Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Hành Vi Sinh Sản Bất Thường - TNB

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 2/4/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    Hành Vi Sinh Sản Bất Thường

    Dẫu betta là loài cực kỳ dễ ép, những lệch lạc so với điều được coi là “bình thường” đôi khi vẫn xảy ra. Đây là một một số trục trặc trong sinh sản, và vài cách để giải quyết chúng:

    Cá Đực Không Xây Tổ Bọt
    Cá đực thường xây tổ bọt khi phản ứng trước các tín hiệu vật chất hay tâm lý nhất định, hay khi phản ứng với sự biến đổi của khí áp (barometric pressure). Ngoài tự nhiên, có ghi nhận về sự gia tăng hoạt động xây tổ bọt ngay trước một cơn mưa to. Điều này có lẽ là nhờ bản năng cố hữu ở cá vốn cảm nhận được sự thay đổi sắp tới của thời tiết và khởi động hành vi sinh sản nhằm đáp ứng với sự thay đổi đó. Người nuôi betta trên toàn thế giới đều thấy tổ ở mỗi lọ với betta đực bên trong khi dự báo thời tiết thông báo sắp mưa. Việc cố ép betta của mình khi bạn biết một cơn mưa sắp đến đôi khi có thể kích thích bản năng xây tổ ở một cá đực chưa sẵn sàng.

    Betta dường như chuộng xây tổ bọt bên dưới các vật nổi. Việc này vừa gia cố tổ tốt hơn và giữ bọt khỏi vỡ bằng cách bảo vệ tổ trước gió lùa. Thực vật nổi như thủy cúc (water sprite), lá bàng khô, một miếng mút hay nắp nhựa là những địa điểm làm tổ rất tiềm năng. Hầu hết người chơi sử dụng ly mút vốn được cắt đôi theo chiều dài và thả nổi trên mặt hồ, và cá betta đực sẽ chọn ly làm địa điểm xây tổ. Trưng cá cái ở nơi mà cá đực có thể nhìn thấy nó, dẫu nó được nuôi riêng trong lọ hay vách ngăn, cũng thường kích thích cá đực xây tổ. Một số cá đực rất khôn ngoan sẽ chỉ bắt đầu xây tổ khi cá mái thực sự được thả vào hồ và nó biết rằng nó có thể tiếp cận được nàng. Mặt khác, một số cá đực có lẽ hơi chậm hiểu, và việc bổ sung một phần nhỏ tổ bọt của cá đực khác đôi khi sẽ cho nó một lực đẩy theo hướng đúng.

    Cá Đực Tảng Lờ Cá Cái
    Cá đực vốn trong điều kiện sức khỏe tốt thường phản ứng nồng nhiệt trước sự hiện diện của một cá cái. Cá đực vốn tảng lờ cá cái thường làm vậy bởi vì chúng hoặc A.) Quá già, B.) Ngoài khả năng (out of condition), hay C.) Kém động lực (low libido). Betta sinh sản mạnh nhất từ 3 đến 7 tháng tuổi; khi già hơn vậy nhiều và chúng sẽ mất dần hứng thú sinh sản. Tương tự, cá vốn không có sức khỏe hay điều kiện phù hợp sẽ không hứng thú trong việc sinh sản. Bạn chỉ nên cố gắng ép betta vốn trông mạnh khỏe và được cho ăn đầy đủ. Những màu sắc hay dòng lai tạo nhất định dường như có khao khát giới tính thấp hơn bình thường, và những con này luôn gây thất vọng cho nhà lai tạo tương-lai. Bạn đôi khi có thể khuyến khích sự thích thú ở những con cá này bằng giữ chúng hoàn toàn tách biệt khỏi những con betta khác trong hai tuần. Chúng phải được cho ăn đầy đủ và chăm sóc thích hợp, nhưng không được phép nhìn thấy betta khác. Sau khi hai tuần trôi qua, cố gắng ép như bình thường.

    [​IMG]
    Hầu hết cá đực sẽ phản ứng nồng nhiệt trước sự hiện diện của cá cái.

    Một số cá đực dường như chuộng những mái nhất định; việc này có thể liên quan đến sự chọn lọc tự nhiên. Betta đực và cá cái dường như đều có sở thích về bạn tình với màu sắc giống hay tương tự với chúng. Nếu cá đực của bạn không phản ứng với một mái nhất định, thử đổi mái và xem nó có đổi thái độ hay không. Tương tác đực/cái là phức tạp, và một số cá đực có thể đòi hỏi những tín hiệu hành vi nhất định từ cá cái nhằm tạo “tâm trạng”.

    Cá Đực Cố Giết Cá Cái
    Nếu một mái không đáp ứng lại nỗ lực của chàng, thay vào đó cá đực có thể đổi chiến thuật và tấn công nó. Ngoài tự nhiên, cá đực cố gắng lùa mái ưng thuận vào tổ mình cho mục đích sinh sản. Một mái bất ưng là sự lãng phí thời gian của nó và một sự xâm nhập vào lãnh thổ của chàng; thêm nữa, hiện diện của nàng có thể cản trở cơ hội của một bạn tình hợp tác hơn. Bởi vì hồ ép tiêu chuẩn chẳng có nhiều không gian để lẩn trốn, mái bất ưng là cực kỳ nguy hiểm trong tình huống này, và phải được bắt ra.

    Nếu một cặp betta trải qua quá trình bắt cặp bình thường với mọi dấu hiệu tích cực đều đúng chỗ, thay đổi bất ngờ về hành vi của cá đực với cá cái có thể nghĩa là cuộc ép đã xảy ra khi nhà lai tạo không hiện diện. Kiểm tra trứng một cách kỹ lưỡng trên tổ. Sẽ hữu ích khi soi đèn lên tổ và tìm trứng lẫn trong bọt. Cá đực hầu như luôn bỏ sót một vài trứng, vì vậy việc phát hiện trứng rơi vãi ở đáy hồ có thể là dấu hiệu một cuộc ép đã diễn ra. Các nhà lai tạo kinh nghiệm cũng quan sát sự thay đổi về hành vi làm tổ của cá đực một khi nó đang canh trứng. Nó sẽ bỏ nhiều thời gian hơn bên dưới tổ, và có thể được thấy sục mõm vào sâu bên trong bọt khi nó nhả trứng cao hơn bề mặt hay lấy chúng xuống để vệ sinh. Nó chỉ rời tổ để tuần tra xung quanh và tìm kiếm kẻ xâm nhập, và nếu thấy cá cái thì nó sẽ tấn công nàng lập tức và dữ dội.

    Một số cá đực sẽ tấn công cá cái khi nàng vừa được thả vào, mặc dù nàng chịu ép. Thông thường đây là những cá đực non, vốn quá háo hức trong niềm phấn khích của mình khi nhìn thấy cá cái, và sẽ phần nào dịu xuống khi chúng già hơn. Theo cách thức tương tự mà một số màu và dòng có động lực [sinh sản] thấp, có những màu hay dòng nhất định vốn hung dữ hơn nhiều so với số khác, và một phần quan trọng thuộc nghi thức của chúng là cắn xé con khác thành từng mảnh. Thông thường mái thuộc những dòng này có thể chịu đựng theo cách riêng của mình.

    Cá Cái Đá Cá Đực
    Cá cái lén cắn một miếng vây cá đực trong khi ép là bình thường. Đó là cách nàng cho chàng biết mình mạnh khỏe, và không bị xô đẩy tùy tiện. Tuy nhiên, một mái vốn hơn thua với cá đực, sừng và đập nó bằng thân của mình theo cách thức hung dữ cao độ, nên được bắt ra lập tức. Thông thường khi việc này xảy, thì đó là một trường hợp định dạng nhầm, với các nhà lai tạo ghép một betta đực vây dài với một đực vây ngắn. Đây là sai lầm phổ biến của các tân binh, những người mua cá betta từ các tiệm thú cưng; đa số trường hợp nhân viên tiệm thú cưng không biết sự khác nhau giữa cá cái và cá đực vây ngắn, và sẽ bán bất kỳ con betta vây ngắn nào như là cá mái. Trong vài trường hợp, lỗi không thể đổ hết lên vai các nhân viên, vì những nhà cung cấp nhất định đã không kiểm tra cẩn thận số cá mà họ xuất cho các tiệm thú cưng, và sẽ gắn nhãn cá đực vây ngắn như là một cá cái.

    [​IMG]
    Điều bình thường cho cả hai con khi nhận một số tổn thương ở vây trong quá trình ép.

    Trong những trường hợp hiếm hoi khác, cá cái siêu hung dữ và có thể không bao giờ sinh sản thành công. Mặc dù có thể kiếm một cá đực vốn đủ hung dữ để “khống chế” nàng, những hoàn cảnh như thế này thường dẫn đến việc một hay cả hai con bị thương nghiêm trọng hay bị chết.

    Cá Cái Ăn Trứng
    Một phàn nàn chung giữa những nhà lai tạo mới là cá mái vốn xơi trứng của chính mình gần như ngay lập tức khi nó vừa đẻ chúng ra. Tôi không biết điều gì khiến cá mái ăn trứng của chính nó, nhưng khi nhìn vài con trong số chúng làm vậy, bạn sẽ nghĩ nó thực sự ngon miệng. Một cá đực nhanh nhẹn có thể thu thập hầu hết trứng rơi dưới đáy hồ và đặt an toàn lên tổ trước khi cá cái có thể tiếp cận chúng, nhưng hầu hết cá đực bỏ qua trứng dưới đáy trong bản thân hành động ép, và những trứng này là món miễn phí cho các mái ăn trứng. Một khi cá mái quen mùi vị của trứng, nàng có lẽ sẽ mãi là kẻ ăn trứng. Tuy nhiên, việc đảm bảo nàng được cho ăn cực kỳ đầy đủ trước khi ép có thể làm giảm khẩu vị của nàng với chúng.

    Cá Đực Ăn Trứng
    Tôi từng thấy những cá đực non vốn sinh sản lần đầu ăn trứng thay vì nhả chúng lên tổ. Có vẻ như cá đực, dẫu bị chi phối bởi bản năng ôm ấp cá mái và thu thập trứng, lại không biết làm gì với chúng sau đó, và đơn giản nuốt chửng. Những loại ăn trứng này phải cải thiện theo độ tuổi và kinh nghiệm. Đôi khi, điều xảy ra đó là cá cái đẻ trước khi cá đực có cơ hội xây tổ. Hầu hết cá đực sẽ đính trứng lên bề mặt bằng nước bọt, hay xây tổ trong quá trình ép, nhưng một số sẽ chỉ ăn chúng. Như cá cái, cá đực vốn được biệt dưỡng thích hợp và cho ăn đầy đủ sẽ không ăn trứng đã thụ tinh mạnh khỏe.

    Nhiều trường hợp, một cuộc ép xảy ra thành công và rồi cá đực ăn trứng và/hay cá bột sau khoảng một ngày. Việc này thậm chí có thể xảy với cá đực kinh nghiệm, những con vốn là cá cha tốt trong quá khứ. Dự đoán của tôi là có gì đó không ổn với trứng hay cá bột, khi mà chúng được thụ tinh không thích hợp hay nhiễm bệnh, hay bầy cá bị yếu và bệnh. Trong trường hợp này, cá đực chỉ làm công việc của mình. Tuy nhiên, một số cá đực lại ăn trứng và cá bột của chúng mà không có nguyên nhân rõ rệt, và nếu cá bột là quan trọng đối với nhà lai tạo, thì những cá đực này có thể được bắt ra sau khi ép và trứng được ấp nở nhân tạo.

    Cá Đực Bỏ Tổ
    Đôi khi, tình cha con là quá nhiều đối với một cá đực, nhất là con vốn được biệt dưỡng không phù hợp. Lần khác, bầy cá quá lớn khiến cá đực kiệt sức trong việc chăm sóc tất cả chúng, và sẽ ăn chúng hoặc bỏ tổ của mình. Bạn sẽ thấy nó nằm ở một góc hồ, đúng là nó đang lẩn trốn bầy con của mình. Những cá cha như thế này cần được vớt ra, cho ăn đầy đủ, và cho một thời gian hồi phục dài. Cá bột sẽ ổn theo cách riêng của chúng.

    [​IMG]
    Hầu hết cá đực đều siêng năng với tổ của mình.

    Dẫu được giả sử từ lâu rằng cá bột sẽ không phát triển một cách đúng đắn trừ phi chúng ở gần mặt nước, những nghiên cứu gần đây về việc ấp nở nhân tạo và nuôi dưỡng cá bột đã gợi ý khác đi. Hiện người ta tin rằng mục đích của tổ bọt liên quan nhiều tới việc bảo vệ cá bột hơn bất kỳ nhu cầu phát triển nào khác. Bên cạnh việc bảo vệ trứng và cá bột khỏi những kẻ săn mồi và cạnh tranh, cá đực còn làm sạch trứng và giữ chúng khỏi bị nhiễm nấm, ăn những cá bột dị tật và ốm yếu, và loại bỏ những trứng và/hay cá bột nhiễm bệnh khỏi tổ trước khi chúng có thể lây sang những con mạnh khỏe. Chừng nào nhà nhà lai tạo sử dụng một loại thuốc kháng nấm tốt, hầu hết cá bột bị bỏ rơi sẽ được nuôi dưỡng tốt mà không cần sự chăm sóc của cá cha.

    Những cá đực vốn bỏ rơi tổ của mình trước khi trứng nở nên được vớt ra, và trứng được ấp nở nhân tạo. Hầu hết những cá cha kém cỏi này sẽ không bao giờ phát triển xu hướng chăm sóc bầy con của chúng, và nhà lai tạo phải lên kế hoạch tự tay nuôi dưỡng bất kỳ con cá bột nào từ chúng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/6/18

Chia sẻ trang này