Bệnh Newcastle http://greengroup.com.vn/?act=benh&cid=27 Thông tin chung - Bệnh Newcastle (hay còn gọi là bệnh dịch tả gà) do một loại virus thuộc nhóm Paramysovirus là ARN virus gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, có thể lên tới 100%. - Virus có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường, nhưng lại dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường. - Bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua tiếp xúc. - Bệnh có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, không kể mùa vụ. Triệu chứng Thể cấp tính: - Các triệu chứng điển hình của nhiễm trùng huyết như: kém ăn, bỏ ăn, xù lông, xã cánh, ủ rũ, ỉa chảy phân xanh vàng, xanh trắng, phân lẫn máu, thâm mào, khó thở. - Gà gầy nhanh và chết 2-3 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Thể á cấp tính - Các triệu chứng về nhiễm trùng huyết thể hiện yếu nhưng các triệu chứng về đường hô hấp lại nổi cộm như: viêm mũi, viêm thanh khí quản, nước mũi, nước miệng chảy ra nhiều, gà bị ngạt và rướn cổ để hít thở, cuối cơn rít, gà phát ra tiếng “tooc” rất đặc trưng cho bệnh Newcastle. - Gà ủ rũ hoặc động kinh, gà đi lại không bình thường, liệt cánh hoặc liệt chân, nên gà xã một hoặc cả hai cánh, đầu chúi xuống đất hoặc nghẹo sang một bên. Bệnh tích - Mào tích tím tái. - Viêm mí mắt, có đờm, màng giả ở vùng họng, xuất huyết niêm mạc lỗ huyệt. - Khi mổ khám niêm mạc đường tiêu hoá từ miệng đến lỗ huyệt bị viêm xuất huyết. - Xuất huyết trên đỉnh lỗ tuyến dạ dày tuyến hoặc xuất huyết điểm trên dạ dày cơ. - Ruột non xuất huyết, viêm. Trong trường hợp bệnh kéo dài, có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, hình cúc áo. Với những ca bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non, trên bề mặt nốt loét phủ một lớp màng giả, nhìn kỹ thấy màng giả có hình xoáy ốc. - Xuất huyết van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn. Phòng bệnh Bước 1: - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng chuồng nuôi. - Rắc SAFE GUARD lên nền trấu, 100 gr/1 m2 chuồng nuôi - Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3 ml/1 lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi. Bước 2: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất là dùng vắc-xin theo lịch sau: Bước 3 - UNILYTE VIT-C pha nước uống, liều 2-3 g/1 lít nước, bổ sung vitamin, điện giải. - DOXYCIP 20% liều1 gr/20 kg TT/ngày x 3 ngày. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1 gr/1 lít nước, cho uống 3 h/ngày. Xử lý khi xảy ra dịch bệnh Bước 1: - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi. - Tiêu độc chuồng trại bằng ANTISEP liều 3 ml/1 lít nước, 2 lít nước đã pha phun cho 100 m2 chuồng nuôi. Phun 1 lần/ngày. Bước 2 - Tiêm MEDIVAC CLONE-45 dưới da cổ, liều gấp đôi. - Nâng cao sức đề kháng, hạ sốt, giải độc, chống mất nước, mất cân bằng điện giải bằng cách pha UNILYTEVIT-C liều 2-3 gr/1 lít nước uống. - HEPATOL giải độc gan, thận liều 2 ml/1 lít nước. - ALL- ZYM pha nước uống liều 1 gr/1 lít nước, cho uống 3 h/ngày. Bước 3: Phòng bệnh kế phát bằng 1 trong 2 loại thuốc sau: - ENROVET 10% liều 100 ml/1 tấn TT/ngày. - COLI 200 liều 100 gr/500 kg TT/ ngày. - Liệu trình 3 – 5 ngày, ngày đầu dùng liều gấp 1,5 lần, chia lượng thuốc cho uống làm 2 lần (sáng – chiều), các ngày tiếp theo dùng đúng liều.