Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chuyển đổi giới tính cá bảy màu

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi nguyen7840, 2/8/11.

  1. nguyen7840

    nguyen7840 New Member

    tình cờ xem được bài hay nên chia sẽ anh em
    [​IMG]
    Đực hóa cá bảy màu bằng 17α – Methyl Testosterone
    Cá bảy màu Poecilia reticulata
    [7/12/2009]
    Cá bảy màu (Poecilia reticulata) có lẽ là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất ở Việt Nam. So với cá cái, cá bảy màu đực có màu sắc thật sặc sỡ và bắt mắt, cũng như có các dạng vây đuôi và vi lưng thật đa dạng và đẹp mắt. Do vậy, cá đực luôn được ưa chuộng và có giá cao hơn cá cái. Bài viết cung cấp thông tin và cơ sở của việc sử dụng hormon sinh dục trong chuyển đổi giới tính ở cá bảy màu…

    1. Tác động của hormone lên sự chuyển đổi giới tính của cá.

    Năm 1937, Padao là nhà bác học đầu tiên sử dụng hormone sinh dục để chuyển đổi giới tính cá. Theo Donaldson và ctv (1979); Rao and Rao (1983), việc sử dụng steroid, đặc biệt là androgen không những tạo ra được những con cá chuyển đổi giới tính mong muốn mà còn làm cho cá tăng trưởng nhanh. Cá bảy màu (Poecilia reticulata) đã được đực hóa khi cho cá mẹ mang thai ăn khẩu phần có chứa 400 mg MT/kg thức ăn cho ăn trong 7 – 8 ngày trước khi đẻ (Pandian, 1994). Theo Dzwillo (1962; 1966) đã đạt được 100% đực hóa khi ngâm cá 8 ngày tuổi trong nước chứa 3mg MT/L trong 24 giờ. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì việc sử dụng hormone để chuyển đổi giới tính trên cá cũng có những hạn chế nhất định như: Theo Pandian và Sheela (1995) kết luận rằng xử lý hormone sinh dục làm trì hoãn sự sinh sản của cá noãn thai sinh và thai sinh. Theo Berkowitshh (1937), tác động của MT cao sẽ ức chế bài tiết Estrogen nên cá thành thục muộn và kìm hãm tuyến sinh dục phát triển. Theo Eskstein và Spira (1965) tác động của MT lên cá rô phi và kết luận rằng liều cao ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục.

    2. Tác động của 17α –MT đến sự chuyển đổi giới tính của cá bảy màu

    Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân (1998), với liều xử lý 25, 35 và 40 mg MT/kg thức ăn lên cá bảy màu Poecilia sp, và thời gian xử lý 25, 30 và 35 ngày trên cá 7 màu 1 ngày tuổi cho thấy tỉ lệ cá đực gia tăng theo sự tăng của liều lượng xử lý. Trong nghiên cứu này thì tỷ lệ cá đực cao nhất là 71% khi xử lý ở liều 40 mg MT/kg thức ăn và tỉ lệ sống là 78%, trong khi lô đối chứng chỉ đạt tỉ lệ đực là 31,2%, tỉ lệ sống 59%. Theo đây ta thấy MT cũng có tác dụng làm tăng tỉ lệ sống của cá nghiên cứu. Thời gian xử lý 25, 30 và 35 ngày ảnh hưởng không khác nhau đến tỉ lệ đực và tỷ lệ sống của cá.

    3. Tác động của hormone lên sự tăng trưởng của cá.

    Theo Pandian và Sheela (1995), cho rằng những thông tin báo cáo của các tác giả nghiên cứu trên cá chuyển đổi giới tính rất không đồng bộ và thiếu sót. Một số tác giả khẳng định cá chuyển đổi giới tính tăng trưởng mạnh hơn cá bình thường (Donaldso, 1979; Goetz và ctv, 1995; Pifere và ctv, 1994; Baker và ctv, 1998; Rao and Rao, 1983; Sehgal và ctv, 1995…). Một số tác giả khác lại cho rằng cá chuyển đổi giới tính không tăng trưởng bằng cá bình thường (Frenk và ctv, 1973; Johnstone và ctv, 1978; Yamazaki, 1976; Lone và Ridha, 1993; Cruz và Mair, 1994; Green và Codding, 1994…).

    Theo George và Pandian (1995) đã thống nhất các ý kiến trên qua một công trình nghiêu cứu lớn về sự tăng trưởng ở cá chuyển đổi giới tính (Poecilia sphenops) bởi MT. Kết quả của hai tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá trong 3 tháng đầu tăng theo sự gia tăng liều lượng hormone sinh dục tác động đến liều lượng tối ưu cho sự chuyển đổi giới tính, tại liều lượng tối ưu này trở về sau bắt đầu giảm sự tăng trưởng và không khác nhau giữa các liều lượng. Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 không khác nhau về sự tăng trưởng giữa các liều lượng. Từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 12 tăng trưởng giảm thấp hơn so với lô đối chứng.

    Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vân (1998) cho thấy khi xử lý ở liều 25 mg/kg với thời gian 25 ngày thì tốt cho sự tăng trưởng của cá tham gia nghiên cứu. Theo kết quả của nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy nó phù hợp với kết quả của hai tác giả trên. Qua đây ta có thể kết luận rằng hormone sinh dục chỉ thúc đẩy tăng trưởng của cá ở giai đoạn còn nhỏ và ngăn cản tăng trưởng ở cá trưởng thành.

    4. Cách pha chế thức ăn trộn hormone.

    Dùng phương pháp “cồn bốc hơi” của Guerrero (1975). Cân 100 mg hormone MT cho vào 100 ml cồn, như vậy trong 1 ml cồn có chứa 1 mg MT. Với thành phần thức ăn 2 phần cám, 1 phần bột cá lạt nhuyễn, ta cân 200 gr cám và 100 gr bột cá lạt nhuyễn, trộn đều đem nấu chín để nguội.

    Cách tính lượng hormone: Cụ thể với liều 25 mg MT/kg thức ăn. Cứ 25 mg MT cho 1000 gr thức ăn. Vậy 300 gr thức ăn cần 7,5 mg MT ( tương ứng 7,5 ml cồn có chứa hormone ở trên. Sau khi thức ăn nấu chín và để nguội, dùng pipette hút lấy số ml cồn có chứa hormone như đã tính ở trên, lúc này có thể pha loãng dung dịch này bằng cách thêm cồn vào để trộn với thức ăn cho đều. Trộn đều rồi sau đó trải mỏng ra sàn phơi thật khô cho đến khi mùi cồn không còn là được.

    Tóm lại, việc sử dụng MT trộn vào thức ăn theo nghiên cứu trên không những làm tăng đáng kể tỉ lệ cá đực mà còn làm tăng tỉ lệ sống và kích thích sự tăng trưởng của cá. Tuy nhiên theo nghiên cứa này thì với liều 40 mg MT/kg thức ăn vẫn chưa phải là liều lượng tối ưu cho sự chuyển đổi giới tính cá 7 màu.

    Nguồn tham khảo chính:

    1. Nguyễn Thị Thanh Vân, 1998. Nghiên Cứu Liều Lượng Và Thời Gian Tác Động Thích Hợp Của 17α – Methyltestosterone Lên Sự Chuyển Đổi Giới Tính Cá 7 Màu (Poecilia sp). Luận văn tốt nhiệp.

    2. Pandian, TJ. And Sheela, S.G.,1995. Hormnal Induction Of Sex Reversal In Fish. Aquaculture, 138: 1 – 2.
     
  2. hi_box

    hi_box Active Member

    đã có người post rùi, tu ynhiên cũng cám ơn ;)
     

Chia sẻ trang này