Cây chó đẻ có nhiều công dụng nhưng đáng chú ý nhất là giải độc, mát gan và tiêu mỡ máu. Cây có sức sống mạnh mẽ, ta thường thấy chúng mọc chen chúc chung với cỏ, thậm chí cả những nơi mà cỏ không sống được như kẽ nứt lề đường. Khi khai thác, chúng ta cần lưu ý có 3 loài cây gần giống nhau: * Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng) Phyllanthus niruri (tên đồng nghĩa Phyllanthus amarus): Toàn thân có màu xanh tươi, cành ngắn, rất ít phân nhánh, phiến lá có màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu đắng. Đây là loài có dược tính mạnh nhất, khi nói về cây chó đẻ hay diệp hạ châu thì mọi người hầu như ám chỉ đến loài này. * Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) Phyllanthus urinaria: Thân có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phân nhánh rất nhiều, phiến lá có màu xanh hơi đậm, dài và dầy hơn cây chó đẻ thân xanh. Khi nhai có vị ngọt nên trong đông y được gọi là cây diệp hạ châu ngọt. Khác với điều một số người thường nghĩ, cây chó đẻ thân đỏ vẫn được khai thác trong tự nhiên để làm thuốc nhưng có lẽ dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh nên không được trồng đại trà. * Một loài diệp hạ châu nữa Phyllanthus sp. có màu xanh đậm, lá rời rạc, phiến lá hẹp và chóp nhọn hơn so với hai loài trên. Loài này không được dùng làm thuốc. [đấy là theo một phóng sự trên TV, đến mùa khô hạn, hai loại kia khan hiếm thì uống đại loại này, mùi vị cũng ổn, vẫn lợi tiểu như thường, còn những vấn đề khác thì bản thân không tự đánh giá được] Lưu ý Một số cá thể chó đẻ thân đỏ lại hầu như không có màu đỏ (mất đỏ). Những cây như thế này thường xuất hiện vào mùa mưa hay ở những vùng có nhiều nước, có lẽ cây lớn quá nhanh không tích đủ chất sắt hoặc vùng đất nghèo chất sắt. Trên mạng có rất nhiều hình cây Phyllanthus urinaria "mất đỏ" được dùng minh họa cho cây chó đẻ thân xanh Phyllanthus niruri. Đây là một lỗi khá phổ biến, bởi vậy chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào màu đỏ để phân biệt các loài diệp hạ châu (mà phải dựa vào dạng lá). Một lỗi nữa là sự nhầm lẫn giữa tên khoa học của hai loài này với nhau nhưng không gây ra tác hại gì. Khi khác thác cây dược liệu, chúng ta cần lưu tâm đến vấn đề này để chọn đúng loại cây chó đẻ có dược tính mạnh nhất, tức chó đẻ thân xanh. Một bài thuốc * Cây chó đẻ tươi - 1 nắm. * Lược vàng - 1 rổ. Cây này rất dễ trồng. Nhà ở thành phố cũng có thể trồng được. * Nấm linh chi xắt lát - 1 nắm. Không phải loại nấm nào cũng đc gọi là "linh chi" và không thể phân biệt được bằng... mắt thường. Bởi vậy nên mua nấm từ những cơ sở nuôi trồng hoặc nhà cung cấp đáng tin cậy. Tất cả rửa sạch bỏ nồi lớn - đun sôi cỡ 1 tiếng, linh chi có thể đun riêng rồi hòa vào thuốc sau - để nguội (đậy nắp) - đổ chai - bỏ tủ lạnh - uống thay nước. Vì lược vàng cực mát nên khi mới dùng huyết áp sẽ tụt, lưu ý điều chỉnh liều lượng dùng để cơ thể... quen dần. http://forum.caycanhvietnam.com/diendan/showthread.php?t=619 http://vi.wikipedia.org/wiki/Chó_đẻ_răng_cưa#Ph.C3.A2n_bi.E1.BB.87t Một số hình ảnh khác: DIỆP HẠ CHÂU ĐẮNG DIỆP HẠ CHÂU NGỌT LOÀI KHÔNG DÙNG LÀM THUỐC