Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

Ảnh hưởng của NH3/ NH4 lên môi trường ao nuôi

Thảo luận trong 'Sinh_vật_cảnh' bắt đầu bởi paddock, 13/8/14.

  1. paddock

    paddock New Member

    Amoniac là chất độc hại được tích lũy trong quá trình nuôi. Ao nuôi được quản lý đúng cách, amoniac hiếm khi tích tụ tới nồng độ nguy hiểm. Tuy nhiên, amoniac có thể tạo thành cái gọi là hiệu ứng "gây chết", chẳng hạn như giảm tăng trưởng, chuyển hóa thức ăn kém và làm giảm khả năng miễn dịch ở những nồng độ thấp.
    Amoniac trong nước tồn tại ở một trong hai dạng là amoniac (NH3) hoặc các ion amoni (NH4+). Hàm lượng NH3 hiện diện trong môi trường nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó pH và nhiệt độ là hai yếu tố quan trọng nhất. Nếu nhiệt độ càng cao, hàm lượng oxy thấp thì tính độc NH3 càng cao.
    Các nguồn phát sinh amoniac
    Nguồn chính phát sinh amoniac trong ao là do vật nuôi bài tiết. Tốc độ bài tiết có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ thức ăn và hàm lượng protein trong thức ăn. Khi protein bị phân hủy trong cơ thể vật nuôi, một số hợp chất nitơ sẽ phân hóa để tạo thành protein, một số tạo thành năng lượng và một phần bài tiết qua mang tạo thành amoniac. Do đó, protein trong thức ăn là nguồn gốc của phần lớn amoniac trong ao.
    Một nguồn khác làm phát sinh amoniac là sự khuếch tán từ các lớp bùn lắng. Các lớp này phần lớn là các chất hữu cơ sản sinh từ tảo hoặc thức ăn bổ sung, các chất rắn từ bài tiết và các loại tảo chết lắng xuống đáy ao, nơi chúng bị phân hủy… Sự phân hủy các chất hữu cơ này sinh ra amoniac và khuếch tán vào nước.
    Các lựa chọn trong quản lý ammoniac
    Việc quản lý NH3 hay NH4 trong môi trường ao nuôi có nhiều phương pháp khác nhau. Thực tế là đa số các phương pháp chỉ được dùng cho các ao nuôi lớn, sử dụng trong nuôi thương phẩm. Cho nên, việc quản lý hay cân bằng lượng này trong nước cần phải được kiểm tra thường xuyên.
    Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại test để kiểm tra NH3, NH4. Trong đó, test NH4/NH3 của Sera là loại test được đa số người dùng đánh giá tốt, dùng cho ao nuôi trồng thủy sản.

    [​IMG]

    * Mỗi hộp bao gồm:
    - 2 lọ Sera NH4/NH3 Test Kit 15ml.
    - 1 ống nghiệm chia vạch.
    - Hướng dẫn sử dụng.

    [​IMG]

    * Cách sử dụng:
    1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
    2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
    3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
    4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
    5.Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3.
    6. Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
    Có thể tham khảo kết quả sử dụng test Sera ở bảng so màu tại đây.

    * Bảo quản:
    Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.

    [​IMG]

    * Chú ý:
    Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.

    [​IMG]

    Cùng với quá trình test, người nuôi có thể dùng các phương pháp: Ngừng hoặc giảm tỉ lệ cho ăn, tăng cường sục khí, bón vôi, bón phốt pho, giảm/ tăng độ sâu của ao, thay nước, sử dụng vi khuẩn, thêm axit,…
    Tuy nhiên, về mặt thực tế thì có không nhiều các biện pháp hiệu quả. Vì thế, thả cá với mật độ hợp lý, thu hoạch thường xuyên để đảm bảo cá không quá lứa, và sử dụng thực hành cho ăn tốt nhằm tối ưu hóa hệ số thức ăn (FCR) của cá là biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra vấn đề.
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/8/14

Chia sẻ trang này