc thì công nghệ chuyển gene có thể chữa lành các loại bệnh. Tôi dự định thử nghiệm với bệnh tiểu đường đầu tiên", ông Ngọc nói.

    Thuận lợi lớn trong quá trình nghiên cứu là Chính phủ đã đầu tư một phòng Thí nghiệm nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc trị giá khoảng 3 triệu USD, tại ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM, với các loại máy móc hiện đại phục vụ cho việc tách, gọi tên tế bào và gene.

    Tuy nhiên để những thành tựu về chuyển gene có thể đi vào cuộc sống, cũng theo ông Ngọc, cần phải chờ luật, bởi ngoài việc chữa bệnh, đỉnh cao của chuyển gene và tế bào gốc còn có thể tạo nên những cá thể như ý muốn.

    Từ năm 1998, các nhà khoa học Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lĩnh vực chuyển gene và tế bào gốc. Kết quả, Việt Nam đã nghiên cứu nuôi cấy tế bào niêm mạc thành tế bào gốc giác mạc để trị bệnh lý về mắt, nghiên cứu tế bào gốc ứng dụng trị bỏng.


    Dương Văn Cường (Theo VnExpress)
     
  2. love_tiamo

    love_tiamo New Member

    cá này có bán ở đâu ko jậy? nhiu tìn /1 con jậy bạn?
     
  3. nguoi_yeu_ca_canh09

    nguoi_yeu_ca_canh09 Active Member

    bạn ơi,

    cá bán ở đâu ? và nhiêu 1 cặp vậy ?
     
  4. ConChimNon

    ConChimNon Active Member

    ặc cá này là cá thí nghiệm mà bạn, có phải cá cảnh đâu mà bán lan tràn >.<
     

Chia sẻ trang này