Cá lia thia thì chẳng xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tôi tin chắc rằng, khi nhắc đến loài cá này, cả một quá khứ tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm hiện về, mang theo những cảm xúc thật khó tả. Nhưng cuộc sống bộn bề đã khiến chúng ta không còn gắn bó lâu dài với những chú lia thia đồng, lia thia xiêm, lia thia phướng của ngày nào, chỉ còn đọng lại những ký ức tuổi thơ sâu lắng trong tim mỗi người ... Rồi một ngày vô tình lên mạng, hoặc nhìn thấy ngoài tiệm cá cảnh, thấy được vài chú cá lia thia đẹp lộng lẫy và khác xa với những chú cá ngày xưa, chúng mang nhiều nét đẹp hút hồn khiến chúng ta không thể cưỡng lại được, không ít chúng ta đã tìm đủ mọi cách để sở hữu bằng được chúng và quay về với thú chơi đã từng theo suốt tuổi thơ của mình. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Lần đầu tiên biết đến những chú cá hiện đại này là lần tôi đang chờ đón bà xã học ở nhạc viện vào một ngày tháng 4 năm 2005. Trước cửa nhạc viện có vài sạp báo lưu động. Do phải chờ khá lâu nên tôi thường lướt mắt qua các tờ tạp chí xem có gì hay để mua mà đọc. Chợt tôi phát hiện hình một chú lia thia phướng với sắc tím hồng thật đẹp với màn đuôi như răng lược trên bìa của một tạp chí về cá cảnh (về sau tôi mới biết đó là một chú Cambodian Crowntail, do dùng photoshop hơi quá nên chú cá có sắc tím hồng). Thế là trong lòng tôi nảy ra cả một dự định to lớn nhằm tìm mua bằng được những chú cá lạ này về nuôi và cho sinh sản… Chuỗi thời gian sau đó là khoảng thời gian đầy gian nan tìm cá của hai vợ chồng tôi, đan xen vào đấy biết bao kỷ niệm của cả hai vợ chồng thuở ban đầu đến với những chú cá Halfmoon và Crowntail đầy cuốn hút này. Từ đó đến nay, tôi tìm tòi học hỏi rất nhiều người chơi, các nghệ nhân trong và ngoài nước, biết được khá nhiều điều về loài cá xinh đẹp này. Tôi cũng đã cho sinh sản và lai tạo thành công khá nhiều loại. Có thể nói, niềm đam mê cá Betta từ đó tới nay chưa bao giờ hạ nhiệt. Và đa phần chúng ta đều quan tâm đến những chú cá hiện đại, đã được thuần dưỡng từ lâu đời bởi nét đẹp kiêu sa rực rỡ đầy hấp dẫn, nào là Halfmoon, Crowntail, Doubletail, Plakat, nào là Dragon, Fancy, Koi... rồi đến Giant Plakat, Giant Halfmoon, v.v... mà ít ai còn nhớ đến những chú cá lia thia đồng (lia thia ruộng) của ngày xưa. Chúng đã và vẫn đang trôi dần vào quá khứ, bị nhiều người lãng quên. Điều đáng buồn hơn là, với sự đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay, môi trường sống của những loài hoang dã ngày càng bị thu hẹp và đe dọa, khiến số lượng của chúng ngày càng giảm. Là một người chơi cá cảnh, tôi chắc hẳn các bạn cũng như tôi, ai cũng yêu mến thiên nhiên, trân quý sự đa dạng sinh học và mỗi khi biết được một loài nào đó tuyệt chủng thì lòng không khỏi xót xa bùi ngùi… Thời gian gần đây, có nhiều người bạn nước ngoài hỏi tôi về những chú cá lia thia ruộng của Việt Nam, họ muốn sở hữu để làm phong phú cho bộ sưu tập cá hoang dã của họ, đồng thời cũng là góp phần công sức duy trì giống nòi của chúng khỏi bờ vực tuyệt chủng. Điều này làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Tại sao người nước ngoài mà còn quan tâm bảo vệ sự đa dạng sinh học các loài betta hoang dã của nước mình mà mình lại chẳng quan tâm gì đến điều này. Tôi lên mạng tìm hiểu thì được biết có tổ chức “WAR” nào đó ở Củ Chi đã từng có những hoạt động tham gia bảo tồn những chú lia thia ruộng Việt Nam. “WAR” đã tổ chức các đợt tập huấn nuôi dưỡng và cho sinh sản cá lia thia hoang dã của nước mình, chia sẻ cá giống cho nhiều đối tượng, trong đó có các em học sinh. Sau khi cho sinh sản thành công, khi cá con trưởng thành, các thành viên đã thả nhiều đợt cá về với thiên nhiên. Một công việc thật hay và nhiều ý nghĩa, vừa giáo dục lòng yêu thiên nhiên, tôn trọng sự đa dạng sinh học vừa thiết thực bảo vệ các giống loài đang gặp đe dọa tuyệt diệt. Từ đó, tôi thiết nghĩ, tại sao chúng ta, những người chơi cá Betta, dù chuyên hay không chuyên, sao lại không góp chút công sức của mình vào công cuộc bảo vệ cá lia thia hoang dã nhỉ? Không có gì khó khăn cả, chỉ cần nuôi một hoặc hai dòng cá hoang dã, cho sinh sản, nuôi lớn, cùng nhau chia sẻ giống để duy trì tiếp, số còn lại chúng ta thả hết về với thiên nhiên… Một việc không khó đối với chúng ta mà lại thiết thực, vừa giảm nguy cơ biến mất của chúng, vừa diệt được muỗi gây hại nói chung, làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết nói riêng. Mỗi người một chút công sức, tôi tin chúng ta sẽ góp phần làm nên điều ý nghĩa, làm cho những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của chúng ta về những chú lia thia bình dị vẫn còn chỗ dựa để tồn tại mãi, và biết đâu được những ký ức nên thơ đó cũng chính là những ký ức đẹp đẽ của con cái chúng ta sau này. Ngày 02.09.2012
Loại lia thia ruộng này hồi đó rất mê. Trên thân cá có 3 màu đỏ, xanh dương, xanh lá...buổi tối chiếu đèn vào lấp lánh lắm... Ủng hộ bài viết của a Cedric...Nếu a có giống thì cho e xin vài con. UP cho thú chơi lành mạnh, 1 phần của tuổi thơ chúng ta.
vấn đề này đã nói rất nhiều lần, nhưng bất khả thi, lý do chính là môi trường thích hợp của lia thia hoang dã ngày càng mất đi "tấc đất tấc vàng", các bạn trẻ trong hình thả cá ra sông mà ko biết vô tình cung cấp mồi cho cá rô, cá phi... mấy loại này thích nghi với môi trường cực kỳ tốt, cái nền nhà chưa xây mà có nước là có tui nó.
Ồ, cám ơn Rin nhiều lắm nhe! Thời gian vừa rồi, do mình bận quá nên mấy ổ cá lia thia mang đỏ và mang xanh lẫn cá giống mình đều thả về thiên nhiên hết rồi. Khi nào có lại mình sẽ nhắn. Mà bạn cũng có thể liên hệ bạn Rin trong đây để lấy cá giống nhé. Cám ơn bạn. Nói nhiều không phải là cũ, ít nói đến chưa hẳn là mới bạn ạ. Khi người ta tiến hành thả cá về thiên nhiên, đương nhiên là đã tính đến trường hợp bị hao hụt do sẽ làm mồi cho những loài khác, nhưng điều đó không có nghĩa là chẳng được tích sự gì. Nếu thả 100 con mà nó sống sót vài ba con thì cũng là thành công rồi. Còn nếu ta chẳng làm gì thì mới đúng là vô tích sự. Bạn có phương cách nào không? Nếu thấy tình hình như thế mà mình cũng không làm gì hết thì cũng dỡ quá! Mình tự thấy như vậy thôi. Còn suy nghĩ các bạn thế nào thì tuỳ ở các bạn thôi! @ALL : theo mình thấy, các bạn chỉ nên thả cá bản địa về với thiên nhiên thôi, nghĩa là cá mang đỏ, mang xanh thôi, chứ đừng có thả Mahachai hay Smaragdina ra thiên nhiên nhé, vì Mahachai và Smaragdina là cá bản địa của Thái Lan chứ không phải của Việt Nam. Nếu thả 2 loài này ra, sợ rằng chúng sẽ pha tạp với cá bản địa của mình, làm mất đi độ thuần chủng của giống loài. Vài suy nghĩ chia sẻ. Cám ơn các bạn đã quan tâm!
Thanks anh ! lúc sáng đi ra mấy cái ao gần nhà để lấy nước ươm trùng cỏ. Thì thấy có mấy cái tổ bọt, tò mò vớt lên thì thấy có cá con cỡ cây tăm. Vớt về khoảng 30 con, nuôi thử có phải lia thia không.
Tuy là biết vậy . nhưng bạn ko nên nói 1 cách phủ phàng thế. mình chỉ góp phần sức nhỏ. nói góp sức cho thanh cao thôi. thục chất là có trách nhiệm với tự nhiên mà mỗi người chúng ta cần có. nếu làm đc. thì làm. bạn nói thế . mấy bạn kia nghỉ như bạn . thì ko xa nữa đâu. cá ruộng việt nam sẽ biến mất khỏi danh sách cá betta thôi
Em năm nay 17 tuổi rồi và thật buồn là 17 năm trời ấy em chưa thấy được một con lia thia đồng (bất cứ loại nào) ngoài đời. Em rất có hứng thú với các loại này,nhưng lên mạng hay tìm bất cứ cửa hàng cá nào mà em biết điều không thể tìm thấy.
Đúng là đam mê của mình , đã xác định từ lúc chơi betta lại , hồi nhỏ vốn rất mê lia thia ruộng , tình cờ lên mạng mới biết đến các loại plakat . Hiện giờ mình rất mê plakat và CT , nhưng bên cạnh đó mình vẫn yêu thích dòng lia thia ruộng như hồi nhỏ , may mắn là mình ở Bình Dương nên lia thia ruộng còn khá nhiều , mình cũng đã may mắn ép sinh sản được 3 bầy lia thia ruộng nuôi , có thử lai trống lia thia - mái plakat , nhưng trứng chưa nở thì bị chuột cắn lủng đáy thùng ( thùng xốp ) . Mất bầy đó đến giờ còn tiếc ^^ Tiện đây xin hỏi các bạn đã có kinh nghiệm lại tạo , mình lai giữ lia thia và các dòng khác , thì có khả năng ra cá đẹp ko . Cảm ơn
Ý tưởng của bác cedric thật tâm huyết, theo em thì nên lựa chọn khu vực đồng ruộng chưa bị đô thị hoá hay ít ô nhiễm. Tuổi thơ mình sáng dạy súc miệng cũng đã nhìn thấy vài em lia thia bơi thong thả trước mặt vì sau nhà là sông. Sau này khoảng 15 năm trở lại hỏi những đứa bé hàng xóm, chúng nó còn kg biết mặt mũi ra làm sao. Đồng ruộng sau này nhà nông bón phân đậm quá, kg còn loài nào sống được. Anh nên chọn khu vực thả chúng cho thícch nghi sau đó liên hệ với nông dân thăm dò rồi nhân rộng mô hình. Ai biết được sau này anh Cerdic làm tourguide cho dự án này *-))
Cám ơn Thành, chúng ta đang không chỉ bảo vệ cá hoang dã mà còn gột rửa chính những phần ô nhiễm trong con người, bảo vệ chính chúng ta đó...
mình cũng dần dần đam mê hoang dã rùi, lúc trước chỗ mình có nhiều giờ đồng ruộng biến thành nhà hết rùi, hic hic, ai có cho xin 1 cặp mang xanh, 1 cặp mang đỏ, có thêm mahachai hay Smaragdina tặng kèm thì cám ơn nhiều lắm luôn đó
em ngưỡng mộ những ng tâm huyết như bác mặc dù em chưa thấy cá lia thia ruộng bao giờ tại em ở miềnbắc! Tiện thể các bác cho em hỏi có sin sít( săn sắt) hay cá cờ có phải là 1 loại lia thia ruộng không ạ?