Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chi cá tai tượng Osphronemus

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 7/7/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    CÁ TAI TƯỢNG
    Tên Việt Nam: cá tai tượng
    Tên Latin: Osphronemus goramy Lacépède, 1801
    Tên tiếng Anh: giant gourami
    Họ: tai tượng Osphronemidae, phân họ tai tượng Osphroneminae
    Bộ: Perciformes
    Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

    [​IMG]
    Hình: www.fishbase.org

    Mô tả: kích thước tối đa 70 cm. Gai vây lưng: 12 - 14; tia vây lưng: 10 - 13; gai vây hậu môn: 9 – 13; tia vây hậu môn: 18 – 21; đốt xương sống: 30 – 31. Cá non có 8-10 vạch đứng sậm màu, cá trưởng thành không có vạch và đặc điểm phân biệt giới tính mà tất cả đều có màu xám, số hàng vảy 61/2; số lượng gai vây lưng thường 12-13 (hiếm khi 11 hay 14); phần vây mềm ở vây hậu môn rất lớn và kéo dài đến chóp của đuôi, đuôi luôn rất tròn, không hề có góc cạnh hay phân thùy. Tia vây mềm đầu tiên của vây bụng kéo dài như sợi tua đến hay vượt quá gốc đuôi.

    Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt hay nước lợ, ở tầng giữa; độ pH: 6.5 – 8.0; độ cứng dH: 25; độ sâu: 10 m; nhiệt độ: 20 – 30°C. Loài ăn tạp. Chúng ăn cả động lẫn thực vật bao gồm thực vật thủy sinh, cá, ếch nhái, giun đất và đôi khi ăn cả xác động vật chết. Cá nuôi được cho ăn thức ăn tươi và cám. Cá có khả năng thở trực tiếp từ không khí nên chúng có thể sống mà không cần nước trong một thời gian rất dài, điều này thuận lợi cho việc vận chuyển cá mà không cần phải ướp lạnh.

    Nơi sống và sinh thái: cư trú ở đầm, sông và hồ, tiến vào những vùng bị ngập lũ. Chúng thường sống ở những nhánh sông vừa và nhỏ, những vùng nước đục bao gồm cả những dòng kênh chảy chậm.

    Phân bố:
    Việt Nam: vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Thế giới: lưu vực sông Mekong gồm Thái Lan, Lào, Campuchia và Miến Điện; Indonesia (các đảo Java, Sumatra và Borneo), Malaysia (phần bán đảo nhưng vắng bóng ở Sarawak), Trung Quốc và Pakistan.

    Giá trị sử dụng: loài cá rất có giá trị trong chăn nuôi, ngư nghiệp và cá cảnh.

    Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Tài liệu dẫn: www.fishbase.org
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/08

Chia sẻ trang này