Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Em nhỏ xin gửi đến các anh bài này cho em ý kiến luôn nha ( Định luật di truyền)

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi nhox¶¶guppy, 12/1/11.

  1. nhox¶¶guppy

    nhox¶¶guppy Active Member

    Lang tơ mang trên mạng tìm đc bài này rất bổ ích cho các anh đang lai tạo cá ra giống thuần chủng
    Định luật menden [/COLOR]
    Được viết theo 1 cách khó hiểu như sau :

    Định luật này nghiên cứu sự di truyền cùng một lúc nhiều tính trạng, mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền (một cặp gen tương ứng), chi phối: nhận thấy ở đời lai F1 đều biểu hiện tính trạng trội, ở đời lai F2 mỗi tính trạng đều phân li theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Tỉ lệ kiểu hình chung của các tính trạng tuân theo nhị thức (3 : 1)n . Điều này đã khẳng định mỗi cặp nhân tố di truyền tồn tại trên 1 cặp NST nhờ vậy khi phân li hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào nhau. Nội dung định luật di truyền độc lập phát biểu như sau:

    Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại.

    Định luật di truyền độc lập chỉ được giải thích bằng sự phân li độc lập tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST dẫn tới sự phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên của các gen. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ chung (3 : 1)n chỉ là kết qủa sự phân li của các gen theo tỉ lệ (1 : 2 : 1)n .

    Menđen đã rút ra những điều khái quát sau về sự di truyền của n cặp gen dị hợp di truyền độc lập:



    Số cặp gen dị hợp


    Số lượng các loại giao tử


    Số lượng các loại kiểu hình


    Tỉ lệ

    phân li

    kiểu hình


    Số lượng các loại kiểu gen


    Tỉ lệ phân li kiểu gen
    [​IMG]
    Định luật di truyền độc lập được nghiệm đúng bởi các điều kiện sau:

    - P thuần chủng khác nhau bởi từng cặp tính trạng.

    - Nhân tố di truyền trội phải lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn.

    - Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, sức sống phải ngang nhau.

    - Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh phải ngang nhau.

    - Sức sống của các hệ hợp tử và các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.

    - Phải xử lí tính toán trên số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai.

    - Mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng phải tồn tại trên một NST khác nhau để khi phân li độc lập không lệ thuộc vào nhau.

    Định luật di truyền độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, tạo cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. Định luật di truyền độc lập còn là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

    2. Những cống hiến và những hạn chế cơ bản của Menđen trong nhận thức di truyền các tính trạng.

    * Những cống hiến cơ bản của Menđen

    - Đề xuất được phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng di truyền gồm 2 vấn đề cơ bản:

    + Chọn đối tượng nghiên cứu có 3 đặc điểm ưu việt cơ bản: thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, là cây tự thụ phấn cao độ, có nhiều tính trạng đối lập, trội lấn át hoàn toàn lặn.

    + Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản.

    + Tạo dòng thuần chủng trước khi thực hiện các phép lai để phát hiện các qui luật di truyền.

    + Lai và phân tích kết quả lai của từng cặp tính trạng, trên cơ sở đó tìm qui luật di truyền của nhiều tính trạng.

    + Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kiểu di truyền của các cây mang tính trạng trội. Sự phân tích này cho phép xác định được bản chất của sự phân li kiểu hình là do sự phân li các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

    + Sử dụng toán thống kê và lí thuyết xác suất để phân tích qui luật di truyền các tính trạng.

    - Phát hiện ra 3 định luật di truyền đơn giản nhưng rất cơ bản của các hiện tượng di truyền (định luật tính trội, định luật phân li, định luật di truyền phân li độc lập các tính trạng).

    - Giả định nhân tố di truyền chi phối tính trạng, trong tế bào cơ thể nhân tố di truyền tồn tại thành cặp, mỗi cặp có hai thành viên (một thành viên có nguồn gốc từ bố, một thành viên có nguồn gốc từ mẹ). Khi giảm phân tạo giao tử mỗi thành viên chỉ đi về 1 giao tử. Nhờ đó lúc thụ tinh các cặp nhân tố di truyền được phục hồi, tính trạng được biểu hiện. Đây là cơ sở đặt nền móng để phát hiện ra cơ chế giảm phân, tạo giao tử và thụ tinh.

    - Các định luật di truyền của Menđen là cơ sở khoa học và là phương pháp lai tạo để hình thành các giống mới. Các định luật di truyền của ông còn cho phép giải thích được tính nguồn gốc và sự đa dạng của sinh giới.

    * Hạn chế của Menđen

    - Về nhận thức tính trội: Men đen cho rằng chỉ có hiện tượng trội hoàn toàn. Sinh học hiện đại bổ sung thêm ngoài hiện tương trội hoàn toàn còn có hiện tượng trội không hoàn toàn, trong đó trội không hoàn toàn là phổ biến hơn.

    - Menđen cho rằng mỗi cặp nhân tố di truyền xác định một tính trạng. Sinh học hiện đại bổ sung thêm hiện tượng tương tác nhiều gen xác định một tính trạng và 1 gen chi phối nhiều tính trạng.

    - Với quan điểm di truyền độc lập của Menđen, mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên 1 cặp NST. Qua công trình nghiên cứu của Moocgan đã khẳng định trên một NST tồn tại nhiều gen, các gen trên một NST tạo thành một nhóm liên kết, tính trạng di truyền theo từng nhóm tính trạng liên kết.

    - Những giả định của Menđen về nhân tố di truyền chi phối tính trạng nay đã được sinh học hiện đại xác minh đó là các gen tồn tại trên NST thành cặp tương ứng.

    - Chính Menđen không hiểu được mối quan hệ giữa gen, môi trường và tính trạng. Sinh học hiện đại đã làm rõ mối quan hệ đó. Trong quá trình di truyền, gen qui định mức phản ứng, môi trường xác định sự hình thành một kiểu hình cụ thể trong giới hạn mức phản ứng. Còn tính trạng biểu hiện chỉ là kết quả tác dụng qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
    Và viết theo một cách dễ hiểu ( theo ý kiến của em )
    Và đã áp dụng thành công .

    Khi lai giữa hai cá thể khác nhau và có 2 tính trạng khác nhau . Muốn quy về 1 tính trạng nhất định trội hoặc là lặn thì chúng ta cần lai như sau
    Qui ước gen :
    Tính trạng trội là A
    Tính trạng lặn là a
    7 màu có 4 tính trạng khác nhau là
    Swalow
    Ribbon
    Abino
    Mắt đen
    VD : về loài abino sw
    Chúng có hệ gen và cấu trúc ADN giống nhau đều ở thể đột biến ( bị thay đổi cấu trúc ADN theo nguyên tắc đa phân A - T - G -X
    Khi muốn chúng quy về kiểu gen nhất định là swalow hoặc là ribbon ( Thuần chủng )
    VD: cụ thể về loài full red
    Con cái có ribbon + với máu swalow (Aa)
    Con trống không có gì hết (AA)
    P ( thuần chủng ) . Ribbon + máu swalow(lặn) (Aa) X loại thường (trội )( AA )
    G : a X A
    F1 :AA/aa
    Tiếp tục lai phân tích đời F1
    Lấy cá thể cái : AA/aa ( ribbon + swalow ) x cá thể thường ( trống ban đầu của F )
    G : 3 kiểu gen là AA Aa aa
    F2 : BV/ BV : bv/bv : Aa/Aa
    1 Ribbon 1 swalow 1 thường có máu giữa 2 loại
    Kết quả :
    Cho ra 3 loại khác nhau RB , SW , Thường
    Tỉ lệ trội : 2 trội 1
    Tỉ lệ : RB sẽ là 40% , SW là 10% , Thường là 50%
    Cái trên là loài TC mà cùng một giống nhau mấy anh
    Dưới đây là 2 loài TC mà khác nhau về tính trạng
    VD : Mắt đen và mắt đỏ (abino) ( khác loài )
    Qui ước gen
    Gen A : mắt đen
    Gen a : mắt đỏ ( abino )
    Xác định kiểu gen :
    Mắt đen ( AA )
    Mắt đỏ (aa)
    Ta có sơ đồ lai 1 :
    P( thuần chủng ) Mắt đen ( AA ) x Mắt đỏ (aa )
    F1 : Aa ( 100% mắt đen )
    Cho F1 lai với F1
    Mắt đen ( Aa) x mắt đen ( Aa)
    GF1 : A , a A,a
    F2 : BB , Bb , Bb ,bb
    Tỉ lệ kiểu gen : 1/4 BB , 1/4 Bb , 1/4 Bb , 1/4 bb
    Tỉ lệ kiểu hình : 3/4 mắt đen , 1/4 mắt đỏ
    b/ Cho ra TC mắt đỏ
    Xác định kiểu gen :
    Mắt đen ( lai ): Aa
    Mắt đỏ ( TC ) : aa
    Ta có sơ đồ lai :
    P : Mắt đen lai F1 (Aa) x mắt đỏ TC (bb )
    G A a
    F:Aa , aa
    Tỉ lệ kiểu gen : 1/2 Aa , 1/2 aa
    Tỉ lệ kiểu hình : 1/2 mắt đen lai , 1/2 mắt đỏ TC
    Đây là bài đầu tay của em có gì sai sót mong các anh bỏ qua và cho ý kiến dùm em nhỏ
    :praying::praying::praying::praying:
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/1/11
  2. hi_box

    hi_box Active Member

    cám ơn bài viết rất hữu ích, ai hiểu thì PM mình giải thích dùm cái nghen :D :D :D
     
  3. nhox¶¶guppy

    nhox¶¶guppy Active Member

    KO hỉu chỗ nào em giải thích cho hì hì
     
  4. CTQKyu

    CTQKyu Active Member

    Ủa, mình tưởng đó là kiến thức phổ thông rồi chứ, lớp 9 đã được học rồi mà.
     
  5. khanhboy2007

    khanhboy2007 Active Member

    mình học môn Sinh học dở ẹc, cố gắng đọc mà cũng lơ mơ quá, nhiều quá đọc mỏi mắt ghê. dù sao cũng hay thank bạn nhìu nha.
     
  6. khacngoc1992

    khacngoc1992 Active Member

    cách của a nhóc là cách làm nhanh bài tập tính nhanh tỉ lệ kiểu hình e ôn thi đh năm rồi ;))

    a chị chú ý chỗ (3:1) bình phưog k phải = (9:1) mà là (3:1) * (3:1)=(9:3:3:1)
     
  7. haiauback

    haiauback Moderator

    ủa bạn khanhngoc cho mình hỏi Tỉ lệ kiểu gen : 1/2 Aa , 1/2 aa
    Tỉ lệ kiểu hình : 1/2 mắt đen lai , 1/2 mắt đỏ TC
    thì gen aa vs gen AA ko có ý hả@@
     
  8. CTQKyu

    CTQKyu Active Member

    Đơn giản 3 cái định luật đó là thế này : định luật 1 : lai 2cá thể (P) thuần chủng về 1cặp tính trạng thì cá thể lai đời F1 100% mang kiểu hình giống nhau (kiểu hình đó là trội).
    VD: AA x aa > F1 : 100% Aa

    Định luật 2 : lấy các cá thể lai đời F1 cho lai với nhau thì đời F2 sẽ phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 (tức là có 50% cá thể F2 có kiểu gen giống F1, 25 % cá thể F2 có kiểu gen của cá thể cha mẹ ban đầu (P)).
    VD : F1 x F1 = Aa x Aa > F2 : 25% AA 50% Aa 25% aa

    Còn định luật 3 thì là định luật phân li độc lập không có ý nghĩa gì cho lắm trong chuyện này nên không đề cập
     
  9. nhox¶¶guppy

    nhox¶¶guppy Active Member

    có chỉ những trường hợp rất ích thôi anh vì nó đã bị lai qua 1 doi rùi anh ^^
     
  10. nhox¶¶guppy

    nhox¶¶guppy Active Member

    Định luật phân li độc lập là nói chung mà anh . Bao hàm hết mà sao ko có ý nghĩa ???
     
  11. CTQKyu

    CTQKyu Active Member

    Sự phân ly độc lập chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu di truyền, tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng kia nhưng thực tế thì các tính trạng đa số đều do nhiều gen quy định nên phân ly độc lập không có ý nghĩa trong lai tạo.
     
  12. kenken

    kenken Active Member


    a khánh kỳ cục nuôi guppy lai tao như máy mà bảo là dở môn Sinh :))
     
  13. CTQKyu

    CTQKyu Active Member

    Kinh nghiệm dẫn dắt vẫn có thể lai tạo được mà, dù sao thì đó cũng chỉ là lý thuyết, thực tế lai tạo còn nhiều điều ảnh hưởng lắm.
     
  14. khanhboy2007

    khanhboy2007 Active Member

    a ko dùng lý thuyết nhìu đâu, a chỉ chơi cá theo kinh nghiệm( hehe trả giá đắt mới có đc đó), còn lai tạo thì lung tung hết, chẳng có con nào ra hồn đâu e. lai thì ai cũng lai đc, quan trọng là lai ra cái j thôi ah, chiếm rất nhiều chỗ nuôi nữa, cá loại ra thì cũng ko nỡ bỏ vào bụng la hán , tội lắm. cho thì ko ai thèm.
     
  15. nhox¶¶guppy

    nhox¶¶guppy Active Member

    tính phân li độc lập . Ko phân li về 1 kiểu gen sao nó có thể trở nên thuần chủng đc anh . nó phải trở nên về 1 kiểu gen nhất định thì mới trở thành dạng P tchung đc mà anh
     
  16. kenken

    kenken Active Member

    em chỉ thích lai tùm lum tùm la :)) 1 hồ mà nhìu màu nhìn mới hót
     
  17. leviathan

    leviathan Active Member

     
  18. dsymphony

    dsymphony Active Member

    à, môn Sinh học thì dở, chứ Sinh Sản thì Khánh ta khét tiếng rồi =))
     
  19. changhung113

    changhung113 Active Member

    haha
    lâu wa mới thấy
    còn chơi k?
     
  20. khanhboy2007

    khanhboy2007 Active Member

    cám ơn bạn quá khen, tôi nuôi nhiều nhưng cá xấu ko ah, sao đẹp bằng cá bạn đc.
     

Chia sẻ trang này