Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Giới thiệu tổng quan về cá betta

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá betta' bắt đầu bởi 1989dung, 8/4/14.

  1. 1989dung

    1989dung New Member

    Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.

    1. Giới thiệu thông tin cá betta, cá xiêm đá
    - Tên khoa học: Betta spp

    - Chi tiết phân loại:
    Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
    Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
    Thuộc loài: Nguồn gốc cá xiêm thuộc loài Betta splendens Regan, 1910, trải qua hàng trăm năm chọn lọc và lai tạo, hiện rất hiếm và khó xác định loài cá xiêm thuần chủng trên thị trường. Các loài có thể lai tạo hay tạp giao bao gồm: B. smaragdina Ladiges, 1972; B. imbellis Ladiges, 1975; B. stiktos Tan & Ng, 2005; B. taeniata Regan, 1910; B. pugnax (Cantor, 1849); B. coccina Vierke, 1979 ...
    Tên tiếng Việt khác: Cá Lia thia; Cá Thia xiêm; Cá Chọi; Cá Phướn
    Tên tiếng Anh khác: Siamese fighting fish; Fighting fish
    Nguồn gốc: Nguồn cá từ khai thác tự nhiên (lia thia đồng) và nhập nội (lia thia xiêm) cách đây hơn 100 năm theo chân các thương lái người Hoa (Đoàn Khắc Độ, 2007). Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 40 – 50

    - Tên Tiếng Anh:Betta

    - Tên Tiếng Việt: Cá Xiêm; Cá Đá

    - Nguồn cá:Sản xuất nội địa

    - Số kiểu hình:8

    Hình ảnh cá betta, cá xiêm đá
    [​IMG]

    2. Đặc điểm sinh học cá betta, cá xiêm đá
    - Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …

    - Chiều dài cá (cm):5 – 7,5

    - Nhiệt độ nước (C):24 – 30

    - Độ cứng nước (dH):5 – 20

    - Độ pH:6,0 – 8,0

    - Tính ăn:Ăn tạp

    - Hình thức sinh sản:Đẻ trứng

    - Chi tiết đặc điểm sinh học:
    Phân bố: Đông Nam Á: Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei, Việt Nam ...
    Tầng nước ở: Mọi tầng nước
    Sinh sản: Cá dễ sinh sản, đẻ trứng tổ bọt. Cá đực chăm sóc tổ trứng và cá con, cần tách cá cái ra riêng để tránh cá mẹ ăn trứng. Trứng nở sau 24 – 48 giờ, cá bột tiêu hết noãn hoàng sau 2 – 3 ngày. Cá bột có cỡ miệng nhỏ thích hợp ăn luân trùng, bo bo ...

    3. Kỹ thuật nuôi cá betta, cá xiêm đá
    - Thể tích bể nuôi (L):50 (L)

    - Hình thức nuôi:Ghép

    - Nuôi trong hồ rong:Có

    - Yêu cầu ánh sáng:Vừa

    - Yêu cầu lọc nước:Ít

    - Yêu cầu sục khí:Ít

    - Chi tiết kỹ thuật nuôi:
    Chiều dài bể: 30 – 40 cm
    Thiết kế bể: Cá chịu được môi trường sống chật hẹp và không cần sục khí nhờ cá có cơ quan hô hấp phụ. Cá đực rất hiếu chiến nên cần nuôi riêng, hoặc nuôi một cá đực với nhiều cá cái. Mặc dù nhiều cửa hàng thường giữ cá đực trong các hũ keo hay lọ thủy tinh, nên chọn bể nuôi có thể tích nước tối thiểu 12 lít để có môi trường nuôi ổn định. Bể có nắp đậy, nước tĩnh, ánh sáng yếu với một ít cây thủy sinh và thực vật nổi.
    Chăm sóc: Cá dễ nuôi nhất dành cho người mới tập chơi cá cảnh
    Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn là phiêu sinh động vật, cung quăng, trùng chỉ, ấu trùng côn trùng ....
     

Chia sẻ trang này