Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Đực hóa cá xiêm bằng 17α – Methyl Testosterone

Thảo luận trong 'Lai tạo - cá Betta' bắt đầu bởi nhixuan, 11/2/10.

  1. nhixuan

    nhixuan Active Member

    Đọc được bài viết hay hay, chép lại để anh em tham khảo nhe:

    Đực hóa cá xiêm bằng 17α – Methyl Testosterone


    Nguồn: http://www.svcsaigon.com

    [​IMG]
    Cá xiêm đực có tính hiếu chiến cao và ngoại hình đẹp nên được ưa chuộng hơn cá cái. Trong sinh sản tự nhiên, tỉ lệ cá đực : cái luôn xấp xỉ 1:1, tuy nhiên có thể sử dụng hormone sinh dục trong sinh sản nhân tạo để đạt tỉ lệ cá đực cao hơn 80%.


    Điều khiển giới tính bằng hormone

    Padian và Sheela (1995) đã tổng kết việc chuyển đổi giới tính bằng 31 steroid (16 androgen, 15 estrogen), gồm cả steroid tự nhiên và nhân tạo, được thực hiện ở 47 loài (15 họ) gồm cá phân tính (34 loài, 9 họ) và một số loài cá lưỡng tính. Sự đực hóa được tiến hành ở 47 loài và cái hóa ở 31 loài.

    [​IMG]

    Có khoảng 31 steroid tự nhiên và tổng hợp đã được sử dụng để đổi giới tính ở những loài cá kinh tế quan trọng. Thường thì liều tối ưu để chuyển đổi giới tính cá là đặc hiệu theo loài và đôi khi đặc hiệu theo dòng. Cá họ Poecilidae đẻ con cần liều cao nhất: 300 – 500 mg/kg thức ăn. Cá chép, cá hồi cần liều: 50 – 200 mg/kg thức ăn, trong khi họ cá rô Anabantidae cần liều thấp từ 5 – 50 mg/kg thức ăn.



    Khi xét đến hoạt tính ta có thể xếp các androgen theo thứ tự giảm dần: Mibolerone > 19 – nor – ethynyltestosterone > 17α – Methyltestosterone > Testosterone. Trong đó thì 17α – Methyltestosterone được sử dụng rộng rãi nhất để đực hóa và đã được thử nghiệm ở 25 loài thuộc các họ Salmonidae, Cichilidae, Cyprinidae, Anabantidae, Poecilidae và Cyprinodontidae.



    Hai phương pháp xử lý thông dụng nhất hiện nay là: Steroid được trộn vào thức ăn của cá; phôi cá hay cá bột được ngâm trong nước có pha steroid, ngoài ra còn có phương pháp khác như tiêm steroid vào xoang bụng, vào cơ hay cấy steroid dưới da…



    Đực hóa cá xiêm bằng 17α – Methyltestosterone (MT)

    1. Đực hóa cá xiêm bằng phương pháp trộn MT vào thức ăn cho cá ăn:

    Vấn đề đổi giới tính cá xiêm cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Varghese (1989), đã sử dụng MT với liều 80 – 140 mg/kg thức ăn để tạo đực hóa cá xiêm và thu được 91% cá đực. Lương Tuấn Kiệt (1993) đạt đựợc tỉ lệ đực hóa 95% với liều là 100 mg/kg thức ăn. Kavumpurath và Pandian (1994), đạt được kết quả đực hóa 100% khi sử dụng liều từ 15 – 50 mg/kg thức ăn, tuy nhiên tỉ lệ chết khá cao từ 11 đến 66%. Nguyễn Thị Thanh Thúy (1997) đạt được tỉ lệ đực hóa 87,61% với liều sử dụng là 40 mg/kg thức ăn. Jessy và Varghese(1998), đã đạt được tỉ lệ đực hóa 100% bằng cách trộn Androgen vào thức ăn.



    Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trọng (1998), đạt tỉ lệ đực hóa 83,27%. Cá được cho ăn bo bo ở ngày tuổi thứ 3 đến ngày tuổi thứ 20. Cá 21 ngày tuổi bắt đầu cho ăn thức ăn nhân tạo có chứa MT với liều 40 mg/kg thức ăn và cho ăn liên tục trong 30 ngày. Cá được cho ăn 2 lần/ngày vào 8 – 9 giờ sáng và 15 – 16 giờ chiều, thức ăn dư được hút ra sau khi cho ăn 30 phút. Sau khi kết thúc xử lý, từ ngày tuổi thứ 51 cá được cho ăn tự nhiên là trùng chỉ 2 lần/ngày đến khi trưởng thành. Nước nuôi cá có pH từ 6,5 – 7 và nhiệt độ từ 26 – 29oC. Thức ăn nhân tạo có thành phần cám gạo lau mịn 75% và lòng đỏ trứng gà luộc 25%. Kết quả thu được là tỉ lệ sống 47%, tỉ lệ đực hóa 83,27% và hiệu suất đực hóa là 39,13% (47% x 83,27%). NT đối chứng chỉ sử dụng thức ăn nhân tạo thì tỉ lệ sống là 59,33%. Tỉ lệ đực là 43,39% và hiệu suất là 25,74%.

    [​IMG]

    2. Đực hóa cá xiêm bằng phương pháp ngâm cá trong nước có pha MT:

    Phương pháp ngâm dùng để đổi giới tính, tuy chưa được thử nghiệm nhiều, nhưng phương pháp này đã đem đến những thành công nhất định trên một số cá, đặc biệt thuộc họ rô phi và cá hồi (Hunter và Donaldson, 1983; Varadaraj và Pandian, 1987; Pandian và Sheela, 1995).



    Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trọng (1998), cá bột được cho ăn bo bo từ ngày tuổi thứ 3, đến ngày tuổi thứ 12 sẽ được xử lý. Với 6 nghiệm thức (NT) tương ứng với các liều 0,1; 0,2; 0,5; 1,0; 2,5; 5,0 mg/L, và một NT đối chứng được ngâm cồn. Cá được xử lý 3 lần vào các ngày tuổi thứ 12, 17 và 22. Thời gian mỗi lần xử lý là 3 giờ. Trong và sau thời gian xử lý cá được cho ăn bo bo cho đến khi cá được 1 tháng tuổi và sau đó thì được cho ăn trùng chỉ cho đến khi trưởng thành. Nước nuôi cá có pH từ 6,5 – 7, nhiệt độ từ 26 – 29oC. Kết quả là tỉ lệ đực của các NT gia tăng khi tăng liều: tỉ lệ đực hóa tương ứng là 60,51%; 64,53%; 63,74%; 76,46%; 83,03%; 84,16%. Tỉ lệ sống tương ứng là 78,67%; 75,67%; 74,33%; 74,00%; 71,00%; 69,00%; NT đối chứng là 33,45%. Hiệu suất đực hóa cao nhất được tìm thấy ở 3 NT: 1,0; 2,5 và 5,0 mg/L lần lượt là 56.58%; 58,95% và 58,07%.



    Qua đây ta thấy rằng việc chuyển đổi giới tính cá xiêm bằng phương pháp trộn MT vào thức ăn tuy có nâng cao tỉ lệ cá đực hóa lên một cách đáng kể nhưng do tỉ lệ sống thấp nên hiệu suất đực hóa thấp hơn so với phương pháp ngâm. Tỉ lệ sống thấp ở phương pháp trộn MT vào thức ăn có thể giải thích là do cá xiêm không thích ăn thức ăn nhân tạo, do đó chúng ăn ít và chết vì đói. Tóm lại, theo nghiên cứu này để đực hóa cá xiêm thì ta nên chọn phương pháp ngâm thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn.



    (Theo Fishviet)​
     
  2. bebaymau

    bebaymau Active Member

    bài viết hay quá chớ
     

Chia sẻ trang này