Cá vàng lưu kim nhật (đầu cắm) Peter J. Ponzio – Hội cá vàng Mỹ (GFSA) Trong bài trước, chúng ta đã thảo luận về cá vàng đuôi quạt vốn là đột biến tự nhiên của cá vàng đuôi đơn. Đuôi quạt được lai tạo với mục đích duy trì dạng đuôi kép, thân rộng và vây dài. Dần dần, nhiều loại màu sắc khác nhau xuất hiện và dòng cá đuôi quạt hình thành. Cá vàng lưu kim nhật hay đầu cắm có lẽ xuất phát từ dòng cá vàng đuôi quạt và được lai tuyển chọn theo hướng tập trung vào các đặc điểm độc đáo của dòng cá này. Dòng lưu kim nhật được phát triển ở miền viễn đông mà cả Nhật Bản lẫn Trung Hoa đều tuyên bố mình là tác giả. Với chúng ta, việc xác định chính xác ai là tác giả cũng không quá cần thiết, chẳng qua là để ghi nhận công lao của những người đã phát triển dòng cá này ở viễn đông mà thôi. Lưu kim nhật hay đầu cắm là dòng cá vàng đuôi kép với thân tròn và vây hậu môn có hai thùy. Vây lưng bằng 1/3 độ rộng thân, đuôi nhọn và bằng từ 3/4 đến 3/2 chiều dài thân. Điểm đặc trưng ở dòng cá này là lưng gù mà nó bắt đầu từ sau đầu cho đến gốc vây lưng. Một số trường hợp, lưng gù gồm hai phần, phần ngay sau đầu và phần tại gốc vây lưng. Lưng gù được tạo thành bởi mỡ và cơ, và nên phát triển một cách cân đối dọc trên lưng cá. Đầu là phần được để ý nhiều ở lưu kim nhật và phải có dạng tam giác khi nhìn từ phía trên. Lưu kim nhật là loại cá vàng lớn, cả về chiều dài lẫn vòng bụng. Chúng có thể lớn từ 25 đến 30 cm là thường và trông rất bắt mắt. Mặc dù thân rộng, lưu kim nhật thường không mắc bệnh về bóng bơi như hầu hết các loại cá vàng thân rộng khác. Chúng bơi lội một cách vụng về. Sự vụng về này có liên quan đến các yếu tố gồm thân rộng, vây tương đối dài và lưng gù. Lưu kim nhật có thể nuôi ngoài trời vào mùa hè nhưng nhiều người đem nuôi chúng trong nhà vào mùa đông. Lưu kim nhật có nhiều màu từ đỏ, đỏ-trắng, cam, trắng, xanh lá cây nhạt và vải hoa. Lưu kim nhật đỏ và đỏ-trắng trông rất nổi bật và thực sự hấp dẫn một khi trưởng thành. Gần đây, có một số dòng lưu kim nhật mới như đen tuyền, ánh kim và “goshiki” (bạc hay xám điểm xuyết những đốm cam) xuất phát từ vùng viễn đông. Một dòng nữa cũng mới được phát triển gần đây là lưu kim nhật vây ngắn (xuất xứ từ Trung Quốc) với bề ngoài tròn trịa và vây cực ngắn. Loại cá này rất phổ biến ở Trung Quốc và ngày càng phổ biến ở Mỹ. Giống như cá chép koi với “tam hùng” Kohaku, Sanke và Showa, chúng ta cũng có “tam hùng” cá vàng gồm lưu kim nhật, oranda và ranchu. Những dòng cá này chiến thắng trong hầu hết các triển lãm về cá vàng, mặc dù cá vàng mắt lồi và lan thọ cũng đôi khi thắng giải. Như vậy, lưu kim nhật, với hình dạng ấn tượng và tương đối dễ nuôi cũng như tiềm năng đoạt giải trở thành dòng cá vàng phổ biến nhất. Chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm áp dụng cho cá vàng đuôi đơn được coi là khiến cho gù trên lưng lưu kim nhật phát triển. Những loại thức ăn giàu chất đạm, tươi sống hay đông lạnh, chẳng hạn như trùn đất, artemia, bo bo và trùng đỏ rất lý tưởng đối với dòng cá này. Dưới đây là phần hướng dẫn tiêu chuẩn của GFSA nhấn mạnh đến hình dạng của thân và vây như chúng ta đã mô tả ở trên. Mô tả: cá vàng lưu kim nhật hay đầu cắm (ryukin) có thân tròn và đuôi kép. Độ rộng thân từ 3/4 hay bằng chiều dài thân. Điểm đặc trưng ở dòng cá này là lưng gù mà nó bắt đầu từ sau đầu cho đến gốc vây lưng; đôi khi lưng gù phân làm hai phần. Đuôi là dạng đuôi kép, dài và phải tách biệt trên 90%; đuôi dài khoảng từ 3/4 đến 3/2 lần chiều dài thân với các thùy tròn và hơi nhô ra. Vây lưng bằng khoảng 1/3 độ rộng thân. Vây ngực và vây bụng có kích thước trung bình và cân đối. Vây hậu môn có hai thùy, hình dạng và độ dài tương ứng với vây ngực và vây bụng. Lưu kim nhật có ba loại vảy gồm ánh kim, bán kim và phi kim. Vảy ánh kim gồm cam, đỏ-trắng và trắng. Vảy bán kim gồm nhị sắc, tam sắc, đỏ đơn sắc và vải hoa (có hay không có các đốm). Vảy phi kim gồm tím, nhị sắc và tam sắc. Việc đánh giá những con cá này khác với cá vàng đuôi đơn bởi vì việc xem xét đuôi và các vây rất khắt khe (phải tỷ lệ với kích thước của cá). Hơn nữa, cần đặc biệt chú ý đến độ rộng của thân, độ cao của vây lưng và dĩ nhiên, cả sự phát triển của lưng gù nữa. Như lưu ý ở trên, phần gù nên đối xứng và đầy đặn. Nên chăm sóc cá thật kỹ lưỡng để khi quan sát từ phía trên, đầu cá có hình tam giác và miệng thật đều. Quan trọng là đầu cá không được nhọn, điều thường xảy ra ở dòng cá này. Như lưu ý ở trên, màu sắc từ tương tự như những loại cá vàng khác cho đến các màu vải hoa, đỏ và đỏ-trắng Lưu kim nhật “goshiki” – Giải thưởng lớn tại Triển lãm cá vàng và koi của Câu lạc bộ Long Island – ảnh Carolyn Weise.
Nhìn con Lưu kim nhật “goshiki” thấy thèm quá! Quá đẹp! + Trong ngũ sắc thuộc ngủ hành chỉ thiếu Mộc. + Về hình thể thì đủ cả.