Trên ý tưởng của các anh, em vẽ lại trên phần mềm autocad nhé, anh em nào cần chỉnh sửa cho phù hợp kích thước bể nhà mình thì có thể dùng được. Địa chỉ load file: http://www.mediafire.com/?g0ixlakj5n2tm6x.
bản vẽ khá chi tiết, góp thêm ý kiến: tấm kiếng số 4 của ngăn lọc thứ 1 nên cắt ngắn bớt 1cm phía trên đề phòng nc tràn do bông lọc bị dơ -> nc kg thoát đc sẽ dẫn đến tràn ra ngoài. Cắt ngắn bớt 1cm thì khi nc tràn sẽ tràn qua ngăn thứ 2 chứ kg tràn ra ngoài. lỗ thoát nc của ngăn cuối cùng nên khoét to tý, khoảng Ø30 là ok, lớn thì kg sao, nhỏ quá nc kg thoát kịp thì ...rách việc. Còn không thì vát 1 góc của ngăn thoát nc, vát phía ốp sát hồ, khi đó nc sẽ theo đừơng vát qua lỗ vát của kiềng hồ -> xuống hồ, lúc đó tiếng ồn ào do nc chảy sẽ chấm dứt (đỡ nhức lỗ tai cho ai có hồ cá trong phòng ngủ^^) tò mò cho mình hỏi tý cái bảng: .....k/1 em trong bảng vẽ là gì vậy bạn^^ file cad đã edit: http://www.mediafire.com/?xxivx3b91xqwg0f file hình cho ae dễ thấy:
Ầy ầy. Cái bảng đó, ầy dà... Khó nói lắm bác ạ. Lời bác góp ý chí phải. Tại em bỏ cái hộp lọc của bộ lọc lên trên ngăn thứ nhất nên không để ý điều kiện thoát nước. Cảm ơn bác nhé.
Kinh nghiệm của mình thì tất cả các vách trên (số 4 trong hình) đều nên để thấp hơn một tí so với cạnh của hộp lọc, ngăn 1 nghẽn thì tràn sang ngăn 2, ngăn 2 nghẽn sang tiếp ngăn 3, ngăn 3 nghẽn sang tiếp ngăn 4. Nếu chỉ có vách trên đầu tiên làm thấp thì ngăn 1 sang đc ngăn 2 nhưng còn 2 ngăn đó đều nghẽn thì ra ngoài .. Ngoài ra lỗ thoát có thể làm ở mặt trc của hộp lọc, vì nhiều khi hộp lọc để lên giắng, để lỗ thoát ở dưới vướng víu khi kê.
bạn nói cũng có lý nhưng chủ yếu lá ngăn thứ I ngừơi ta mới để bông lọc, ngăn 2, 3,... chủ yếu là san hô, đá núi lửa, than hoạt tính.... nên khả năng nghẹt là rất thấp^^. Tuy nhiên phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh đó chứ^^