Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Chi cá lia thia Betta

Thảo luận trong 'articles archive' bắt đầu bởi vnreddevil, 4/7/07.

  1. vnreddevil

    vnreddevil Moderator

    CÁ LIA THIA MANG ĐỎ
    Tên Việt Nam
    : cá lia thia mang đỏ, cá thia thia
    Tên Latin: Betta splendens Regan, 1910
    Tên tiếng Anh: Siamese fighting fish
    Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae
    Bộ: Perciformes
    Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

    [​IMG]
    Cá lia thia mang đỏ (Betta splendens) thường được bán làm thức ăn cho cá La Hán ở các tiệm cá cảnh. Chấm hay vệt màu đỏ trên nắp mang hiện lên rất rõ.

    Mô tả: kích thước tối đa 6.5 cm. Gai vây lưng: 1; đốt sống: 29 – 34. Có vệt đỏ trên nắp mang.

    Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.0 – 8.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 24 – 30°C. Cá đực nhả bọt làm tổ. Khi cá đẻ, trứng rớt xuống đáy được cả hai đớp và nhả lên tổ. Thức ăn là các sinh vật phù du, ấu trùng muỗi và những loại côn trùng khác. Loài này thường là đối tượng trong các cuộc nghiên cứu khoa học về hành vi.

    Nơi sống và sinh thái: nơi có nước tĩnh ở vùng lụt, kênh đào, ruộng lúa và nhánh sông.

    Phân bố:
    Việt Nam: Củ Chi, Tây Ninh, Đồng Tháp.

    Thế giới: Thái Lan và Campuchia

    Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi, thường được bán như cá tạp hay cá mồi.

    Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Tài liệu dẫn: www.fishbase.org


    CÁ LIA THIA MANG XANH
    Tên Việt Nam
    : cá lia thia mang xanh, cá thia thia
    Tên Latin: Betta cf. imbellis (Ladiges, 1975)
    Tên tiếng Anh: crescent betta
    Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae
    Bộ: Perciformes
    Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

    [​IMG]
    Cá lia thia mang xanh (Betta cf. imbellis) bắt ở Rạch Gòi, Hậu Giang, năm 2007. Nắp mang có 1-2 đốm hay vệt màu xanh.

    Mô tả: kích thước tối đa 6 cm.

    Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.0 – 7.0; độ cứng dH: 5 – 19, nhiệt độ: 24 – 28°C. Cá đực nhả bọt làm tổ. Khi cá đẻ, trứng rớt xuống đáy được cả hai đớp và nhả lên tổ.

    Nơi sống và sinh thái: cư trú nơi các đồng trũng và ruộng lúa.

    Phân bố:
    Việt Nam: Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Phú Quốc.

    Thế giới: Thái Lan, Malaysia và Indonesia

    Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi, thường được bán như cá tạp hay cá mồi.

    Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Tài liệu dẫn: www.fishbase.org


    CÁ DÙI ĐỤC
    Tên Việt Nam: cá dùi đục, cá lia thia Bùng Binh
    Tên Latin: Betta sp. Bùng Binh
    Tên tiếng Anh: BungBinh betta
    Họ: cá tai tượng Osphronemidae, phân họ: cá cờ Macropodinae
    Bộ: Perciformes
    Lớp: cá vây tia Actinopterygii (ray-finned fishes)

    [​IMG]
    Cá lia thia Bùng Binh (Betta sp. Bung Binh). Chúng đôi khi cũng được bán lẫn lộn với cá lia thia mang đỏ làm thức ăn cho cá La Hán. (Hình Bùi Hữu Mạnh, nguồn http://mystusvittatus.googlepages.com).

    Mô tả: Kích thước tối đa 8 cm. Đây là loài mới phát hiện và chưa có tên khoa học chính thức. Năm 2002, hai nhà sưu tập cá lia thia là Herve Gonin và Jacques Laird đến ấp Bùng Binh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh để tìm kiếm cá lia thia và phát hiện ra loài này. Theo đánh giá của tiến sĩ Tan Hoek Hui thuộc trường Đại học Singapore thì loài này rất giống với một loài chính thức là Betta prima ở Thái Lan và Campuchia nhưng vây hơi đỏ hơn.

    Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, tầng giữa, độ pH: 6.5 – 7.2; độ cứng dH: 10 – 15, nhiệt độ: 27°C. Loài ấp miệng. Khác với các loài lia thia mang đỏ và mang xanh vốn ưa nước tĩnh, loài này sống trong môi trường có dòng chảy tức các kênh dẫn nước bên cạnh các ruộng lúa. Cá đực có họng to dùng để ngậm và ấp trứng cho đến khi chúng nở thành cá con.

    Nơi sống và sinh thái: trong các dòng chảy nhỏ và kênh dẫn nước bên cạnh các ruộng lúa.

    Phân bố: Tây Ninh, Củ Chi, Long An.

    Thế giới:

    Giá trị sử dụng: loài cá được nuôi làm cảnh, không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi, thường được bán như cá tạp hay cá mồi.

    Tình trạng: không nằm trong danh sách các loài cần phải bảo vệ.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Tài liệu dẫn: www.ibc-smp.org
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/8/24

Chia sẻ trang này