Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Căng thẳng... nước sạch

Thảo luận trong 'Tản mạn' bắt đầu bởi jumpe, 26/3/09.

  1. jumpe

    jumpe Active Member

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=308014&ChannelID=3
    * 1m3 nước giá 160.000 đồng!
    * Đơn vị cấp nước cũng “bó tay”

    TT - Tình trạng thiếu nước sạch đang căng thẳng ở nhiều nơi tại TP.HCM. Không chỉ những khu vực cuối nguồn, thiếu nước sạch đang lan sang một số khu vực đầu nguồn, quận nội thành. Có nơi người dân gần như phải thức trắng đêm mới hứng được vài xô nước.


    Nhiều hộ dân trong hẻm 456, tổ 16, khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, TP.HCM có đồng hồ nước mà không có nước để sử dụng nhưng vẫn phải khai lại hợp đồng cấp nước - Ảnh: T.Đạm


    >> Nước máy không chảy cũng phải trả tiền!
    >> Nước không chảy cũng tính tiền, vô lý cũng vừa thôi!
    >> Gía nước: Sẽ tính theo thực tế cho khu vực nước yếu

    "Mấy ngày qua nắng nóng khủng khiếp mà chẳng có nước để tắm giặt, thật là khổ!" - một người dân tại đường Bình Lợi, P.13, Q.Bình Thạnh than thở với chúng tôi về tình hình thiếu nước sạch đang diễn ra tại khu vực này.

    Cả xóm thức canh hứng nước

    Ðây không phải là lần đầu tiên tình trạng thiếu nước sạch xảy ra tại khu dân cư Bình Lợi. "Mùa khô năm ngoái, nước thiếu nên Công ty cổ phần Cấp nước Gia Ðịnh chở xe bồn, sà lan đến bơm nước vô đường ống thì tình hình được cải thiện. Còn mấy ngày nay, tôi đã trực tiếp lên phản ảnh với công ty nhưng tình trạng không cải thiện gì nên phải chịu trận" - anh Nguyễn Văn Tha (292/33/3 Bình Lợi) cho biết. Ðỉnh điểm là trong khoảng ba ngày nay. "Ngày 23-3, tôi thức gần đến sáng mà vòi nước khô khốc, qua đến 3 giờ nước bắt đầu ri rỉ rồi chảy thành giọt cho đến hơn 5 giờ sáng thì ngưng. Với khoảng 100 lít hứng được không đủ cho việc tắm giặt, nấu nướng của gia đình có đến năm nhân khẩu như nhà tôi" - anh Tha than thở.

    Ông Ðồng Ngọc Hoán, một hộ dân gần đó, cho biết đã đưa vòi nước xuống sát đất mà nước máy cũng "chẳng thèm chảy" nên phải mua nước sạch lại của thương lái với giá 50.000 đồng/m3. Nhiều hộ dân khác không liên hệ được thương lái nên trang bị đến hai máy bơm và vẫn không bơm nước đủ xài.

    Dù thiếu nước nhưng người dân khu dân cư Bình Lợi còn có thể mua được nước sạch, còn người dân tại đường Bến Vân Ðồn, P.5, Q.4 thì... bó tay. Người dân tại hẻm 241 khẳng định trước đây áp lực nước máy có thời điểm yếu nhưng chưa bao giờ "tắt hẳn" như mấy ngày qua khiến nhiều người dân khá bất ngờ và không kịp trở tay. "Liên tục mấy ngày nay tôi phải thức từ 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng để hứng được vài xô xài đỡ. Không chỉ tôi mà cả xóm đều như thế. Nhà có trẻ sơ sinh, cần nhiều nước để vệ sinh nên tôi phải đi xin từng can ở nhà người quen trên đường Hoàng Diệu (P.8, Q.4)". Còn chị Nguyễn Thị Lệ Thủy, một người dân gần đó, than thở "phải thức liên tục mấy đêm liền canh nước nên người cứ vật vờ mà vẫn không đủ nước dùng".


    Chị Nguyễn Kim Anh (241/5 Bến Vân Đồn, P.5, Q.4) ngồi canh nước trong nhiều giờ liền nhưng hứng chưa được nửa thau nước (ảnh chụp chiều 25-3) - Ảnh: Q.Khải


    Nước máy bị vàng, cặn

    Ngày 25-3, người dân trên đường Lạc Long Quân, P.5, Q.11 phản ảnh nước máy bị vàng, cặn trong nhiều ngày qua. Tại địa chỉ 161C/18 Lạc Long Quân, chúng tôi dùng miếng bông gòn bọc vào vòi và mở nước, chưa đầy 2 phút sau đã có một lớp cặn bám màu nâu vàng hiện rõ lên miếng bông gòn.

    Chị Nguyễn Thị Hòe - chủ hộ trên - cho biết: “Nếu không lọc thì nước sẽ đóng một lớp cặn sau khi hứng vào các dụng cụ chứa”. Hàng loạt người dân tại khu vực này đều phải dùng nước máy đưa vào bình lắng lọc lại mới dám nấu ăn uống. “Nhưng trong một tuần mà không chà, rửa các lõi lọc thì nước sẽ không xuống được do cặn bám kín” - anh Văn Thiên Hiệp, 161B/70 Lạc Long Quân, cho biết. Người dân tại một số khu vực thuộc quận Tân Bình, Tân Phú cũng phản ảnh thời gian gần đây nước máy hay chuyển sang vàng đục thất thường. Trong khi đó theo kết quả giám sát chất lượng nước máy của Trung tâm Y tế dự phòng TP vào tháng 1-2009, nước máy tại một số khu vực quận Tân Bình và Bình Tân không đạt nồng độ clo dư, gần 20% số mẫu phân tích (107 mẫu) không đạt chỉ tiêu về vi sinh.

    Q.KHẢI


    1m3 nước giá 160.000 đồng!

    Trưa 25-3, đường Huỳnh Tấn Phát và các con hẻm ở Q.7 rộn rịp tiếng xe ba gác máy chở nước sạch đổi nước cho các hộ dân. Tại hẻm 1283 Huỳnh Tấn Phát (khu phố 4, P.Phú Thuận), nhiều hộ dân cho biết những ngày qua nước sạch trở nên khan hiếm, khiến giá nước tăng đột ngột. Chị Ðặng Thị Thu, một hộ dân tại đây, nói sáng cùng ngày giá nước chở tới nhà đã tăng lên 160.000 đồng/m3, so với một ngày trước đó là 100.000 đồng/m3.

    Trường hợp tự dùng can đi mua ở những điểm đổi nước sạch thì giá là 2.000 đồng/can loại 30 lít, cao gấp đôi so với ngày trước đó. Dù giá nước cao như vậy nhưng người dân ở đây vẫn phải bấm bụng mua vì khoảng ba ngày qua không hề có một giọt nước sạch để dùng. Theo chị Thu, nếu "nhín" lắm hai ngày gia đình chị xài 1m3 nước, còn bình thường thì một ngày là hết.

    Theo các hộ dân tại đây, trước đó thỉnh thoảng đường ống có nước sạch vào ban đêm dù chảy rất yếu, nhưng mấy ngày qua thì ngưng hẳn, không chảy nữa. Ðể có nước sạch dùng, nhiều người phải ra tận đường Huỳnh Tấn Phát để "bắt" những người đổi nước bằng xe ba gác. Chính nhu cầu nước sạch khá nhiều nên những người đổi nước càng "làm giá" khiến giá nước sạch tăng vùn vụt.

    Ở hẻm 803 Huỳnh Tấn Phát (P. Phú Thuận), hàng chục hộ dân tại đây cũng đang "than trời" vì hơn một tuần qua không có một giọt nước sạch nào. Ông Nguyễn Ðức Thịnh (803/97B Huỳnh Tấn Phát) than vì nước sạch khan hiếm và khó mua nên gia đình ông thường xuyên đem quần áo ra tiệm giặt, thậm chí còn đi ăn cơm tiệm để dành nước cho nhu cầu cần thiết nhất như tắm, vệ sinh cá nhân...

    Ông Thịnh chỉ cho chúng tôi xem đồng hồ nước trước nhà đang bị "chết đứng" ở con số 012856 từ một tuần qua. Bà Nguyễn Thị Hồng (đối diện nhà ông Thịnh) cho biết một tuần gia đình mới giặt đồ một lần để tiết kiệm nước. Các hộ dân này hiện phải mua nước sạch với giá 100.000 đồng/m3 nhưng không dễ mua vì "người ta đem đổi nhiều chỗ lắm".

    Không chỉ người dân ở những khu vực cuối nguồn mới khổ vì thiếu nước sạch, nhiều hộ dân ở các biệt thự sang trọng thuộc khu dân cư Eden và Kim Sơn (P. Thảo Ðiền, Q.2), là khu vực đầu nguồn cũng "than trời". Chị Trinh (nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Ðiền) nói từ cuối tuần trước đến nay thường xuyên bị cúp nước từ 8g-22g.

    Chị Trinh cho biết ngày đầu tiên bị cúp nước, gia đình cứ ngỡ hệ thống ống nước ở nhà có vấn đề, nhưng khi kiểm tra mới biết ngành cấp nước... cúp. Lúc chúng tôi đến, nhiều người trong gia đình chị Trinh còn tất bật dùng xô chậu múc nước từ một bồn chứa đã tranh thủ hứng trước đó vào khu vực nhà tắm để dự trữ. Ðể đối phó với việc thiếu nước, gia đình này đã đổ nước vào hồ chứa nước rồi cho trẻ em vào tắm, sau đó "rửa sơ lại cho sạch".

    Khi gọi điện thoại hỏi Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Ðức lý do cúp nước, gia đình chị Trinh được giải thích đang vào mùa khô nên áp lực nước về khu vực này yếu.


    Người dân tại hẻm 161B Lạc Long Quân, P.5, Q.11 phải thường xuyên lọc nước máy vì có nhiều cặn - Ảnh: Q.Khải


    Đơn vị cấp nước cũng “bó tay”

    Theo các công ty cổ phần cấp nước, do đang vào cao điểm mùa khô nên nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng lên trong khi sản lượng nước nguồn không thay đổi là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng thiếu nước càng thêm gay gắt. Thực tế những khu vực đầu nguồn tăng nhu cầu thì lượng nước về những khu vực cuối nguồn sẽ giảm. Theo Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, áp lực nước từ các nhà máy Thủ Đức, Tân Hiệp về khu vực quận 7, Nhà Bè đã giảm 0,2-0,5 bar (tức cột nước giảm 20-50cm).

    Trong khi Nhà máy BOO nước Thủ Đức hiện chưa phát nước được, các nhà máy nước Thủ Đức (công suất 750.000m3/ngày), Tân Hiệp (công suất 300.000m3/ngày) và một số cụm giếng ngầm đã khai thác tối đa công suất thì giải pháp “chữa cháy” hiện nay vẫn là cấp nước qua sà lan và xe bồn.

    Tuy nhiên, ông Bùi Công Sơn - giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè - cho biết tình trạng thiếu nước đã “vượt tầm kiểm soát”. Hiện nay Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè huy động tối đa lượng xe bồn hiện có, chạy 24/24 giờ mỗi ngày nhưng chỉ chở được tối đa 1.800m3/ngày, không thể đáp ứng cho các khu vực thiếu nước của quận 4, 7 và huyện Nhà Bè. “Ngày 24-3, chúng tôi đã báo cáo sự việc lên Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) để có giải pháp khắc phục nên giờ vẫn phải chờ” - ông Sơn cho biết.

    Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phúc - giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định - cho rằng do địa hình khu vực phường 13, quận Bình Thạnh nằm dọc sông nên sẽ giải quyết tình trạng thiếu nước bằng sà lan. “Dự kiến hôm nay 26-3, chúng tôi sẽ điều sà lan sức chứa hơn 250m3 về để giải quyết tình trạng thiếu nước tại khu dân cư Bình Hòa”. Riêng Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết chưa nhận được thông tin thiếu nước từ người dân trên đường Nguyễn Văn Hưởng nên sẽ cho kiểm tra để đưa ra giải pháp ứng phó.

    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Quang Châu - phó tổng giám đốc Sawaco - cho rằng đã có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu nước sạch nhưng yêu cầu phải gửi văn bản Sawaco mới trả lời cụ thể.

    Điều bất hợp lý là tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra tràn lan nhưng Sawaco vẫn triển khai ký hợp đồng dịch vụ cấp nước mới để áp dụng cách tính lượng nước tối thiểu liệu có hợp lý và công bằng?



    QUANG KHẢI - CHÍ QUỐC


    Ghi chú: Có ai trên diendan bị bố mẹ tịch thu lọ nuôi cá đựng nước chưa vậy?
     
  2. 360°

    360° Active Member

    hoa mắt rồi ạ, không thank !:whistling:
     

Chia sẻ trang này