Cá bảy màu hoặc Guppy (theo Wikipedia và 1 số nguồn khác) Cá bảy màu đực (trái) và cái (phải) Tình trạng bảo tồn: An toàn Phân loại khoa học: Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata (Không phân hạng) Craniata Phân ngành (subphylum): Vertebrata Phân thứ ngành (infraphylum): Gnathostomata Liên lớp (superclass): Osteichthyes Lớp (class): Actinopterygii Phân lớp (subclass): Neopterygii Phân thứ lớp (infraclass): Teleostei Liên bộ (superordo): Acanthopterygii Bộ (ordo): Cyprinodontiformes Phân bộ (subordo): Cyprinodontoidei Họ (familia): Poeciliidae Phân họ (subfamilia): Poeciliinae Tông (tribus): Poeciliini Chi (genus): Poecilia Loài (species): P. reticulata Tên hai phần Poecilia reticulata Peters, 1859 Tên đồng nghĩa Acanthocephalus guppii A. reticulatus Girardinus guppii G. petersi G. poeciloides G. reticulatus Haridichthys reticulatus Heterandria guppyi Lebistes poecilioides L. reticulatus Poecilia poeciloides Poecilioides reticulatus Cá bảy màu hay guppy (danh pháp hai phần: Poecilia reticulata)[1] là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất thế giới. Nó là một thành viên nhỏ của họ Poeciliidae (con cái dài 4–6 cm, con đực dài 2,5–3,5 cm) và giống như các thành viên khác của họ cá này, chúng là dạng cá đẻ trứng thai. Mục lục 1 Nguồn gốc 2 Phân bố 3 Sinh thái và hành vi 4 Sinh sản 5 Trong bể cảnh 6 Xem thêm 7 Liên kết ngoài 8 Tham khảo Nguồn gốc Tên thường gọi là cá bảy màu. Tên khoa học: Poecilia reticulata, thuộc họ Cá khổng tước (Poeciliidae) Đây là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhanh, đa dạng và phong phú nhất trong số các loài cá cảnh (về màu sắc). Cá bảy màu nhập ngoại vào Việt Nam có 2 loại chính: bảy màu đuôi rắn và bảy màu thân xanh đen, đuôi màu xanh biếc, đỏ điểm vạch trắng. Ở các nước khác có cá bảy màu toàn thân đen tuyền chưa thấy có tại Việt Nam. Cá có nguồn gốc từ Jamaica, sống trong những vũng vịnh cạn, eo biển, mương rãnh và dọc theo bờ biển. Năm 1866, Robert John Lechmere Guppy sống ở đảo Trinidad thuộc British West Indies gửi một vài con cá này đến bảo tàng Anh để nhận dạng. Albert C. L. G. Gunther của bảo tàng này đặt tên khoa học cho nó là Girardinus guppii để ghi công Guppy vào cuối năm đó. Đến năm 1913, đặt tên lại là Lebistes reticulatus, tên khoa học chính thức lúc bấy giờ. Tuy nhiên, loài cá này đã được Wilhelm Peters mô tả trước đó vào năm 1859 trong số sinh vật ông thu thập được từ Nam Mỹ. Mặc dù Girardinus guppii hiện nay được coi là từ đồng nghĩa của Poecilia reticulata, nhưng tên gọi "guppy" vẫn được sử dụng. Theo thời gian cá bảy màu đã được đặt nhiều tên gọi khoa học khác, nhưng hiện tại Poecilia reticulata là danh pháp được coi là hợp lệ. Phân bố Cá bảy màu là cá bản địa của Trinidad và một số khu vực thuộc Nam Mỹ, đặc biệt là Antigua và Barbuda, Barbados, Brasil, Guyana, Netherlands Antilles, Trinidad và Tobago, quần đảo Virgin và Venezuela. Tuy nhiên, cá bảy màu đã được đưa vào nhiều quốc gia khác nhau tại mọi châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực. Đôi khi điều này diễn ra một cách ngẫu nhiên, nhưng chủ yếu thường là trong vai trò của sinh vật kiểm soát muỗi, với hy vọng rằng cá bảy màu sẽ ăn các loại ấu trùng muỗi và làm giảm sự lan truyền của bệnh sốt rét. Trong nhiều trường hợp, những con cá bảy màu này lại trở thành loài xâm hại có ảnh hưởng tiêu cực tới quần xã cá bản địa. Sinh thái và hành vi Có một sự đa dạng lớn về màu sắc giữa các quần thể, nhiều quần thể với màu sắc rất khác biệt nhau. Những quần thể nào sinh sống trong các môi trường mà các loài động vật ăn thịt là phổ biến sẽ có xu hướng ít sặc sỡ như là một biện pháp tự bảo vệ trong khi các quần thể với môi trường sống ít kẻ thù thì lại sặc sỡ hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những con đực màu sặc sỡ được ưa thích hơn trong quá trình chọn lọc giới tính (nguyên lý handicap) trong khi chọn lọc tự nhiên thông qua lối sống ăn thịt lại ưa chuộng các sắc thái dịu. Kết quả là, các kiểu hình thống lĩnh được ghi nhận trong phạm vi các cộng đồng cô lập về mặt sinh sản là chức năng của tầm quan trọng tương đối mà mỗi yếu tố có trong môi trường cụ thể. Đôi khi những con đực có thể đối xử với nhau một cách hung hãn, tham gia vào những cuộc chọi đứt vây hay các hành vi ức hiếp khác. Cá bảy màu sống trong một mạng lưới xã hội phức tạp, chúng lựa chọn đối tác và ghi nhớ các đối tác này[5]. Cá bảy màu là loài cá được các nhà sinh học tiến hóa chọn lựa do lối sống ăn thịt của chúng thông thường hay biến đổi ngay cả khi chỉ trong một khu vực nhỏ. Cả các công trình nghiên cứu trong quá khứ lẫn các nghiên cứu gần đây về cá bảy màu được khái quát hóa trong Evolutionary Ecology: the Trinidadian Guppy của Anne Magurran. Sinh sản Cá bảy màu non (cá bột) trong bể cảnh, 1 tuần tuổi Cá bảy màu đẻ nhiều. Thời kỳ mang thai của chúng là 22-30 ngày, trung bình khoảng 28 ngày. Sau khi cá cái được thụ tinh thì một vùng sẫm màu gần hậu môn, gọi là đốm thai, sẽ lớn dần lên và sẫm màu đi. Cá bảy màu ưa thích nước có nhiệt độ khoảng 28 °C (82 °F) để sinh sản. Cá bảy màu cái sẽ sinh ra từ 2 đến 200 cá con, thông thường trong khoảng 5-30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm. Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy màu có khả năng lưu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lưới ngăn, cá trưởng thành sẽ ăn cá con. Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trưởng thành. Trong bể cá, thức ăn cho cá bảy màu con thường là thức ăn nghiền và ép thành dạng vảy (flake), ấu trùng artemia, hoặc thức ăn của cá trưởng thành. Ngoài ra, cá con còn ăn tảo bám trong bể. Người ta đã lai thành công cá bảy màu với một số loài khác thuộc chi Poecilia (poecilia latipinna/velifera), ví dụ cá bảy màu đực và Poecilia cái. Tuy nhiên, con lai luôn là cá đực và có vẻ vô sinh. Trong bể cảnh Kỹ thuật nuôi cá bảy màu Cá đực thuộc 6 biến thể khác nhau. Các chuẩn cá bảy màu Cá bảy màu ưa thích bể cảnh nước cứng và có thể trụ vững trong môi trường với độ mặn cao gấp 1,5 lần độ mặn thông thường của nước biển. Cá bảy màu nói chung là ưa chuộng hòa bình, mặc dù hành vi rỉa vây đôi khi thể hiện ở những con đực hoặc nhằm vào những loài cá bơi nhanh khác như các loài cá kiếm (Xiphophorus spp.) và đôi khi nhằm vào những loài cá khác với các vây dễ thấy như cá thần tiên (Pterophyllum spp.). Đặc trưng đáng chú ý nhất của cá bảy màu là xu hướng sinh sản, và chúng có thể cho sinh đẻ trong cả bể cảnh nước ngọt lẫn bể cảnh nước mặn. Cá bảy màu do những người nuôi cá cảnh tạo ra có sự biến đổi lớn về bề ngoài, như màu sắc hay hình dáng đuôi (đuôi quạt hay đuôi kiếm nhọn đầu). Sự sinh sản chọn lọc đã tạo ra nhóm các nhà thu thập "cá bảy màu lạ lùng", trong khi cá bảy màu "hoang dã" vẫn duy trì được độ phổ biến của chúng như là một trong những loại cá cảnh dễ nuôi. Những người nuôi cá cảnh có kinh nghiệm gây giống cá bảy màu cho chính mình đều biết rằng cá trưởng thành sẽ có thể ăn thịt các con non và vì thế nên tạo ra khu vực an toàn cho cá bột. Các bể cho sinh đẻ được thiết kế đặc biệt, có thể treo lơ lửng bên trong bể cảnh. Chúng phục vụ cho hai mục đích, thứ nhất là che chở cho cá cái đang mang thai không bị các con đực để ý tới và tấn công, và thứ hai là cung cấp một khu vực riêng biệt cho cá con mới sinh không để chúng bị mẹ ăn thịt. Cần lưu ý không thả cá mẹ vào nơi đẻ quá sớm vì nó có thể bị sảy thai. Hầu hết các loài chân khớp, cá, lưỡng cư và bò sát trên thế giới đều đẻ trứng, và thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh ngoài cơ thể. Hiện tượng “thai sanh” (đẻ con) là đặc trưng cho lớp thú, một lớp động vật tiến hóa hơn rất nhiều. Nhưng ở đây, ta được thấy một số loài cá không sinh ra trứng, lại đẻ ra cá con chưa thành thục. Vd như cá bảy màu (Poecilia reticulata), cá vây tay (Coelacanthiformes), cá mập trắng (Carcharodon carcharias) và một số loài cá khác.. Không chỉ có cá, một số loài thuộc lớp chân khớp, lưỡng cư và bò sát cũng đẻ con non, thay vì đẻ trứng. Đây gọi là hiện tượng đẻ thai trứng hay đẻ trứng thai, noãn-thai sanh/sinh. Về cơ bản, ở giống cái các loài trên hoàn toàn không có cơ quan chuyên biệt để bảo vệ bào thai (tử cung), và cơ quan truyền dẫn chất dinh dưỡng để nuôi thai (nhau thai) như ở thú. Giống đực cũng không có cơ quan chuyên biệt để dẫn tinh vào cơ thể con cái (dương vật). Hiện tượng "đẻ trứng thai" ở 1 số loài là 1 hình thức tiến hóa cấp tiến của 1 số chân khớp, cá, lưỡng cư và bò sát, vượt hẳn so với các loài khác cùng lớp. Ở các loài đẻ trứng thai, cá thể đực phát triển các cơ quan phụ để dẫn tinh vào người con cái. Đó có thể là một phần vây hậu môn được cuốn lại (ở cá), hay các mấu thịt, gai giao hợp phụ phát triển gần lỗ huyệt của con đực (đối với bò sát). (Hoặc như 1 loài thằn lằn, con đực tiết chất nhờn đặc bao phủ khối tinh dịch bên trong, con cái bò đến và “nuốt” “món quà” tinh dịch này vào lỗ huyệt nhờ tổ chức cơ môn huyệt ở đây. Tại đây, nó dùng enzime “mở quà” và tiến hành thụ tinh). Cá thể cái thì phát triển ống dẫn trứng để ấp nở và bảo vệ những trứng đã được thụ tinh. Riêng ở côn trùng, hiện tượng đẻ trứng thai là đặc trưng cho các loài rệp cây, chấy, rận, bọ chét..v.v. Các loài này bị cách ly sinh học bởi mỗi cơ thể vật chủ. Do vậy, để bảo tồn nòi giống, chúng tự biến mình thành giống cái, tự tạo trứng, và dưỡng trứng trong cơ thể mà không cần giống đực. Từ một cá thể rận lây nhiễm lên chó, chỉ sau thời gian ngắn là đủ tạo thành một quần xã rận. Điều khác biệt rõ ràng nhất là trong hiện tượng “đẻ trứng thai”, sự phát triển của phôi hoàn toàn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng. Phôi không được cung cấp thứ gì khác từ mẹ ngoài sự bảo bọc và nhiệt độ. Sau khi trứng nở, con non mới được đẻ ra ngoài. So với hình thức noãn sinh, sinh sản như thế này có nhiều ưu điểm. Thứ nhất là giảm bớt số lượng trứng. Không gây lãng phí năng lượng và dưỡng chất để tạo thành vô số trứng (vốn có tỷ lệ sống thấp) như khi đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Thứ hai là nâng cao khả năng sống sót cho con non. Trong giai đoạn không có khả năng tự vệ, phôi luôn được cơ thể mẹ bảo bọc. Đến khi con non sinh ra đã có thể có những kỹ năng săn mồi, và trốn tránh cơ bản. CÁ BẢY MÀU ĐẺ CON Theo quan niệm phổ thông, đại đa số chúng ta đều cho rằng các loài cá chỉ có thể đẻ trứng. Tuy vậy, cũng có những loài cá có thể đẻ con, mà trong đó cá bảy màu là một ví dụ. Với màu sắc sặc sỡ, đặc tính hoạt bát và rất dễ nuôi, cá bảy màu đã trở thành loài cá cảnh được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Với những người đã từng nuôi cá bảy màu, hắn ít ai lại không trải qua một kinh nghiệm thú vị trước hiện tượng “đẻ con” của loài cá này. Cá bảy màu là một trong số ít các loài cá sinh sản theo hình thức noãn thai sinh. Trứng sau khi được thụ tinh ở bên trong cơ thể cá mẹ vẫn nằm lại trong ống dẫn trứng. Thay vì lấy dinh dưỡng từ mẹ như hình thức thai sinh ở các loài thú, ở cá bảy màu, phôi sẽ phát triển nhờ chất dự trữ trong noãn hoàng của trứng. Trong điều kiện nuôi bể kính, việc sinh sản của cá bảy màu diễn ra rất dễ dàng. Tuy nhiên, do cá thường sinh vào buổi đêm và sáng sớm nên không phải ai cũng có điều kiện được chứng kiến tận mắt quá trình sinh nở của cá bảy màu. Sau đây là những hình ảnh về hiện tượng “đẻ con” ở cá bảy màu: Phần lớn thời gian trong ngày, kể cả khi đã mang thai, cá bảy màu cái (có màu đỏ) luôn bị theo đuổi bởi cá đực (màu đen) bởi loài này có tập tính "thúc đẻ". Sau khi thụ thai 20 đến 30 ngày, cá mẹ mang một “bụng bầu” có thể chứa tới 50 cá con và đã sẵn sàng cho việc sinh nở. Để đẻ hết một lứa, cá mẹ có thể mất nhiều tiếng đồng hồ. Phần lớn cá con chui đầu ra trước. [/url] Nhưng cũng không ít chú chào đời bằng đuôi như trong hình. Dài khoảng 5mm, từ bụng mẹ, cá bảy màu sơ sinh “rơi tự do” xuống các lá rong hoặc nền bể. Sau một vài phút, cá bột bắt đầu trở nên hoạt bát và bơi những nhịp đầu tiên. Bản năng dạy cho chúng biết rằng những lá rong đuôi chó là nơi ẩn nấp an toàn, và cũng là nguồn cung cấp thức ăn ban đầu. Chúng cũng hiểu bơi thành đàn là một phương thức làm rối loạn phương hướng của kẻ thù. Trớ trêu thay, với tập tính ăn con, kẻ thù đầu tiên của cá bột chính là cá bố mẹ. Cá bột tập trung trên mặt nước để sưởi ấm dưới bòng đèn neon. Khoảng 40 cá sơ sinh đã ra đời trong lứa đẻ này. Nếu sống sót, sau hơn một tháng cá con sẽ trưởng thành và sẵn sàng sản sinh những thế hệ cá mới. [/url] Cá bảy màu có tên khoa học là Poecilia reticulata, là một loài thuộc họ Poeciliidae (cá khổng tước). Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào hệ thống sông hồ của rất nhiều quốc gia trong vai trò của một tác nhân chống sốt xuất huyết, vì đây là loài diệt bọ gậy. Cách chăm sóc cá Bảy Màu con Có nhiều loài cá đẻ con không những không chăm sóc con mà còn ăn con của mình, điều này thường thấy ở một số giống cá bảy màu. Do đó nhiều người nuôi thấy cá đẻ nhiều nhưng không thấy cá con lớn lên. Theo hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư TP.HCM, nuôi cá bảy màu sinh sản cần chú ý: giai đoạn đầu sau khi đẻ, cá bố mẹ rất dễ tấn công cá con. Do vậy trong hồ nuôi, sinh sản cá bảy màu, nên thiết kế "điểm an toàn" cho cá con như thêm khung lưới. Sử dụng loại lưới nylon, lưới cước, mịn, mắt lưới nhỏ. Loại lưới này chỉ cho cá con chui qua, ngăn giữ cá bố mẹ ở phần hồ còn lại, cách ly hoàn toàn với cá con. Lưới được gắn cố định vào khung gỗ, khung gỗ thiết kế theo chiều rộng (chiều ngang) của mỗi hồ nuôi. Đặt lưới vào hồ nuôi, chia hồ nuôi làm hai phần, có thể chừa 1/3 là nơi cá con sinh sống, 2/3 còn lại là nơi cá bố mẹ sinh sống. Hoặc có thể dùng rổ nhựa, đường kính 10 - 15 cm, có lỗ nhỏ tương đối ngăn chặn được cá bố mẹ. Thả rổ khắp mặt nước hồ nuôi, cá con sẽ "trôi giạt" vào rổ tìm nơi trú ngụ, ẩn núp trong khi cá bố mẹ không vào được. Cũng có thể dùng lưới, căng cách mặt nước 5 - 10 cm, hạn chế cá bố mẹ đi qua, vì cá con thường sống gần mặt nước. Một số nơi, dùng lưới cuộn lại, thả quanh hồ, làm nơi ẩn nấp cho cá con. Ngoài ra, vớt, thu, chuyển cá con sang hồ riêng cũng là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, dễ gây sốc cho cá con do môi trường sống thay đổi đột ngột. Muốn môi trường ổn định, cần chuẩn bị hồ trước đó vài ngày, lưu ý đến mức nước, nhiệt độ, độ phèn, hàm lượng oxy... Những yếu tố này cho phép chênh lệch không quá 10% giữa môi trường cũ và mới. Ngoài những biện pháp kể trên, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ, giai đoạn cá bố mẹ đang sinh sản, cần bổ sung đầy đủ thức ăn, đảm bảo cá bố mẹ không bị đói. Luôn giữ môi trường ổn định, yên tĩnh, tránh những sốc đột ngột, những tiếng động... đều là những biện pháp giảm hao hụt cá bảy màu mới sinh. clip cá đẻ: http://www.youtube.com/watch?v=RnE6...g hạn như mức độ cao của chất độc trong nước.
Các bạn lưu ý: BQT diễn đàn rất khuyến khích các thành viên tự viết bài, dịch bài từ các các trang web nước ngoài, các bài tổng hợp...tuy nhiên, khi các bạn đăng thì cần ghi rõ nguồn gốc-xuất xứ để tôn trọng bản quyền và chúng ta sẽ không gặp rắc rối về sau. Khi đăng bài lên thì các bài cần đặt tiêu đề cho cẩn thận, chỉnh sửa bài viết cho đẹp vì mỗi bài viết là cả 1 sự đầu tư nghiêm túc, nó thể hiện chính các bạn đấy!!Tốt nhất các bạn hãy lưu vào file Word, xem kỹ rồi hãy đưa lên! tigervakid là 1 thành viên nhí (khoảng 10t) nhưng đã có sự nỗ lực khi viết bài, bé vào chỉnh sửa lại cho đẹp mắt và đầy đủ hình ảnh hơn nhé!:rose:
Con đã update hình rồi Mọi người vô xem tham khảo nhé! Hihi chú Sỹ vote cho con bài này 500 chữ chú cho con 5 con SẶC GẤM ngen
Bài còn bị lỗi rất nhiều về câu chữ (có lẽ do dịch tự động) và cần chỉnh sửa cho đẹp mắt hơn về bố cục trình bày, con cố chỉnh lại nhé, nếu con chỉnh k đc thì khoảng vài ngày sau chú sẽ chỉnh. Bài này hình như bị trùng, con cố gắng xem các bài cũ của các thànhh viên post trước để tránh trùng, tuy nhiên để khuyến khích con và các thành viên khác thì chú sẽ tặng con sặc gấm, khi nào có dịp ghé nhà con chơi thì chú đem qua, có lẽ 1 ngày gần đây thôi!:rose:
Trùng thì con cũng không để í với lại lần đầu post bài mà chú ,mà con đọc thấy bình thường mà chú đâu có lỗi gì đâu ta?
Ừ, thì chú nhắc thôi mà!! Con xem lại các đoạn cuối xem sao nhé! Nói chung coi cho kĩ vì chú thấy lỗi mà, nếu k sửa được thì vài ngày sau chú sẽ sửa!
Dạ có gì chú sữa lại tuỳ chú tại vì dịch máy nó ra từa lưa hột dưa dậy á À đúng rồi nó có vấn đề đoạn cuối tí con lên vi tính con chỉnh con chỉnh đoạn cuối rồi đó chú chú thấy câu nào có vấn đề thì hú con