Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chương 6: Tiêu Chuẩn Đặc Biệt – Cơ Bản Về Đánh Giá Màu Sắc

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 19/8/08.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    [​IMG]

    Chương 6: Tiêu Chuẩn Đặc Biệt – Cơ Bản Về Đánh Giá Màu Sắc
    Cập nhật 09/03/2004

    Khác với Tiêu Chuẩn Chung vốn liên quan đến những đặc điểm (characteristics) mà nhiều loại Betta splendens đều chia sẻ nói chung, Tiêu Chuẩn Đặc Biệt liên quan đến những tính trạng (traits) vốn làm chúng khác biệt, màu (color), dạng (form) và loài (species). Ở những tiêu chuẩn này, như Tiêu Chuẩn Chung, lỗi cũng được chia thành Sơ (Slight), Nhẹ (Minor), Nặng (Major), và Loại (Disqualifying). Tiêu Chuẩn Đặc Biệt được phân bổ trong nhiều chương, bắt đầu bằng sự giải thích về cơ bản của việc đánh giá màu sắc ở đây, theo thứ tự như sau: Chương 6 – Cơ Bản Về Đánh Giá Màu Sắc, Chương 7 – Hạng Mục Triển Lãm, Chương 8 – Loại Hoang Dã và Chương 9 – Trưng Bày Đặc Biệt.

    Hệ thống phân loại màu sắc có lớp lang, mà cá Betta được chia thành những nhóm chọn lọc nâng cao. Mỗi cấp độ trong phân loại đều có tên gọi, như ở dưới, vốn được đề cập khắp nơi.

    Phân loại chi Betta:
    NHÓM (GROUP)
    ----Phân Nhóm (Subgroup)
    --------NGÀNH (CATEGORY)
    ------------Phân Ngành (Subcategory)
    ----------------Loại (TYPE)
    --------------------Phân Loại (Subtype)


    Sơ đồ trên thể hiện tên của những đơn vị khác nhau mà theo đó, màu sắc (color) và hoa văn (pattern) của cá Betta được phân cấp. Hệ thống phân cấp này được gọi là HỆ THỐNG PHÂN LOẠI MÀU SẮC.

    Việc am hiểu Hệ Thống Phân Loại Màu Sắc sẽ giải thích tại sao những màu nhất định bị đánh lỗi theo bản chất tự nhiên của chúng. Việc nắm vững Hệ Thống Phân Loại Màu Sắc sẽ cải thiện khả năng của bạn nhằm mang lại sự đánh giá chất lượng tại các cuộc triển lãm.

    Hệ Thống Phân Loại Màu Sắc không phân biệt giới tính (đực hay cái), hay loại đuôi (đuôi đơn hay đuôi kép) mà với chúng Hệ Thống Lớp (Class System) liên quan. (xem Chương 10).

    NHÓM
    Betta được coi là tồn tại trong 5 nhóm biệt lập:

    Betta Đơn Sắc (Single Colored)
    Betta Nhị Sắc (Bicolored)
    Betta Hoa Văn (Patterned)
    Loài Betta [Loại Hoang Dã]
    Betta Trưng Bày Đặc biệt (Special Exhibit)


    Nếu một con Betta được đánh giá, và bị phát hiện là vi phạm đặc điểm NHÓM dành cho lớp (class) mà nó tham gia thì nó sẽ bị loại. Ví dụ, một Cambodian Truyền Thống đực tham gia vào lớp ĐỎ phải bị loại. Việc này vi phạm đặc điểm NHÓM Đơn Sắc dành cho lớp ĐỎ. Do đó, thất bại của một thí ngư (entry) triển lãm Betta trong việc tuân thủ yêu cầu NHÓM thực ra là một sai sót về phân loại bởi thí sinh (entrant), và sẽ bị loại, trừ phi được tái phân loại. Không lỗi màu Tiêu Chuẩn Đặc Biệt nào nặng hơn lỗi NHÓM.

    PHÂN NHÓM, NGÀNH VÀ PHÂN NGÀNH
    Để hiểu sự phân cấp bên dưới cấp độ NHÓM, sẽ hữu ích khi công nhận ba YẾU TỐ MÀU mà mọi con Betta có khả năng phô bày. Những yếu tố này mang lại sự phân cấp hợp lý bên dưới cấp độ NHÓM:

    Màu nền sẫm (dark under coloration), hay thiếu nó
    Ánh kim, hay thiếu nó
    Opaque, hay thiếu nó


    Phân nhóm được định nghĩa theo sự hiện diện của màu nền sẫm hay thiếu nó, Ngành dựa trên sự hiện diện của ánh kim hay thiếu nó, và Phân ngành tách biệt cá opaque khỏi những con thiếu opaque.

    Ví dụ, Nhóm Đơn Sắc được chia thành hai phân nhóm dựa trên sự hiện diện hay thiếu vắng của màu nền sẫm.

    Phân nhóm 1: Đơn Sắc Sẫm
    Phân nhóm 2: Đơn Sắc Nhạt


    NGÀNH
    Bằng việc cân nhắc sự hiện diện hay thiếu vắng của Ánh Kim, Phân Nhóm được chia thành các Ngành:

    Ngành 1: Không-Ánh Kim
    Ngành 2: Ánh Kim


    Tiếp theo, cấp độ Phân Ngành mang lại khác biệt dựa trên sự hiện diện hay thiếu vắng của opaque. Ví dụ, đơn sắc (NHÓM), nhạt (phân nhóm), ánh kim (NGÀNH) được chia làm hai phân ngành:

    Phân ngành 1: Không-Opaque
    Phân ngành 2: Opaque


    Các YẾU TỐ MÀU vốn làm nền tảng cho việc định nghĩa Phân Nhóm, Ngành và Phân Ngành chỉ nắm giữ hai trong số năm Nhóm. Cụ thể, chúng áp dụng cho Nhóm 1 (Đơn Sắc) và Nhóm 2 (Nhị Sắc). Nhóm 3 (Betta Hoa Văn) khác ở chỗ việc chia phân nhóm dựa trên loại hoa văn thể hiện:

    Phân nhóm 1: Bướm (Butterfly)
    Phân nhóm 2: Cẩm thạch (Marble)
    Phân nhóm 3: Đa sắc (Multicolor)


    Các cấp độ thấp hơn ở Nhóm 3 cũng khác biệt và được cụ thể hóa trong bảng tóm tắt ở dưới. Nhóm 4 (Loài Betta) và nhóm 5 (Betta Trưng Bày Đặc Biệt) cũng khác theo mô tả cụ thể ở Chương 8 và 9 tương ứng.

    LOẠI VÀ PHÂN LOẠI
    Các cấp độ thấp hơn của Tiêu Chuẩn Đặc Biệt được xây dựng xung quanh 11 màu chính (primary), 6 màu phụ (secondary) và 5 hoa văn chính được công nhận.

    Màu chính
    Đỏ – Đen
    Xanh Dương (Royal) – Xanh Thép (Steel) – Xanh Ngọc (Turquoise) – Xanh Lục (Green)
    Cam – Vàng – Trong Suốt (Clear)
    Opaque – Pastel

    Màu phụ
    Pastel Xanh Dương
    Pastel Xanh Lục
    Pastel Trắng
    Opaque Xanh Dương
    Opaque Xanh Lục
    Opaque Trắng

    Hoa văn chính
    Đơn Sắc
    Nhị Sắc
    Bướm
    Cẩm Thạch
    Đa Sắc

    LƯU Ý: Nhóm màu Copper có thể bổ sung một số màu mới vào Loại và Phân Loại [hiện đã có].

    TÓM TẮT VÀ VÍ DỤ
    Với 6 cấp độ trong phân loại, một số lượng to lớn các kết hợp là khả dĩ. Tuy nhiên, hệ thống triển lãm (class system) không bao gồm các lớp triển lãm cho mọi kết hợp khả dĩ. Ví dụ, chúng ta hiện không có lớp triển lãm nào cho cá đơn sắc (Nhóm), sẫm (Phân Nhóm), ánh kim (Ngành), opaque (Phân Ngành). Điều này là hiển nhiên trong bảng tóm tắt dưới đây, vốn được cung cấp không chỉ để minh họa cho quan điểm này, mà còn để tóm tắt vấn đề được giới thiệu ở trên.

    Bảng chi tiết dưới đây về các cấp độ phân loại thấp hơn bao hàm ở hai trong năm NHÓM.

    [​IMG]

    Áp dụng sơ đồ trên, tìm một loại màu như Đỏ. Bạn có thể thấy Đỏ phải là:
    SẪM (đặc điểm Phân Nhóm)
    Không-Ánh Kim (đặc điểm Ngành)
    Không-Opaque (đặc điểm Phân Ngành)

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    HỆ THỐNG PHÂN LOẠI MÀU SẮC

    NHÓM
    1 Đơn Sắc
    2 Nhị Sắc
    3 Hoa Văn​

    Việc đánh giá Betta đúng đắn đòi hỏi một am hiểu về cách xử lý cá được phân loại không phù hợp (lỗi ngành) so với cá được phân loại phù hợp với lỗi màu. Những chỉ dẫn cụ thể về lỗi màu được đề cập ở Chương 7 kế tiếp. Dẫu vậy, một khảo sát sơ lược ở đây về hệ thống được sử dụng để tính lỗi là xác đáng. Có lẽ sẽ hữu ích khi đọc lại chương này sau khi bạn đã thủ đắc chất liệu ở Chương 7.

    ĐÁNH GIÁ MÀU SẮC

    LỖI MÀU CHUNG
    Nếu con Betta thể hiện một lỗi màu, mức độ nghiêm trọng là vấn đề về cấp độ của đặc điểm bị vi phạm.

    ............Cấp Độ..............................................................Mức Độ Lỗi
    Nhóm (hay Phân Nhóm) ……………………………………………..Loại
    ----Ngành (hay Phân Ngành) ……………………………………...Trọng (có ngoại lệ)
    --------Loại (hay Phân Loại) …………………………………………Nặng (có ngoại lệ)


    HƯỚNG DẪN LỖI NGÀNH
    Dường như luôn có ngoại lệ cho các nguyên tắc. Để giúp bạn trong vấn đề này, có một Hướng Dẫn Lỗi Ngành được cung cấp cho mỗi Ngành/Phân Ngành, và một Hướng Dẫn Loại cho mỗi Loại/Phân Loại bất cứ khi nào cần thiết nhằm nêu bật ngoại lệ với hướng dẫn lỗi chung được cung cấp qua sơ đồ ở trên.

    Lỗi/Trừ điểm
    /-3 điểm
    Nhẹ/-5 điểm
    Nặng/-9 điểm (Xanh Thép)
    Trọng/-17 điểm
    Loại

    Ở trên, bạn thấy một Hướng Dẫn Lỗi Ngành điển hình được sử dụng để cung cấp hướng dẫn lỗi cụ thể về những vấn đề khác nhau liên quan đến mỗi màu của Betta. Thành phần của nó vốn quen thuộc với bạn. Bạn có thể thấy những mức lỗi khác nhau vốn được giải thích trước đây, cùng giá trị của chúng. Trong những phần cụ thể ở các chương kế tiếp, bạn thường sẽ thấy những biểu đồ tóm tắt.

    Khi sử dụng hướng dẫn, câu hỏi đầu tiên nó sẽ trả lời là, “Đâu là lỗi màu ở những loại màu Betta khác nhau?”. Câu trả lời được viết trong hướng dẫn. Do đó, với bất kỳ Màu nào mà hướng dẫn này chỉ đến, hiện diện của màu ánh kim (Xanh Dương, Xanh Thép, Xanh Ngọc hay Lục) sẽ là một lỗi trọng, do vậy trừ 17 điểm.

    MỘT VÍ DỤ ĐẦY ĐỦ
    Chúng ta sẽ sử dụng một ví dụ được lấy từ phần liên quan đến Đen để minh họa cho việc áp dụng hướng dẫn màu sắc một cách đầy đủ. Giả sử bạn đang cố đánh giá màu của cá betta ĐEN vốn chỉ có một lỗi – màu XANH THÉP hiện diện ở thân.

    Hướng Dẫn Lỗi Ngành (Category Fault Guide): Ở trên là Hướng Dẫn Lỗi Ngành được lấy từ đoạn Tiêu Chuẩn Đặc Biệt liên quan đến Betta Đơn Sắc Nền Sẫm. Phân ngành Đơn Sắc Nền Sẫm là chính xác với tất cả Betta ĐEN. Bạn cần lưu ý rằng ÁNH KIM là một lỗi trọng, dù không thể hiện trong hướng dẫn, bởi vì ĐEN là màu KHÔNG-ÁNH KIM, và ánh kim vi phạm đặc điểm chung của Ngành. Vì vậy, nó được suy diễn và không cần phải lập lại trong từng hướng dẫn. Vì vậy, trong ví dụ của chúng ta, chất lượng màu của Betta sẽ bị tính là LỖI TRỌNG và bị trừ 17 điểm BỞI VÌ Xanh Thép, một màu ánh kim, vi phạm đặc điểm tiêu chuẩn cho Ngành mà cá thuộc về.

    Hướng Dẫn Loại (Type Guide): Trong hướng dẫn này (cho LOẠI – Đen), bạn sẽ thấy một vài khác biệt với hướng dẫn mà chúng ta vừa xem xét. XANH THÉP, một trong những màu ánh kim, được liệt riêng như là lỗi NẶNG (thay vì lỗi trọng). Những màu ánh kim khác (Xanh Dương, Xanh Ngọc Và Xanh Lục) thậm chí không được nhắc đến. Đấy là vì Hướng Dẫn Loại chỉ liệt kê NGOẠI LỆ cho chỉ dẫn cấp độ cao hơn. Nếu Betta của chúng ta có ánh kim Xanh Dương, Xanh Ngọc hay Xanh Lục, nó sẽ vẫn là lỗi trọng và bị trừ 17 điểm. Nhưng bởi vì Hướng Dẫn Loại liệt XANH THÉP như là một “ngoại lệ” cho tiêu chuẩn cấp độ cao hơn, Betta của chúng ta sẽ chỉ mất 9 điểm vì LỖI NẶNG.

    Tại sao Xanh Thép lại khác biệt? Câu trả lời là vì nó tương đối ÍT TƯƠNG PHẢN mang lại một tác động khác biệt so với những màu ánh kim khác. Một vài hướng dẫn loại đi kèm lời giải thích về cách thức mà chúng được xây dựng. Tuy nhiên, khi bạn quen thuộc với Hệ Thống Phân Loại Màu, bạn sẽ có khả năng tự xác định được lý do.

    TRỌNG TÀI CÓ THỂ GIA GIẢM MỘT CẤP KHI ĐÁNH GIÁ LỖI NGOẠI LỆ
    Cả ba ví dụ dưới đây là Đen với ánh kim Xanh Thép ở những mức độ khác nhau. Betta của chúng ta nằm ở giữa. Trọng Tài có lẽ quyết định rằng Betta của chúng ta là con mà cấp độ lỗi NẶNG được áp dụng. Ông có thể tăng cấp độ [lỗi] của con bên phải lên một bậc theo hướng dẫn - thành lỗi TRỌNG. Và, tương tự, ông có thể giảm bậc của con Betta bên trái thành lỗi NHẸ. Ông không thể gia giảm tùy tiện thành lỗi SƠ hay LOẠI bởi vì điều đó vượt quá luật thay đổi MỘT CẤP theo những gì mà Hướng Dẫn Màu Sắc chỉ định. TRỪ PHI… nếu ánh kim trên thân là đủ nhiều để Trọng Tài xác định rằng cá là một con NHỊ SẮC Xanh Thép/Đen, vi phạm Đặc Điểm Nhóm – ĐƠN SẮC. Con Betta đó có thể bị loại nếu không tái phân loại.

    [​IMG]

    TRỌNG TÂM CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÀU SẮC:
    Việc đánh giá màu sắc dựa trên những đơn vị (unit) đặc biệt của Hệ Thống Phân Loại Màu mà một lỗi thuộc về, và những tính trạng độc nhất của đơn vị đó. Các trọng tài phải tránh hội chứng “Nó có phải là con Betta đẹp nhất mà tôi từng thấy”. Betta khủng vốn không đạt chuẩn được chỉ định cho đơn vị màu của nó bị tính lỗi, cho dù chúng thực ra có thể xinh đẹp. Khi đọc, bạn sẽ nắm vững những nguyên tắc phân loại màu được áp dụng cho toàn hệ thống. Những Nhóm, Phân Nhóm, Ngành, Phân Ngành, Loại và Phân Loại chính thức khác nhau được định nghĩa ở chương kế tiếp (7). Trong khi không liên quan hay ảnh hưởng đến các quyết định đánh giá, vài trong số những đơn vị phân cấp này bị lược bỏ khỏi phần diễn giải, mặc dù chúng vẫn là một phần của hệ thống như thể hiện trong các biểu đồ kèm theo mô tả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/6/18

Chia sẻ trang này