mà sao tới 2 con lận nhỉ? [video=youtube;iEQDv7Evr-8]http://www.youtube.com/watch?v=iEQDv7Evr-8[/video]
quá ngon hehe nhưng vài lần đầu đẻ ko đậu đâu ^^. Từ từ cho tụi nó ra riêng :v, bao g lên SG cho a xin đôi chục bột nhóe :v
hahaha, hèn chi thấy 2 con này nó cứ quấn quít với nhau rồi 2 3 bữa nay thấy tụi nó cứ hay rùng mình, hnay lên mạng coi mới biết là hiện tượng sắp đẻ. lúc 1h trưa thấy nó cứ cạ cạ bụng vào gốc cây mà ko thấy trừng đâu, 30 phút sau ngủ dậy thấy 1 đống 2 con này nó mới quen nhau đấy, chắc dc 2 tuần, vậy m2 đã.........
hehe đôi nâu này cặp đẻ ra chắc đẹp ^^. May mà nó ko cặp con da rắn vô ^^ P/s : ý kiến chủ quan vì thích nâu dạng này hehe
con cái đẻ,con đực thụ tinh cho trứng đó bạn muốn nuôi bắt riêng ra,trước mình có 1 cặp đẻ liên tục,cá con nở ra còn bơi tung tăng theo mẹ rồi mà cũng chỉ làm mồi cho cá khác hết @@
Để có được một cặp cá đĩa đẻ và chăm sóc con thành thục không phải đơn giản, đôi khi còn phụ thuộc vào may mắn của bạn nữa. Các bạn nên bắt đầu từ một bể cá khoảng 4 đôi, size từ 10 trở lên hay trên 1 năm tuổi. Không nên nóng vội vì từ khi chúng bắt đầu bắt cặp đến khi nuôi được đàn con có khi phải đến 1 năm hoặc hơn nữa. 1. Chọn mua cá Khi mua cá không nên nóng vội, hãy quan sát một lúc để chọn ra một đôi thích hợp. Hãy chọn những đôi nào bơi cùng nhau và cùng đánh đuổi những con khác thì khoảng 80% chúng là một đôi đực cái rõ ràng. Việc này rất quan trọng bởi vì trứng không thể nở nếu cặp cá đó đều là cá cái, hoặc không bao giờ bạn thấy cá đẻ bởi vì cặp đó đều là đực. Trong phạm vi bài viết mình không giới thiệu các cách chọn cá đực cái vì hơi khó cho các bạn mới vào nghề. Các bạn cứ chọn theo cách trên xác suất đực cái trong một bể cũng phải 40-60. Bạn nên mua 4 đôi cùng thả vào một bể to kích thước 90x30x60 (dài-rộng-cao) hoặc to hơn càng tốt. Đừng nóng vội hi vọng sau vài tuần chúng sẽ đẻ ngay. Hãy cứ chăm sóc chúng theo cách mình hướng dẫn bên trên. Sau vài tuần hoặc hơn chúng sẽ quen bể và quen đàn thì các bạn sẽ thấy chúng bắt cặp rõ ràng hơn. 2. Chuẩn bị bể cho cá đẻ Ngoài bể to ở trên để nuôi chung thì bạn cần thêm ít nhất 1 bể nữa kích thước khoảng 60x30x40 (dài-rộng-cao) để cá đẻ. Bể cá đẻ không nên to quá hoặc bé quá. To quá cá con nở sẽ khó bám mình bố mẹ còn bể bé quá cá sẽ nhát và có thể không đẻ nữa. Các bạn hãy làm những giá thể cho cá đẻ bằng gạch men. Lấy keo hoặc silicon để ghép các mảnh gạch chữ nhật thành cái giá thể hình chữ V và nhớ lộn mặt sau của viên gạch men ra ngoài. Hoặc đơn giản hơn bạn hãy kê những mảnh gạch men kích thước 15x20 cm dựng đứng lên thành bể. 3. Chuẩn bị cho cá đẻ Hãy cho giá thể vào bể nuôi chung để luyện cho cá đẻ. 4 đôi bạn cho vào 2 cái giá thể để ở 2 đầu bể. Chăm sóc chúng như bình thường. Đến thời điểm thích hợp bạn sẽ thấy chúng đẻ. Đầu tiên là hiện tượng cá rung toàn thân rồi 2 con đực cái cùng đánh đuổi những con khác ra khỏi khu vực có giá thể. Đó là dấu hiệu chúng chuẩn bị đẻ. Đừng tắt đèn lúc này, hãy để đèn sáng liên tục. 4. Luyện cho cá đẻ trong bể chung Cứ để chúng đẻ tự do trong bể chung, bạn đừng có tiếc vì trứng đẻ xong bị ăn ngay vì lần đẻ đầu tiên sẽ không thành công do cá chưa thành thục. Kể cả cá bố mẹ không ăn trứng thì tỉ lệ trứng nở cũng rất thấp. hãy cứ để chúng như thế cho đến khi chúng đẻ thành thục. Cá bông xanh là loài nuôi đẻ và chăm con tốt nhất trong các loài cá đĩa. Nên bạn nên bắt đầu từ cá bông xanh. 5. Cho cá sinh sản trong bể cá đẻ. Khi cá đã đẻ thành thục rồi (bạn cứ thấy sau 1 tuần chúng lại đẻ 1 lứa, khoảng vài lần như vậy là được rồi) bạn hãy bắt riêng chúng ra bể cá đẻ. Hãy để vài ngày cho chúng quen bể thì mới có thể sinh sản được. Tốt nhất là khi cá không còn tính ăn trứng thì nên kê bể cá đẻ sát vào bể cá chung để chúng nhìn thấy các cặp khác đồng thời để bể cá chung ở nơi ít người qua lại. Có vẻ điều này không hợp lý lắm vì trên các diễn đàn khác đều khuyên các bạn quây kín bể cá đẻ vào. Nhưng thực tế mình nuôi đã cho thấy điều ngược lại. Càng quây kín bể, cá càng nhát và tỉ lệ ăn trứng càng cao. Còn nếu để chúng thấy các cặp khác, chúng càng nhanh đẻ và tỉ lệ ăn trứng thấp hơn. Có lẽ điều này xuất phát từ môi trường tự nhiên của cá đĩa. Chúng sống và đẻ trong tự nhiên trong khi có các con cá khác xung quanh, và chúng vẫn liên tục phát triển. Còn khi con người nuôi chúng trong bể thì lại quây kín vào làm chúng nhát và quay ra ăn trứng. Hãy luyện cho chúng để chúng dạn dày hơn. - Khi chuẩn bị đẻ, cá hay rung toàn thân và mổ sạch giá thể. Chúng làm việc này khoảng 2 giờ. - Sau đó cá cái lướt thử trên giá thể nhưng chưa đẻ, cá đực theo sau chăm chỉ dọn vệ sinh giá thể. - Đến thời điểm thích hợp, cá cái lộ rõ gai sinh dục, màu sắc cá đực và cái rực rỡ hẳn lên (lúc này trông chúng rất đẹp). Cá cái lướt trên giá thể trước đẻ trứng bám dính trên giá thể. Cá đực theo sau tưới tinh lên trứng. - Thông thường cá bông xanh đẻ trứng màu vàng trong, trong khi cá bông đỏ đẻ trứng màu đỏ trong. Số lượng trứng thông thường từ 150-200 quả. Cá càng thành thục và được chăm sóc tốt số lượng trứng càng tăng, đỉnh điểm lên tới 500 quả hoặc hơn. Số lượng trứng còn phụ thuộc vào tần suất đẻ của chúng. Nếu sau 1 tuần đẻ xong chúng lại đẻ thì trứng chỉ khoảng 150 quả, còn nếu 3-4 tuần mà chúng mới đẻ thì số lượng trứng có khi lên đến 500 quả. - Khi đẻ xong, các bạn để đèn trong bể 24/24h để cá bố mẹ có thể nhìn thấy trứng (một số bạn có lẽ không để ý điều này nên trứng bị hỏng nhiều). Cá bố mẹ thay nhau quạt nước để lấy oxi cho trứng (điều này cực kì quan trọng). Nếu chúng không ăn trứng nhưng bỏ trứng không chăm thì tỉ lệ trứng hỏng là 90%. - Sau 1.5 ngày, số trứng hỏng sẽ chuyển sang màu trắng, số lành lặn sẽ bắt đầu có một chấm đen nhỏ bên trong. Cá bố mẹ sẽ ăn những quả trứng hỏng và dùng miệng thổi nước vào các quả trứng lành lặn để tránh mốc trứng. - Sang ngày thứ 2 thì màu đen ngày càng rõ trên trứng. - Sau 3 ngày thì bắt đầu thấy có một cái đuôi nhỏ ngo ngoe trên quả trứng. Lúc này tắt lọc và để sủi ở mức trung bình - Sau 5 ngày thì thấy rõ hình chú cá con bám trên giá thể. Sau đó chúng sẽ bị rơi xuống giá thể. Cá bố mẹ sẽ ngậm chúng vào miệng và thổi chúng vào vị trí cũ trên giá thể. Do vẫn còn chất bám dính trên đầu nên chúng bị giữ lại trên giá thể. - Sau khoảng 7-10 ngày thì chúng bị tách hoàn toàn khỏi giá thể và bắt đầu bơi quanh cá bố mẹ để ăn nhớt. - Chỉ có những con chịu khó bám mình cá bố mẹ để ăn nhớt thì còn có cơ hội sống sót, số còn lại sẽ chết dần. - Trong thời gian này hãy cho cá bố mẹ ăn đều đặn, 3 ngày thay 10% nước. Nhiệt độ để khoảng 28-30 độ. Nếu thấy hiện tượng cá bố hoặc mẹ ăn cá con thì phải tách ra ngay, chỉ để 1 con chăm con. Còn nếu cả 2 con cùng ăn thì bạn... chờ lứa sau vậy. - Thời gian cá con bám mình bố mẹ không được tắt đèn, để cá con còn thấy bố mẹ để bám. Thứ hai là không được tắt sủi nhưng để mức nhẹ vừa phải (nếu không có sủi cá con sẽ chết). Thứ ba là không được dùng máy lọc vì máy lọc sẽ hút cá con (bạn phải thường xuyên dùng xiphong hút cặn bã trong bể ra ngoài bằng thủ công sau mỗi lần cho ăn). - Cho cá bố mẹ ăn ngày 2 bữa theo chế độ: sáng giun-chiều thịt bò để cá bố mẹ có sức để tiết nhớt nuôi con. - Nuôi tầm khoảng 10 ngày hoặc khi thấy cá bố mẹ lại chăm chỉ dọn giá thể bạn nên tách cá bố ra khỏi đàn kể cả khi cá không ăn con. Vì thời gian này nếu không tách ra cá bố mẹ ra thì chúng sẽ lại bắt đầu đẻ lứa mới. Khi đẻ lứa mới chúng sẽ quay ra ăn đàn con bâu xung quanh (mình đã bị 1 lứa như vậy rồi). Cái này đến nay mình cũng vẫn chưa giải thích được. - Sau khoảng 25-30 ngày tiếp theo bạn không cho cá bố mẹ ăn giun đông lạnh nữa mà chuyển sang cho ăn giun tươi. Điều này sẽ giúp ích cho đàn con có thể ăn ké cá bố mẹ. Chúng sẽ tập ăn những con giun nhỏ và dần dần tách ra khỏi cá bố mẹ. Cho ăn thế này khoảng 1 tuần là bạn có thể tách bầy. - Khi tách cá con ra khỏi cá bố mẹ cần phải chuẩn bị một bể nhỏ kích thước khoảng 30x20x30(D-R-C) và cho nước ở bể nước cũ sang cho cùng nhiệt độ và chất lượng nước. Dùng ống nhựa mềm đường kính nhỏ (d8-d10) hút toàn bộ cá con ra bể mới (rà trên người cá bố mẹ thật nhẹ nhàng). - Trong bể mới chỉ bố trí sưởi và sủi. Sủi bật nhẹ, sưởi cắm 24/24. - Cho cá con ăn liên tục, cứ 3 tiếng cho ăn một lần (trừ ban đêm). Để đèn 24/24h. Cho ăn giun loại nhỏ. Bạn mua giun về rồi cho ra một cái gáo, xả nước vào gáo cho giun lộn tung lên, nhanh chóng đổ lớp nước trên mặt gáo ra một cái gáo khác, lúc này ta sẽ có những con giun nhỏ cho cá ăn. Bạn cứ cho giun dư thừa một chút nhưng đừng nhiều quá. - 2 ngày thay 20% lượng nước trong bể. Cứ làm như vậy bạn sẽ thấy cá lớn rất nhanh. - Cá được 2 tháng tuổi bạn có thể lắp thêm lọc loại nhỏ và lúc này bạn nuôi sẽ nhàn hơn nhiều. Đến khi cá lớn bạn chuyển chúng sang bể to hơn. - Còn cá bố mẹ sau khi tách bầy bạn thả chúng vào bể chung để hồi phục hoặc cứ để chúng trong bể cá đẻ cũng được, sau vài ngày tách bầy là chúng lại đẻ lứa mới. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của mình về chăm sóc, nuôi cá đẻ và cá con. Mong được các bạn chỉ giáo thêm cho phong trào ngày càng phát triển. [video=youtube;DYmEd6z6TyY]http://www.youtube.com/watch?v=DYmEd6z6TyY[/video]
Hai con cá này đẻ cũng bình thường thôi mà vì K đã nhìn thấy nó đẻ rồi hehehe. Giờ bạn T muốn nuôi cá bột thì lấy một cái hồ nhỏ nhỏ, lấy nước trong hồ lớn bỏ vô, bỏ 2 con vô, bỏ 1 cái giá thể vô, bỏ một cục lọc vi sinh màu đen vô, mỗi ngày cho ăn 2-3 lân, mỗi lần mỗi con một miếng tim bò cõ hạt đậu xanh, mỗi ngày thay nước khoảng 5%. Rồi cứ làm vậy, đừng quan tâm và thay đổi gì nhiều, bảo đảm 1-2 tuần sau bạn Thảo có cá bột nuôi. Quá đơn giả phải không? hehehe