em ép 3 bầy : bầy thứ 1 em cho lá xà lách vào chậu ép cá trước 2 ngày sau đó em cho cá vào ép tới đây thì cũng bình thường nhưng khi cá con được 4 hay 5 ngày j` đó thì em nhin kỹ trên người ca' con có cái j` đó bám trên người no' . 1 con có khoãn 3 đến 5 cục j` bám tren người . từ lúc đó khoãn 2 ngày thì bày cá con chết sạch . lần 2 . 3 cung điều bị vậy hết nhờ mấy pro chỉ giúp với:wallbash::wallbash::wallbash:
Bạn nên xem con trống hay mái của bạn có bị nấm hay kô còn nếu kô thì ép ra 1 bầy cá con chừng 2 ngày như bạn nói thì bạn lấy 1 cái kính lúp xem nêu là trùng cỏ thì bạn thấy nó cực nhỏ mà di chuyển rất nhanh còn nếu kô thì bị lây còn kô bị lấy thì mình pó tay lạ qá Wallbash
3-5 cục nấm bám trên người là bình thường, cá con mình nuôi hầu như đàn nào cũng vậy cả. Những con bị nấm nhiều thường là gày gò và màu nhợt, trước sau cũng die hoặc rất chậm lớn. Những con bị ít thì chịu khó thay nước + thuốc thì vài ngày sau là hết.
bạn trình bày tôi chưa hiểu lắm nhưng nó chỉ nằm vào 2 loại sau thôi: 1:Bệnh đốm trắng (Hay bệnh trùng quả dưa - white dot, Ich hay Ichthyophthirius multifiliis) Mô tả: bệnh đốm trắng là ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da của cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể cá. Cá có thể bơi giật cục và cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh này có thể trở nên trầm trọng nhưng may mắn thay nó rất dễ chẩn đoán và chữa trị. Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. Cần hết sức lưu ý rằng cho dù những đốm trắng có biến mất thì không có nghĩa rằng mầm bệnh đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Chúng vẫn tiếp tục sống và tăng trưởng trong nước ngay cả khi rời khỏi mình cá. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần tăng nhiệt độ của nước bởi nếu để nước lạnh thì phải mất nhiều tuần để chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng được hoàn tất! Bạn nên điều trị liên tục cho cá tối thiểu một tuần để tiêu diệt hết mầm bệnh ký sinh (nếu để nước lạnh thì cần lâu hơn). Ký sinh trên mình cá rất khó tiêu diệt, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng trong chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng, ngay khi vừa trưởng thành, chúng sẽ lập tức tấn công cá. Chữa trị: tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng của ký sinh (từ 21 đến 27 độ C, 32 độ C có thể làm cá bị vô sinh. Nên bắt đầu với 29 độ C và giảm dần một khi bệnh thuyên giảm). Tắm nước muối là cách loại bỏ ký sinh hiệu quả. Nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá và rơi xuống hồ điều trị, vì vậy khi thả cá về hồ cũ thì ở đó không còn ký sinh nữa! Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh đốm trắng có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng. Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra. Điều trị 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 ngày, thay khoảng 50% nước trước mỗi đợt điều trị. Tiếp tục điều trị trong hai tuần để đảm bảo rằng tất cả ký sinh đều bị tiêu diệt hết. Nên nhớ rằng, thuốc chỉ có tác dụng lên ấu trùng của ký sinh tức khoảng 3 ngày đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của chúng. (Ghi chú: ở Việt Nam, thuốc trị bệnh đốm trắng thông dụng là methylene blue. Có nhiều nhãn hiệu ở dạng viên và chất lỏng lưu hành trên thị trường. Nên đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha thuốc trước khi dùng vì nồng độ mỗi loại có thể khác nhau). Phòng bệnh: căng thẳng và giảm sức đề kháng là các nguyên nhân làm mầm bệnh tấn công và nhân rộng trên cá. Tránh làm cá bị căng thẳng bởi các nguyên nhân như nước dơ, nhiệt độ biến đổi đột ngột, ăn quá no… Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá. Nên nhớ rằng, cùng với chất lượng nước, đấy là những nguyên nhân rất phổ biến làm cho cá bị ký sinh trùng tấn công và gây bệnh. Một con cá bị bệnh đốm trắng (ảnh Songlake). 2:Bệnh nấm velvet Bệnh nấm Oodinium – Velvet, Oodinium pillularis Mô tả: Oodinium là dạng ký sinh trùng hình que phát triển qua giai đoạn bào tử. Giống như bệnh đốm trắng, chúng trú ngụ bên dưới lớp da của cá. Chúng bắt đầu phát triển từ những đốm nhỏ li ti trên mình cá. Trong điều kiện thích hợp, các bào tử tạo ra một lớp “nhung” (velvet) màu vàng-nâu bao phủ bên ngoài da cá. Bệnh này rất dễ lây. Cá bị nhiễm bệnh thường bơi giật cục, cố cọ quẹt thân mình lên các vật thể trong hồ và thở gấp gáp. Cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi cá không còn đốm nào cũng không có nghĩa là bệnh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng vẫn có thể sống trong nước và dưới đáy hồ. Bạn nên chữa trị liên tục trong một tuần để đảm bảo mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn (nếu nước ấm, nếu nước lạnh thì phải lâu hơn). Ký sinh trùng trên mình cá rất khó diệt, chúng chỉ bị tiêu diệt khi rời mình cá và bơi trong nước. Vì vậy, việc tăng nhiệt độ là rất cần thiết. Nếu để nước lạnh thì chu trình sinh trưởng của chúng sẽ diễn ra trong nhiều tuần! Chữa trị: tăng nhiệt độ nước để chu trình sinh trưởng của ký sinh diễn ra nhanh hơn (khoảng từ 21 đến 26 độ). Tắm bằng nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá. Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả. Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh velvet có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng. Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra (sản phẩm dùng riêng cho chúng là Clear Ich của hãng Aquatronics). Phòng bệnh: Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ. Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột. Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá. Cá bị bệnh nấm velvet ở đầu (nguồn http://www.flippersandfins.net). Cá bị bệnh nấm velvet ở đầu (nguồn www.petfish.net). Ghi chú (vnrd): đây có lẽ là loại bệnh phổ biến nhất ở cá betta. May thay, loại bệnh này rất dễ chữa, chỉ cần bỏ ít muối vô hồ là cá sẽ khỏi bệnh sau 1-2 ngày. Cần theo dõi cá thật kỹ... sau khi thay nước (điều chứng tỏ nguồn nước máy cũng không đảm bảo).
hehe bị giông1 mình gùi đo' chủ yếu là phòng bênh bằng cách dùng hồ ép rộng/nước phai thiệt sạch/nên dùng nước đã phơi nắng/cho lá chuối khô hoạc lá bàng khô/muối 1 ít còn thấy bệnh là chỉ dung thuóc xanh metylen( tri bệnh thủy đậu) pha 1 giọt/lit+ muối hột/mỗi ngày rút ra 1/3 va thêm lượng nước tương đương(nước phải có muối) mình đã áp dụng cái này nhiều lần gùi hiệu quả bất ngờ
zậy còn phần la' xà lách mình ngâm bên ngoài rồi cho vào hố áh . tại mình thấy các cao thũ ép toàn ngam lá xà lách trong hồ ép ko áh điễn hình như đại ka Chí Dũng kìa