nghỉ time khá lâu mua keo nuôi lại cá cũng được hơn nửa năm rồi mà vẫn chưa ép thành công bầy cá bột nào cả. :wallbash: tham khảo nhiều bài biết nói cá mái sau 1 tháng ép sẽ có trứng, có bài nói từ 3-4 tháng cá mái có trứng nhiều áp dụng theo dõi cho mấy em ở nhà nhưng: - ko biết xem cá mái thế nào có trứng (mấy em màu nhạt bụng em nào cũng màu trắng trắng), ko thấy trứng màu vàng gì cả. - mình canh mãi nhiều khi mấy em căng xả trứng hết nên trở tay ko kịp bỏ vào ép. - đôi khi mua nhằm cá mái sung wa, bỏ vào hồ ép thì suốt ngày đánh nhau với cá trống. - trường hợp khác cái trống cưỡng ép cá mái chết queo :notworthy: đôi lời chia sẻ như thế, buồn chán định ko nuôi tiếp (thất bại wa nhiều lần). mong các anh cho lời khuyên và chia sẻ thêm. cám ơn
Mình cứ thấy cá mái bụng to to, đít có mụn trắng thì ép thôi. Mới chơi, ép phát đầu ăn ngay. Cá con được gần 2 tuần tuổi, có điều còn sống ít quá...
Halo, Muốn ko mất thời gian thì mua nhiều cặp đến tuổi sinh sản, cho ép rồi so sánh và đưa ra kết luận riêng cho bản thân. Kinh nghiệm từ thực tiễn là dễ hiểu nhất, tham khảo qua trên diễn đàn thôi, gặp vấn đề gì cố gắng tìm hiểu giải quyết vấn đề đó. Mới đầu ép cá chợ thôi, cho rẻ. - dấu hiệu cho cá mái sắp đẻ : bụng trứng to, ko fải lúc ăn, trắng trắng là OK rồi - chẳng cần canh chuẩn thời điểm làm gì, cho cá mái với cá trống vào hồ ép, quá lắm 10 hôm chậm trễ - Cá mái dữ quá có thể can thiệp bằng cách lấy cái que nhỏ gõ vào nó mỗi khi nó đánh cá trống, dần nó sẽ sợ mà chịu trống. - Cá trống dữ quá thì vứt cống, thay con khác vào Ko ép đc thì mua cá rồi chưng, đâu phải riêng gì ta KO BIẾT ÉP CÁ
Ép cá dễ mà bạn. Cá mái chưa đầy 1 tháng là có trứng rồi (khoảng 3 tuần từ lúc mua, hoặc lúc nó đẻ xong là có thể đẻ lần nữa). Bạn mua 3-4 con mái thì phải mua 2-3 con trống cho phù hợp. Chọn con trống nào mà hay nhả bọt lên keo nhiều ấy. Còn con mái chọn con bụng lép cũng đc, nhưng phải chọn con dài đòn. Con mái bụng lép nuôi dưỡng riêng khoảng 1 vài tuần là căng đét trứng:whistling:. Chậu ép thì kích thước cỡ cái xô sơn mini là được rồi, to quá hay nhỏ quá nó cũng ko thích hợp đâu nhé. Mực nước thì khoảng ngang lưng chậu hoặc cao hơn chậu chút cũng đc, nhưng đừng đầy quá. Khi ép bạn có thể cho thêm rong rêu, lá bàng hay vật gì nổi đều đc, mà ko cho gì vào cũng chẳng sao hết (mình thường chả cho gì vào). Bỏ cặp cá ưng ý vào (trống sung, mái căng trứng), kèm 1 cục trùn đỏ bằng đầu ngón cái. Kiếm cái bao nilông trong suốt màu trắng lấy tăm đục những lỗ nhỏ cho cá thở, sau đó lấy dây thun trùm kín miệng xô bằng bao nilông. Như thế là bạn có thể quan sát cá rồi, mà ko sợ cá mái bị dí bay ra khỏi xô:football:. Miếng nilông có tác dụng ngăn gió thổi tan bọt, ngăn nắng mặt trời:lee:. Bạn bỏ vào chờ 2-3 ngày sẽ thấy con trống nhả bọt. Từ lúc nhả bọt, bạn quan sát xem nó có kè con mái ko. Hoặc để ý xem trên thành xô giữa đám bọt đó có những cái trứng màu trắng đục li ti ko, ko thì nhìn bụng cá mái có thấy lép ko. Nếu 3-4 ngày từ lúc bỏ vào ko thấy có gì thì nên bắt hết ra, dưỡng lại con trống và con mái. Thông thường thì thấy bụng cá mái lép hoặc thấy chúng nó kè nhau khoảng 3-4h thì nhẹ nhàng bắt con mái ra, để lại mình con trống. Nếu cá mái mà bụng lép, mà bạn lại ko thấy trứng đâu, thì tốt nhất ko nên xài con trống đó nữa. Có khả năng con trống vô dụng, ép mái xong ko biết gắp trứng vào ổ hoặc ăn mất tiêu:notworthy:. Mình đã thử 1 con trống ngoại hình đẹp, đá rất sung nhưng 2 lần nó ép mái đều miss hếtraying:. Mình ko biết trứng nó chui lỗ nào mà cái bụng nó cứ như phình ra. Nên sau 2 lần lỡ dại ko dám cho con đó ép mái nữa, vì nó hơi ngu. Giờ mình đang dùng 1 con trống khá ngon. Nó nhả bọt liên tục, có lần do dây thun bị đứt làm gió thổi bay bao nilông, bọt giữ trứng bị gió làm tan hết mà sao đó đậy lại nó nhả rất khí thế. Khi bạn bắt con cá mái ra thì nhớ che xô lại bằng bao nilông trong suốt nhé. Tránh dịch chuyển hay làm động tổ trứng nhé. Sau đó bạn quan sát trên tổ trứng, khi nào trứng màu trắng đục chuyển sang màu đen thì bạn bắt cá trống ra rồi đậy kín tổ lại:lee:. Yên tâm là bọt giữ trứng sẽ ko tan, bạn chỉ cần đậy kín là nó ko tan cho tới khi cá con tập bơi:whistling:. Khi trứng đã chuyển sang màu đen thì bạn cần chú ý theo dõi tổraying:. Cho tới khi bạn thấy le que trong tổ bắt đầu xuất hiện những con cá bột tách ra khỏi trứng bơi loạn xạ (khi thấy chớm vài con cá bột bơi). Thời điểm đó bạn có 2 lựa chọn. Hoặc là rút bớt nước ra (nước còn lại khoảng 1-2 đốt tay là đc), hoặc giữ nguyên mực nước nhưng cho nhiều rong đuôi chó vào để cá bột có chỗ bám vào (càng nhiều càng tốt). Nếu bạn muốn rút bớt nước để tránh kinh động hay hút nhầm cá thì có thể 1 đầu ống xi bạn thu nhỏ lại bằng cách cho ống nhựa mềm của chai keo 502, 1 đầu cho ra ngoài rút nước ra thì lực hút ko lớn nhưng có điều đợi hơi lâu:whistling:. Sau khi cá bột tập bơi thì khoảng 1-2 ngày là cá có thể bơi ngang. Bây giờ cần cho cá ăn. Thức ăn cho cá là trùng cỏ hoặc bo bo:lee:. Bạn nuôi trùng cỏ thì nên nuôi trước khi cho cặp cá vào chậu ép. Cách chuẩn bị thì bạn kiếm 1 cái chậu hay hộp nhỏ. Cho nước vào (có thể lấy nước bo bo hoặc nước cá cũ), rồi kiếm mấy lá rau muống vàng cho vào đợi khoảng vài ngày là có trùng cỏ (lá xanh cũng đc nhưng hơi lâu, xà lách tạo trùng cỏ cũng đc nhưng dơ nước). Còn về thức ăn bo bo thì bạn nên chuẩn bị từ lúc khi bắt cá trống ra:lee:. Bạn có thể ra tiệm mua 5 nghìn đc 1 mớ, hoặc ra mấy con sông hay ao hồ cũng có. Bạn cho bo bo vào cái hủ hay xô, để đó khoảng 2-3 ngày sẽ thấy nó đẻ ra mấy con con. Mình thì cứ mỗi ngày mình vớt 1 ít bo bo cho ra hộp nhỏ (khoảng bằng chum nước nhỏ trên khám thờ). Mình cho cá bột ăn 2 cử, sáng cho 1 nửa nước bo bo ở trên + 1 đến 2 muỗng nước trùng cỏ cho cá ăn, chiều tối thì cũng cho ăn tương tự. Khoảng 1 thời gian là cá nó có thể hoàn toàn ăn đc bo bo. Hy vọng 1 số kinh nghiệm của mình có thể giúp bạn nuôi cá thành công:lee:. Chứ cá đá mà mua về chưng thì còn gì hay ho nữa:whistling:. Ngoài đá cá thì việc nuôi cá con từ nhỏ đến lớn, do chính công mình chăm nó hay hơn rất nhiều việc bỏ tiền ra mua:whistling:. Nếu có chỗ nào ko biết thì mình sẽ giúp (nếu cần hình minh hoạ thì mình sẽ up). Mình cũng vài lần thất bại khi nuôi cá lia thia rồi. Sau những lần thất bại rút ra được nhiều bài học, chẳng hạn như tránh trứng tiếp xúc với gió, bắt cá trống ra khi trứng vừa chuyển màu đen. Nói chung "gian nan không sợ nản" thì bạn sẽ thành công thôi:lee:. P/s1 Dùng bao nilông trong suốt là vì để quan sát bên trong tổ, vừa làm cho cá ko bị kinh sợ, vì qua 1 lớp nilông cá ko thể nhận biết đc mình đang quan sát nó nên nó vẫn mạnh dạn nhả bọt, ép mái:whistling:. Nếu che bằng bìa cát tông hay cái gì khác thì khó quan sát và ngay chổ hỡ nếu nó thấy mình thì thường giật nước bỏ chạy gây động nước dễ tan bọtraying:. Còn ko che lại thì mái dễ nhảy ra ngoài, gặp nơi có gió là gió thổi bay hết bọt, con trống nó chẳng muốn nhả bọt nữa:football: Ps2: Bữa nào rãnh mình làm bài quy trình nuôi cá nhé. Có video luôn cho bạn dễ tham khảo
cá mái lúc tới mùa sinh sản sẻ có bụng ngả sang màu vàng(khôngphải vàng khè ) và căng, chổ bộ phần sinh dục có cái đốm trắng lòi ra(trứng) còn lúc mùa sinh sản mình có nghe nói là cá sẽ có cái viền bên mép hai mang lên gg search sẽ thấy https://www.google.com.vn/search?q=...w.oneworldinternetcafe.com%2Fbetta%2F;400;295 https://www.google.com.vn/search?q=....blogspot.com%2Fp%2Fboy-or-girl.html;1023;767
cám ơn, bài viết rất chi tiết. tuổi thơ thì ép cá lia thia, cách đây 2 năm cũng ép thành công cá betta, dạo gần đây nuôi lại chơi nhưng chưa ép được. thôi tiếp tục dưỡng cá mái 1 tháng để ép thử