Nguyên nhân! Như BP đã kể lể về tình hình nhà BP, nguyên nhân đưa đến việc quyết định...tự sướng là để tìm được những em betta đẹp trên thị trường vừa thiếu về chất lượng vừa ít về số lượng các dòng cá ở VN thật khó. kết quả của một thời gian lùng sục lượm lặt theo phưong châm thà...bắt nhầm còn hơn bỏ sót là BP đang có lủ khủ một đống thượng vàng hạ cám! hic. nhưng nếu chỉ mua về nhìn chúng...già quéo rồi ra đi thì đúng là tiếc, tiếc vì không biết có tìm lại được đứa nào giống vậy nữa không. nên cuối cùng hạ quyết tâm dành thời gian nghiên cứu...dựng vợ gả chồng cho chúng để còn có con cháu mà nối dõi! Tuy vậy BP lại có hứng thú với các dòng cá lai vì màu sắc đặc biệt khác lạ của chúng. sự hồi hộp khi chờ đợi kết quả sáng tạo của tự nhiên có lẽ sẽ sướng hơn nhiều so với việc hôn phối các cặp thuần mà kết quả đã chắc chắn đến 90%. (Thực tế cá ở VN đã bị lai khá nhiều và những dòng cá thuần chỉ có những màu khá phổ biến. ngay cả cá được kêu là của Thái BP cũng nghi ngờ, vì khó có thể kiểm chứng, hơn nữa cá Thái về đến VN chắc chắn không phải hạng ưu việt vì giá cả khá chênh lệch giữa cá rao bán trên mạng của các trang trại betta Thái (25-120USD/betta) so với giá cá Thái bán ở VN (80-200kVND). Sản phẩm đầu tiên của BP chắc chắn sẽ làm những người nuôi betta chuyên nghiệp...cười bể bụng vì dám làm một việc theo kiểu...điếc không sợ súng: dám gả cho một anh Pink HM một cô vợ...miệt vườn 100% Plakat Việtnam. Sau 3 tuần đếm được 129 em bé. chuyển sang hồ lớn cho học mẫu giáo. Đến 4 tuần tuổi thì có thể tạm thời nhận diện được các bộ mặt dễ thương. Sau đây là: Kết quả!!!!!!! Đôi đũa lệch: Chú rể: Pink HM Cô dâu: Trắng lem đỏ (Plakat) và đàn con Kết quả bước đầu: khoảng 50% cá con là doubletail (quái lạ!!!) 100% đuôi không đạt chuẩn HM Sự phân hóa màu sắc lớn Bằng chứng đây: anh em mà không giống nhau Phe doubletail: Trắng Trắng lem màu ở đuôi Trắng lem cả vây Trắng vây hồng và Hồng Phe singletail: Cũng có trắng Trắng phấn đuôi lem Trắng phấn vây hồng Trắng phấn vây đỏ và Hồng Nếu được tất cả như em này, đuôi đủ 180 và màu đuôi đỏ hết thì sao nhỉ??!!! và đặc biệt em bé này kết hợp hết tất cả đặc điểm của cha mẹ: hai đuôi, trắng, phấn, hồng và có một đốm đỏ trên vây lưng y như mẹ! dễ thương chưa!! Còn đây là bố mẹ trẻ đã được đặt ký hiệu để theo dõi Nhận định và đánh giá: Về tính trạng vây cá bố có kiểu vây HM (dù không thật chuẩn) nhưng cá con lại có đến một nửa có kiểu vây doubletail (DT), như vậy có thể cá bố có tồ tiên là DT. hoặc là sản phâm lai cải tạo từ DT nhưng chưa thuần. 100% cá con vây không đạt vì cá mẹ là Plakat. Về tính trạng màu: Đây mới chính là vấn đề BP chú trọng vì bộ vây có thể cải tạo sau nhiều thế hệ (điều này có được chăng???) cá bố có màu hồng nhưng cá con lại có nhiều biến dị về màu:hồng, phấn trắng, phấn xanh...=> màu hống của cá bố có thể là kết quả lai tạo của màu đỏ với một màu phấn??? điều này cần kiểm chứng thêm. tương tự với cá mẹ, có màu trắng nhiễm đỏ=> cá mẹ có thể là con lai của các cá thể có màu trắng và màu đỏ riêng biệt, hoặc đã bị lai qua nhiều thế hệ. kết quả là trong đàn con xuất hiện trở lại tính trạng màu đỏ và trắng riêng biệt. sự kết hợp từ cùng một gốc màu (đỏ-hồng) với màu trắng đã cho ra nhiều kiểu phân bổ màu khác nhau (trắng-phấn-phấn xanh-hồng-đỏ) chưa kể các kết hợp theo kiểu nhiễm màu hoặc trộn màu=> cho thấy hy vọng về khả năng cải tạo màu sắc rất cao. (Tuy nhiên điều này không có nghĩa chắc chắn sẽ tạo được màu như ý muốn vì có nhiều yếu tố di truyền chi phối, ví dụ như vẫn chưa có một con betta hoàn toàn tím, trong khi hoa hồng xanh blue sau bao công sức cải tạo cấy ghép gène thì vẫn chỉ cho ra hoa hồng tím hoặc màu lavender). Sau cùng, vì đây chỉ mới là một phép thử đầu tiên (mà chắc chắn ai đã có ý định nhân và lai tạo giống betta đều đã thử qua) nên chưa phải là thực nghiệm và kết quả chưa phải chính xác. BP đang đem cá mẹ gả tiếp cho...."bố dượng" khác cùng kiểu màu như "bố lớn" để kiểm chứng kết quả tiếp theo. hy vọng là các chuyên gia sẽ không...bể bụng vì cười với cái sự tự sướng hết sức thiếu tính khoa học này của BP! (Biết vậy hồi đó mình học sinh học) Tình hình sẽ tiếp tục được cập nhật và hy vọng được sự góp ý và chỉ dẫn của các vị tiền bối trong làng!
Rất thú vị khi đọc bài của bạn Chúc mừng bạn khi đã lai tạo được tác phẩm cá con đầu tay của mình. Bạn cũng làm mình và biết bao bạn đọc khác nhớ lại cái thủa ban đầu khi ép được 1 bầy cá. Mình cũng xin viết vài suy nghĩ gửi đến bạn. -Mình biết chuyên ép bầy đầu tiên của bạn là để tự sướng ,để 1 lần thử tay nghề của mình.Nó đã thành công và "sướng" lắm chứ ; điều này nói lên 1 điều: sau khi sưu tâm cá để ngắm,bạn đã có thêm 1 bước tiến trong thú chơi Betta là biết cách thức lai tạo cá. -Khi lai tạo cá bạn cần gọi tên chính xác của con cá, những cái tên như Pink HM chỉ là tên theo cảm tính bên ngoài ,cần xác định tên chính xác để biết nó mang gien gì một cách gần chính xác ,để có thể dự báo được các cá thể sinh ra VD: Nếu bạn nói tôi đem 1 con cá hồng lai với 1 con cá trắng lem đỏ thì anh em đều bó tay tiên đoán. Nhưng nếu bạn nói đem 1 con Red Campodian lai tạo với 1 con Red pastel thì việc sinh ra các cá thể có màu giống như bạn mô tả là 1 việc có thể tiên đóan trước rất dễ dàng. -Nếu lai tạo để rút kinh nghiệm thì không sao, nhưng khi muốn lai tạo để cho ra cá đẹp thì việc chon lưa bố mẹ là rất quan trọng.Bây giờ cá đẹp không còn hiếm như trước , bạn nên "săn lùng " cá đạt chuẩn cho việc lai tạo. -Khi lai tạo nên xác định hướng lai tạo nhắm tới (sẽ làm màu gì,hay cải thiện bộ vây ra sao...) để tiến hành từng bước lai tạo.Đừng lai tạo "tùm lum" có gì "thảy " đại vào ,vì như thế mình không rút ra được kinh nghiệm gì nhiều (ngoài kinh nghiệm biết cho cá đẻ ,nuôi cá con) trong quá trình lai tạo
bạn đếm chính xác số lượng cá DT trong bầy dùm được không ? Hiện đang có đề tài nghiên cứu cá DT của bạn Doubletail . Số liệu của bạn sẽ giúp được phần nào . Cám ơn .
tô chè bài viết của anh BP,nhưng mà ,em thấy trắng phân lem đỏ với lại dòng DT là đẹp nhất đó,nhưng tiếc quá,màu thấy ngộ ngộ mà kg em nào đạt chuẩn hM uổng thiệt
Rất cảm ơn chú Khánh đã khích lệ. thực sự thì đúng là lần đầu tiên BP tiến hành công việc lai tạo và cũng chỉ đang trong giai đoạn tìm hiểu để đúc rút kinh nghiệm. công việc chính thức thì chắc đường còn dài và còn nhiều thử thách. điều này đòi hỏi nhiều kiến thức nên BP cần phải học hỏi thêm nhiều, có khi còn phải học hành một cách chuyên môn bài bản hơn nữa!
BP rất sẵn lòng! để tranh thủ bắt tụi nhỏ sang hồ khác thay nước và đếm lun! BP sẽ báo lại số lượng. BP cũng đang ép hai cặp DT khác nên có kết quả sẽ cung cấp cho Doubletail. rất vui nếu những thông tin đó có thể có ích cho công việc chung của mọi người!
Có thể thấy rõ con mái này mang kiểu vây lưng rất đặc trưng của cá Doubletail , còn con trống có vây lưng to của kiểu gen đã đc lai tạo với cá đuôi đơn thêm 1 đời mang gen dt tiềm ẩn ,vì thế nên khi lai chúng với nhau xác xuất xảy ra Doubletail là hoàn toàn tự nhiên vì cá cha mẹ có gen dt tiềm ẩn, còn số lượng cá con dobletail thì nhờ bạn BP thống kê giùm hen
thì ra là vậy! hóa ra cá mẹ cũng có gen DT! cám ơn Doubletail đã chỉ rõ! và cũng cám ơn Doubletail đã ...xúi giục BP gia nhập diễn đàn! cho BP hỏi nhỏ, thấy chú Khánh nói Doubletail là cử nhân sinh học? vậy chắc BP nhờ vả Doubletail việc này là đúng người nè : nếu Doubletail có tài liệu (hoặc biết ở đâu có, nguồn nào) về công nghệ di truyền-lai tạo giống thì chỉ cho BP với, tiếng Việt hoặc tiếng Anh cũng ok. BP muốn học thêm để nâng cao kiến thức. thanks Doubletail trước vậy!