Kích thích cá sinh sản Xét về độ khó trong vấn đề sinh sản nói chung thì cichlid Trung Mỹ kích thước lớn ở vào cấp độ trung bình. Chúng không hề đòi hỏi thành phần hóa học của nước có gì đặc biệt hay phải tạo dòng chảy mạnh... mà chủ yếu chúng ta phải hiểu rõ về tính hung dữ đặc biệt của chúng trong giai đoạn sinh sản để có biện pháp bảo vệ thích hợp đối với cá cái. Chúng ta đã phân tích kỹ về vấn đề này ở các phần trước rồi. Tuy nhiên, việc cho cá sinh sản cũng không phải là luôn luôn dễ dàng dù là đối với nhà lai tạo có nhiều kinh nghiệm. Hiện tượng phổ biến mà chúng ta thường quan sát thấy là sự bất đồng bộ về thời điểm phát dục của cặp cá; theo đó khi cá đực phát lộ ống dẫn tinh để sẵn sàng thụ tinh cho trứng thì cá cái chưa đẻ trứng; còn khi cá cái đẻ thì cá đực lại không thụ tinh; kết cục là trứng sẽ bị hư và không nở thành cá con. Đây là điều thường xảy ra ở những cặp cá vừa trưởng thành hay mới bắt cặp với nhau lần đầu [hình 1]. Khi gặp phải hiện tượng này thì điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là chờ đợi để chúng phối hợp với nhau tốt hơn vào lần sau; đôi khi phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để thấy lứa cá con đầu tiên ra đời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây để kích thích cho cặp cá sinh sản: 1Lựa chọn cá bố mẹ trưởng thành (từ sáu tháng đến trên một năm tuổi, tùy loài), mạnh khỏe và có các đặc điểm di truyền mong muốn. Kích thước cá cái phải nhỏ hơn nhiều so với cá đực, tỷ lệ thích hợp khoảng 85%. Các nghiên cứu khoa học cho thấy cá cái ngoài tự nhiên ưu tiên lựa chọn cá đực có kích thước lớn.2Cho cá ăn đầy đủ. Chế độ dinh dưỡng tốt có tác động tích cực đến sự phát dục của cặp cá.3Bố trí đáy nền bằng sỏi nhỏ và giá thể đẻ. Môi trường thuận lợi cũng kích thích bản năng sinh sản ở cá.4Thay một lượng lớn nước hàng ngày và sục khí nhiều. Có thể sử dụng biện pháp “sốc” khi bất ngờ chuyển cặp cá từ hồ bình thường sang hồ có chuẩn bị các điều kiện thích hợp cho việc sinh sản như sục khí, giá thể đẻ...5Điều chỉnh ánh sáng vừa phải hoặc hơi tối để tránh làm cặp cá căng thẳng; có người thậm chí còn dán giấy che kín hồ.6Tạo yếu tố đe dọa từ bên ngoài chẳng hạn như thêm vào hồ vài con tiêu ngư [hình 2], dán hình cá lớn lên thành hồ, bố trí hồ đẻ bên cạnh hồ nuôi cá lớn khác hoặc ngăn hồ bằng kiếng trong rồi thả cá lớn phía bên kia… Hình 1. Trứng cá không được thụ tinh sẽ bị mốc trắng. Hiện tượng này rất hay xảy ra nơi những cặp cá vừa trưởng thành hay mới bắt cặp với nhau lần đầu. Hình 2. Thả tiêu ngư vào hồ cá đẻ là một biện pháp hết sức phổ biến để kích thích cichlid Trung Mỹ kích thước lớn sinh sản. Tiêu ngư là mối đe dọa tiềm tàng đối với tổ trứng và bầy cá con sau này, cho nên nó là đối tượng để cặp cá bố mẹ cảnh giác và xua đuổi; nhờ đó tính hung dữ của chúng được giải tỏa và quá trình ghép cặp sinh sản của chúng sẽ thuận lợi hơn. Tiêu ngư thường phải là các loài bơi nhanh và giỏi tránh né như Silver Dollar (hình trên), cá sặc đồng hay có lớp da dày bảo vệ cơ thể như cá Tỳ Bà (hình dưới). Nếu đã áp dụng mọi cách trên mà cá vẫn không chịu đẻ thì có lẽ chúng ta phải nghĩ đến việc mô phỏng các điều kiện phù hợp với việc sinh sản của chúng trong tự nhiên. Cichlid Trung Mỹ có thể sinh sản quanh năm nhưng đạt đỉnh điểm vào đầu và trong mùa mưa bởi vì lượng thức ăn cho bầy cá con tăng vọt vào giai đoạn này. Mô phỏng các điều kiện môi trường xảy ra vào giai đoạn đầu mùa mưa có thể kích thích cho cá đẻ. Sau đây là bảng phân tích về các hiện tượng xảy ra trong thực tế và cách mô phỏng chúng trong môi trường nhân tạo: MụcHiện tượngMô phỏngLượng thức ăn tăngLượng thức ăn tăng vọt sau thời kỳ khan hiếm vào cuối mùa khôĐể cá đói (ăn ít) vài tuần trước khi cho ăn đầy đủ trở lại.Chủng loại thức ăn thay đổiẤu trùng muỗi, các loài côn trùng sống trong nước, trứng và cá con của những loài cá khác xuất hiệnThử cho các loại thức ăn tương tự.Nồng độ ô-xy tăngNước mưa làm tăng lượng ô-xy trong nướcSử dụng máy sục khí.Nồng độ chất hòa tan giảmMùa khô kéo dài dẫn đến nồng độ muối và mùn bã hữu cơ trong nước tăng. Khi mùa mưa đến, lượng nước tăng làm nồng độ các chất hòa tan giảm. Độ cứng và độ pH đều giảm.Tăng nồng độ mùn bã hữu cơ hòa tan và muối (phân hóa học, CaCO3, MgSO4) rồi sau đó giảm nồng độ của chúng bằng cách thay nước.Nhiệt độ nước thay đổiNhiệt độ nước thường thấp do mây và nước mưa.Sử dụng cây sưởi để tăng nhiệt độ nước. Điều chỉnh nhiệt độ cây sưởi giảm dần cho đến khi tắt hẳn. Bật máy lạnh trong phòng đặt hồ cá hay bỏ nước đá vào hồ.Mực nước tăngMực nước tăng làm áp suất đáy tăng. Khoảng cách từ mặt nước đến đáy tăng.Giảm 25% mực nước rồi tăng dần trong vài ngày trở lại mức bình thường.Xuất hiện nhiều địa điểm trú ẩnMực nước tăng làm ngập rễ và thân cây, tạo ra nhiều địa điểm sinh sản.Thay đổi bố trí hồ bằng cách trồng cây, đặt thêm đá và lũa.Ánh sáng giảmLượng chiếu sáng giảm do mây che.Giảm thời lượng và cường độ chiếu sáng.Thời điểm thích hợp“Đồng hồ sinh học” bên trong cá tự phát hiện đâu là thời điểm sinh sản thích hợp.Áp dụng cho những cá thể hoang, được đánh bắt ngoài tự nhiên.Âm thanhTiếng mưa rơi và tiếng sấm có thể kích thích cá đẻ.Bơm nước chảy vào tấm nhựa có khoan lỗ nhỏ. Nước giỏ xuống hồ giống tiếng mưa rơi. Bản kế hoạch mô phỏng chi tiết các giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa dưới đây mất khoảng 4 tuần để thực hiện. Thực ra, nó đã được áp dụng thành công cho những loài còn khó sinh sản hơn rất nhiều so với cichlid chẳng hạn như cá nheo Mỹ; cho nên đối với cichlid mà nói, chúng ta không nhất thiết phải áp dụng một cách hoàn toàn chính xác nội dung của nó mà chỉ cần áp dụng một vài thông số chẳng hạn như lượng thức ăn, ánh sáng và mực nước là đủ: -Chuẩn bị-Chọn hồ có kích thước lớn để nồng độ ô-xy vẫn đảm bảo ngay cả khi tắt bộ lọc và bộ sục khí-Bộ lọc phải là loại có thể điều chỉnh dòng-Chuẩn bị mùn rêu, lá khô, phân hóa học, muối, CaCO3 và MgSO4-Không cho cá ăn ấu trùng muỗi [trùng đỏ] trước thời điểm lai tạo-Cuối mùa mưaNgày 1Giảm còn 1/10 lượng thức ăn so với mức bình thường. Cường độ sáng vừa phải, 14 giờ/ngày. Lọc nước tối đa.Ngày 2Giảm 10% mực nước, cho 1/10 lượng thức ăn. Bổ sung CaCO3 và MgSO4 để tăng độ cứng thêm 1 độ. Thêm một ít phân hóa học và muối.Ngày 3Giảm tiếp 10% mực nước, cho cá nhịn ăn. Tăng nhiệt độ thêm 1oC.Ngày 4Giảm tiếp 10% mực nước. Tăng độ cứng lên 1 độ nữa. Cho 1/10 lượng thức ăn. Thêm mùn, lá cây… chất tannin sẽ tan vào nước sau đó.-Mùa khô: lượng thức ăn giảm dần và hết hẳn. Mực nước giảm. Nhiệt độ nước tăngNgày 5Giảm tiếp 10% mực nước, cho cá nhịn ăn. Tăng nhiệt độ thêm 1oC. Điều chỉnh bộ lọc để dòng thổi yếu đi. Kiểm tra độ pH.Ngày 6Giảm tiếp 10% mực nước, cho 1/10 lượng thức ăn.Ngày 7Giảm tiếp 10% mực nước. Tăng độ cứng thêm 1 độ. Cho cá nhịn ăn đến ngày 21. Tăng nhiệt độ thêm 1oC.Ngày 8Giảm tiếp 10% mực nước.Ngày 9Giảm tiếp 10% mực nước. Tăng độ cứng thêm 1 độ. Tắt bộ sục khí. Lấy máy lọc ra làm vệ sinh và cho nó chạy ở hồ khác để duy trì môi trường vi sinh.Ngày 10Giảm tiếp 10% mực nước. Mực nước giảm còn 25% so với ban đầu. Nhiệt độ khoảng 28oC. Thêm mùn, lá cây… Thêm phân hóa học. Chiếu sáng tối đa. Kiểm tra độ pH.Ngày 11-19Cứ để nguyên như vậy.-Đầu mùa mưaNgày 20Mây vần vũ trên bầu trời nhưng vẫn chưa có mưa. Giảm cường độ chiếu sáng, thời lượng chiếu sáng còn 10 giờ/ngày. Lấy mùn rêu, lá cây ra. Kiểm tra độ pH.Ngày 21Thêm 20% nước sạch ở nhiệt độ thấp hơn 3oC. Lắp bộ lọc vào và cho chạy một nửa công suất. Tắt đèn một vài giờ trong ngày để mô phỏng mây che. Giảm cây sưởi 2oC. Cho ăn một ít ấu trùng muỗi và tép nhỏ. Thêm vào một ít bo bo.Ngày 22Thêm 20% nước sạch ở nhiệt độ thấp hơn 5oC. Chỉnh bộ lọc tối đa và để mặt nước cuộn lên. Thêm bo bo. Thêm vitamin và phân hóa học. Ngày 23Thêm 20% nước sạch ở nhiệt độ thấp hơn 5oC. Chỉnh bộ sục khí vừa phải. Giảm nhiệt độ xuống thêm 2oC. Cho ăn thật nhiều. Thêm bo bo.Ngày 24Tắt cây sưởi. Chỉnh bộ sục khí còn một nửa công suất. Châm nước đầy hồ. Cho ăn thật nhiều. Thêm bo bo.Ngày 25Cao điểm mùa mưa. Bộ sục khí chạy tối đa. Thay 50% lượng nước. Cho ăn thật nhiều.Ngày 26 trở điChờ cá đẻ!