Họ cá thát lát Notopteridae có tổng cộng 4 chi và 10 loài. Nước ta có 2 loài. *Cá thát lát (Notopterus notopterus Pallas, 1769): màu trắng bạc, không đốm, chiều dài trung bình 25 cm, tối đa đến 60 cm. Phân bố rộng từ Ấn Độ đến lưu vực sông Mekong, bán đảo Malaysia, Sumatra và Java. Nguồn http://www.fishbase.org/images/species/Nonot_u4.jpg *Cá nàng hai, thát lát cườm, cá còm (Chitala ornata Gray, 1831): đốm lớn đặc trưng dọc theo vây hậu môn, hình dạng đốm rất biến thiên, đôi khi biến thành các mảng và vệt. Dài tối đa 100 cm. Phân bố ở lưu vực sông Mekong. Nguồn https://www.fishbase.de/images/species/Chorn_u4.jpg Nguồn https://www.fishbase.de/images/species/Chchi_u2.jpg Những loài tương tự nhưng chưa được ghi nhận ở nước ta gồm: *Chitala chitala (Hamilton, 1822): loài duy nhất với các sọc bạc và gold ở lưng cá trưởng thành, nhưng đặc điểm này không phải lúc nào cũng hiện diện, loài thường thiếu hoặc có ít đốm dọc vây hậu môn. Dài tối đa 120 cm. Phân bố ở Ấn Độ. *Chitala lopis (Bleeker, 1851): mõm dài, cá trưởng thành màu trắng bạc, không đốm dọc vây hậu môn, đốm đen nhỏ ở gốc vây ngực. Dài tối đa 150 cm. Phân bố ở Borneo, Sumatra, Java, Malaysia, Thái Lan và lưu vực sông Mekong. *Chitala blanci (d'Aubenton, 1965): đốm đen toàn thân sau, đốm đen nhỏ ở gốc vây ngực. Dài tối đa 120 cm. Phân bố ở thượng nguồn sông Mekong gồm Thái Lan, Lào và Cambodia. Tham khảo https://www.fishbase.de/summary/FamilySummary.php?ID=37 https://vi.wikipedia.org/wiki/Họ_Cá_thát_lát https://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_nàng_hương (việc Việt hóa tên cá ngoại dễ gây ra ngộ nhận rằng chúng là các loài cá nội địa, hoặc phải ghi rõ trong trường hợp cá cảnh ngoại nhập)