Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

cứu!!!

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá betta' bắt đầu bởi satmoclong2008, 23/8/10.

  1. satmoclong2008

    satmoclong2008 New Member

    Xin chào các anh các chú, nguồn nước nhà em bị nhiễm phèn, có cách nào xử lí không ạ? Xin giúp giùm em với. Thanks:praying::praying::praying:
     
  2. VUONLAI

    VUONLAI Active Member

    Nhiễm phèn thì chưa ai nghiêng cứu được cách trị

    + Cách 1 : cách này chỉ có thể lóng bớt phèn thôi :
    _ đầu tiên lấy 1 cái lu hay xây 1 cái hồ có lót bao bố
    _ cho 1 lớp sỏi tiếp đến 1 lớp đá mi và cuối cùng là 1 lớp cát (mỗi lớp dày 3 lóng tay hoặc dày hơn càng tốt )
    _ kê vài miếng gạch lên mặt cát để khi bơm nước vào ko bị sói cát .
    _ Lấp ống dẫn nước vào đáy lu hay hồ thông ra ngoài để chuyền nước lọc .

    + Cách 2 :Hứng nước mưa để lóng axit 3-5 ngày

    :football:EM XIN HẾT !
     
  3. VUONLAI

    VUONLAI Active Member

    Nhiễm phèn thì chưa ai nghiêng cứu được cách trị

    + Cách 1 : cách này chỉ có thể lóng bớt phèn thôi :
    _ đầu tiên lấy 1 cái lu hay xây 1 cái hồ có lót bao bố
    _ cho 1 lớp sỏi tiếp đến 1 lớp đá mi và cuối cùng là 1 lớp cát (mỗi lớp dày 3 lóng tay hoặc dày hơn càng tốt )
    _ kê vài miếng gạch lên mặt cát để khi bơm nước vào ko bị sói cát .
    _ Lấp ống dẫn nước vào đáy lu hay hồ thông ra ngoài để chuyền nước lọc .

    + Cách 2 :Hứng nước mưa để lóng axit 3-5 ngày

    :football:EM XIN HẾT !
     
  4. dangoi3000

    dangoi3000 Active Member

    Hứng nước mưa là hay nhất :d
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/4/11
  5. dangoi3000

    dangoi3000 Active Member

    Sao cách 1 thấy khó làm quá anh ơi ???
     
  6. yue1522

    yue1522 Active Member

    mình xin hướng dẫn cụ thể hơn về cách 1 của bạn VUONLAI :

    Bể lọc nước bằng than hoạt tính :

    [​IMG]

    Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ – khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.

    Các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.

    Ngoài ra, một điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.

    Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên. tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.

    Chúc các bạn thành công!
     

Chia sẻ trang này