Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

cho em hỏi

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi Dammebetta, 2/10/09.

  1. Dammebetta

    Dammebetta New Member

    em muốn hỏi về độ PH trong nước.muốn biết PH trong nc có phù hợp với cá mình nuôi ko làm thế nào hả các bác?có dụng cụ nào để đo ko?
     
  2. nlkhanh

    nlkhanh Moderator

    Cách đo độ pH
    Về cách thử Độ pH có nhiều cách, những người chuyên nghiệp và có điều kiện họ có đủ các test kit từ kiểm tra nồng độ Fe, bút đo PH và máy đo độ KH theo nguyên lý quay li tâm, hệ thống kiếm soát PH, control sytem điều chỉnh mức độ cho CO2 vào bể.

    Ở Việt Nam cũng có thể tự trang bị các phương tiện để đo rẻ tiền và cũng tương đối hiệu quả. Về thử pH có giấy thử giá 5000đ/ hộp tuy không chính xác tuyệt đối nhưng cũng có thể ước lượng được, hoặc bút thử giá từ 400- 600K cho kết quả chính xác.

    1. Dùng dung dịch đổi màu để đo pH
    Có 3 dung dịch đổi màu thường dùng để đo pH trong khoảng pH = 3 - 11.

    a. Methyl Red
    Biến thành màu đỏ khi pH từ 4 trở xuống, biến thành màu vàng khi pH từ 7 trở lên. Giữa khoảng pH 4 và pH 7, dung dịch đổi màu từ đỏ, đỏ cam, cam, và vàng.

    b. Bromthymol Blue
    Chuyển thành màu vàng ở pH 6 trở xuống và màu xanh dương ở pH từ 8 trở lên, giữa pH 6 - pH 8 dung dịch sẽ chuyển từ màu vàng sang vàng xanh, xanh lá cây, sang xanh dương.

    c. Phenolphthalein
    Khi ở pH < 8 sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH trên 10.

    Do đó, khi sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH, chúng ta chỉ có thể đo được pH trong khoảng cố định nào đó thôi chứ không thể nào xác định cụ thể là nước có pH chính xác là bao nhiêu. Ví dư như trong trường hợp sử dụng Bromthymol Blue, ta chỉ biết được pH của nước hoặc thấp hơn 6 (khi nước có màu vàng), từ 6-8 (khi nước có màu chuyển tiếp), hoặc cao hơn 8 (khi nước có màu xanh dương).

    2. Dùng giấy pH để đo
    Giấy được tẩm với nhiều chất chỉ thị màu khác nhau và mỗi hộp giấy có đính kèm bảng màu để so sánh khi đọc kết quả. Tùy theo loại, có những giấy cho kết quả chính xác đến 0,5 độ pH và loại giấy này thường mắc tiền hơn nhữnng loại cho độ chính xác 1 độ pH. Kết quả đọc được bằng cách so sánh màu sắc trên giấy thử với bảng màu cho nên những người bị mù màu không thể sử dụng cách này được. Giấy pH phải được bảo quản ở nơi khô ráo và không để chung với những hóa chất, các chất dể bay hơi vì những chất này sẽ làm giấy pH đổi màu dẫn đến sai lệch trong kết quả.

    3. Dùng pH kế
    Đây là phương pháp tối ưu nhất và có độ chính xác có thể đến 2 số thập phân tùy theo model của máy. Để đo nước nuôi cá, pH kế có độ chính xác đến 0,2 độ pH đã đủ tốt lắm rồi. Điều bắt buộc quan trọng khi sử dụng pH kế là phải dùng dung dịch buffer để điều chỉnh trước khi đo nếu không thì kết quả có thể bị sai số rất lớn. Nếu đo nước kiềm thì phải dùng dung dich buffer có pH = 7,0 và buffer có pH = 10,0. Nếu đo nước acid thì dùng buffer pH = 7,0 và pH = 4,0 để điều chỉnh pH kế.
     
  3. Dammebetta

    Dammebetta New Member

    cám ơn bác rất nhiều
     

Chia sẻ trang này