Thân chào các bạn. Hôm nay tôi xin chia sẻ tiếp (và đầy đủ) cùng các bạn về việc “sống chung với dịch covid 19 và điều kiện để chấm dứt sống chung với covid 19”. Mong rằng các bạn xem rằng đây là việc làm của 1 người bạn siêng năng tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp rồi đưa ra dự đoán HƠN LÀ xem đây việc làm của một người “đá lộn sân”. Bạn nào đã biết rồi, xin bỏ qua. Bạn nào thấy có sai, sót; xin vui lòng sửa đổi bổ sung. Xin cảm ơn. 1/ Về phương diện y học, tại sao WHO và các nhà khoa học phải đi tìm nguồn gốc của virus Sars coV - 2? …Theo như tìm hiểu, người ta lấy bộ GEN NGUỒN của virus để điều chế và sản xuất vaccine. Làm như vậy thì vaccine mới có khả năng ngăn ngừa virus hoàn toàn. … Nhưng cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của virus Sars coV - 2. Báo nhandan.vn ngày 12/02/2021 đã chỉ rõ virrus phát hiện tại TQ vào đầu tháng 01/2020 CŨNG CHỈ LÀ một biến thể đầu tiên mang tên Biến thể D614G (xin xem https://nhandan.vn/khoa-hoc/nhung-dieu-can-biet-ve-cac-bien-the-cua-sars-cov-2-635321/). Và như vậy, cho đến nay vẫn chưa có bộ gen nguồn để điều chế vaccine. … Vậy vaccine hiện nay được điều chế căn cứ trên bộ gen nào? Và tác dụng đến đâu? 2/ Trong bài này, xin phép chỉ đề cập đến các loại vaccine của Anh Mỹ mà thôi. Theo đó, các công ty sản xuất vaccine đã tạo ra một bộ gen nguồn GIẢ LẬP, MÔ PHỎNG bộ gen nguồn của virus Sars coV - 2 CĂN CỨ TRÊN BỘ GEN CỦA CÁC BIẾN THỂ mà họ có được. … Do đó, chúng ta dễ thấy rằng vaccine chỉ có tác dụng giới hạn, chỉ có tác dụng một phần mà thôi. Hiện vaccine làm người bệnh bị nhiễm nhẹ hơn, lượng virus ít hơn, sức sống virus kém hơn, khả năng lây nhiễm thấp hơn, khó bị tử vong… … Điều này mới giải thích được tại sao nhân viên bênh viện Nhiệt đới Tp.HCM dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine nhưng vẫn bị nhiễm bệnh (không nặng như người chưa tiêm). (https://tuoitre.vn/vi-sao-nhan-vien...doi-tp-hcm-mac-covid-19-20210612211313095.htm) … Vậy việc truy tìm nguồn gốc đang diễn ra như thế nào và chúng ta phải xử lý ra sao? 3/ Hiện nay, nguồn gốc virus Sars coV - 2 vẫn là một câu hỏi (xin xem https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nguo...-cau-hoi/f4a1f446-0769-43cb-8150-08136e1fa8f7). Và chúng ta phải chấp nhận sống chung với dịch (xin xem https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietna...-trong-tu-duy-chong-dich-covid-19-770775.html) Chưa có vaccine tốt nhất, các biến chủng luôn là mối đe doạ, vaccine hiện có chỉ ngăn ngừa một phần; cho nên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã có bước ngoặc trong tư duy chống dịch covid 19, khẳng định sống chung với dịch là một thực tế cần thừa nhận và chấp nhận. … Không có vaccine từ bộ gen nguồn, vaccine hiện nay luôn chạy theo các biến chủng. Hiện đã có quốc gia tính tới việc tiêm mũi thứ 3. Và có người cho rằng sẽ có mũi thứ 4, thứ 5... … Vậy thì bao giờ mới chấm dứt sống chung với dịch? 4/ Chấm dứt sống chung khi có vaccine từ bộ gen nguồn là hy vọng mong manh. Tôi thấy chỉ còn khả năng là khi và chỉ khi thoả mãn các điều kiện mà tôi đã dự đoán và chia sẻ cùng các bạn. Đó là: “Chúng ta chỉ chấm dứt sống chung với covid 19 khi và chỉ khi: Tốc độ tiêm chủng vaccine theo kịp tốc độ biến chủng của covid 19 đồng thời thuốc chữa trị covid 19 phải hữu hiệu một cách phổ biến, rộng khắp. Có như vậy mới hy vọng tạo ra miễn dịch cộng đồng, mới chấm dứt sống chung với covid 19.” 5/ Cần tránh suy nghĩ lệch lạc, sai lầm, nguy hại: Tôi có đưa em sống trong chúng cư có nhiều hộ bị dịch. Nó bi quan nói rằng: “Thôi bây giờ bị trước - hết trước”. (Nguyên văn là: “Chiến lược bây giờ là bị trước - hết trước). Tức là nhiễm bệnh chắc chắn sẽ hết bệnh. Tức là nhiễm bệnh sẽ không chết. Tức là hết bệnh rồi sẽ không bị tái nhiễm. THẬT LÀ SUY NGHĨ NGUY HIỂM. Báo Công an nhân dân đã có bài về việc bị tái nhiễm đã xảy ra (xin xem https://cand.com.vn/Binh-luan-quoc-...ua-nhung-nguoi-da-khoi-benh-COVID-19-i562508/) 6/ Ai có kinh nghiệm sống chung với dịch, có kinh nghiệm sống chung với F0 xin chia sẻ cho mọi người. Tôi thấy rằng: dù đã bị bệnh và đã hết bệnh, dù đã tiêm đủ 2 mũi; chúng ta vẫn nên thực hiện 5K và tới đây là 5T (xin xem https://nld.com.vn/suc-khoe/sau-5k-bo-y-te-ra-thong-diep-5t-co-gi-dac-biet-20210901180825128.htm). Chúng ta phải chấp nhận sống chung với dịch. Chúng ta buộc phải trở lại cuộc sống bình thường, phải đi làm... Cho nên việc phòng tránh lây nhiễm rất quan trọng. Nếu bản thân hoặc có người thân bị nhiễm thì kinh nghiệm thực tế rất quý. Ngoài thực hiện 5K và 5T, các trường hợp cụ thể rất đáng học hỏi. RẤT MONG ĐƯỢC CHIA SẺ.
CẬP NHẬT, BỔ SUNG THÔNG TIN 1/ Truy tìm nguồn gốc virus Sars coV -2 để dùng bộ gen nguồn điều chế vaccine ngăn ngừa hoàn toàn dịch bệnh. 2/ Vaccine hiện nay được điều chế từ bộ gen giả lập nên tác dụng hạn chế. Ngày 07/09/2021 Hà Nội thêm 5 ca Covid-19, có 1 người từng nhiễm SARS-CoV-2 năm 2020. https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ha-noi-them-5-ca-covid-19-co-1-ca-phat-hien-tai-cong-dong-772613.html https://dantri.com.vn/suc-khoe/f0-m...thang-chuyen-gia-noi-gi-20210907125258285.htm 3/ Truy tìm nguồn gốc virus Sars coV -2 còn ít hy vọng. Tiêm vaccine phải tùy thuộc tình hình các biến chủng. Chấp nhận sống chung với dịch. Ngày 05/09/2021, Báo Dân trí: Israel tính tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 4. https://dantri.com.vn/the-gioi/israel-tinh-tiem-lieu-vac-xin-covid19-thu-4-20210905112529356.htm 4/ Miễn dịch cộng đồng là giải pháp chấm dứt sống chung với dịch. Ngày 09/07/2021: Năm 2022 Việt Nam có thể đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vaccine COVID-19 https://laodong.vn/y-te/nam-2022-vi...ong-dong-nho-tiem-vaccine-covid-19-928664.ldo Ngày 08/09/2021, WHO nói không thể xóa sổ Covid 19 https://dantri.com.vn/the-gioi/who-khong-the-xoa-so-covid19-20210908070308604.htm 5/ Bác bỏ các suy nghĩ nguy hại, tin giả, ảnh châm biếm hai hước gây ngộ nhận về covid 19. 6/ Quy định, kinh nghiệm phòng chống dịch và sống chung với dịch Ngày 06/09/2021, Báo Tuổi trẻ: Có nên cho người tiêm 2 mũi vắc xin đi làm, buôn bán trở lại? Phương án ra sao?
Báo Vietnamnet 'Cơ hội cuối cùng' để xác định nguồn gốc virus corona 14/10/2021 11:11 GMT+7 WHO cho rằng nhóm cố vấn mới được thành lập được xem là 'cơ hội cuối cùng' để xác định nguồn gốc dịch Covid-19. Việt Nam nhận thêm gần 2 triệu liều vắc xin Pfizer do Mỹ trao tặng Kết luận mới về vắc xin Moderna, bang Mỹ cấm tiêm chủng Covid-19 bắt buộc Ông Duterte muốn 'tiêm lén' vắc xin Covid-19 cho những người do dự Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 13/10 đã công bố danh sách 26 thành viên của nhóm cố vấn khoa học về nguồn gốc mầm bệnh mới (SAGO). Nhóm chuyên gia này sẽ có nhiệm vụ xác định, đánh giá các mầm bệnh mới và cách để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Các quan chức WHO cho biết, SAGO sẽ đánh giá cả các nghiên cứu gần đây, bao gồm những nghiên cứu mô tả loài dơi có liên quan mật thiết đối với virus corona, và tư vấn cho tổ chức về những nghiên cứu cần thiết trong tương lai, trong đó có thể có cả các nghiên cứu trên thực địa ở Trung Quốc. Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters, dẫn lời Mike Ryan, Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng SAGO có thể là cơ hội cuối cùng để xác định nguồn gốc virus corona. "Đây là cơ hội tốt nhất của chúng ta và cũng có thể là cơ hội cuối cùng để hiểu được nguồn gốc của loại virus này", ông Ryan cho biết trong cuộc họp báo hôm 13/10. Hồi đầu năm nay, một nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu đã đến Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, và dành 4 tuần cùng các nhà khoa học Trung Quốc tìm hiểu nguồn gốc của dịch bệnh ở thành phố này cùng các khu vực lân cận. Báo cáo chung của nhóm nghiên cứu hồi tháng 3 kết luận khả năng virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra". Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cuộc điều tra này bị cản trở do thiếu dữ liệu về những ngày đầu dịch bệnh bùng phát, đồng thời kêu gọi mở thêm các cuộc điều tra khác. "Không thể loại trừ khả năng xảy ra tai nạn trong phòng thí nghiệm cho đến khi có đủ bằng chứng để làm điều này, và những kết quả điều tra sẽ được chia sẻ công khai”, ông Ghebreyesus và hai quan chức hàng đầu khác của WHO viết trong một bài báo trên tạp chí Science. Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó với Covid-19 của WHO, cũng hy vọng sẽ có thêm các cuộc điều tra mới của SAGO về nguồn gốc Covid-19, đồng thời kêu gọi sự hợp tác của Trung Quốc trong cuộc điều tra này. Bà Kerkhove cho rằng, các thông tin về xét nghiệm kháng thể người dân ở Vũ Hán trong năm 2019 là "rất quan trọng". Tuy nhiên, ông Chen Xu, Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, hôm 13/10 cho rằng hoạt động của SAGO không nên bị "chính trị hóa", đồng thời nhấn mạnh các nhóm điều tra quốc tế đã được cử đến Trung Quốc tới hai lần, nên "đã đến lúc phải gửi các nhóm chuyên gia của WHO đến các nước khác”. "Tôi tin rằng việc nghiên cứu khoa học của chúng ta phải là những nỗ lực chung dựa trên khoa học chứ không phải dựa vào các cơ quan tình báo”, ông Chen Xu tuyên bố. Việt Anh.
vietnamnet Lời cảnh báo của nhà khoa học phát hiện ra biến thể Omicron đầu tiên 30/11/2021 12:38 GMT+7 Nhà virus học Alex Sigal nhận định: "Đây có lẽ là loại virus đột biến nhất mà chúng ta từng biết". Ông cảnh báo, nếu châu Phi còn chậm trễ trong việc tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến. Việt Nam làm gì để đối phó với biến thể Omicron? TP.HCM lên kế hoạch ứng phó thế nào với biến thể Omicron? Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện nhiễm biến thể Omicron Các nhà nghiên cứu Covid-19 mặc đồ bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm nguy cơ sinh học an ninh cao của Viện Nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi. Đó là nơi họ đang nuôi cấy biến thể Omicron được thử nghiệm trên máu của những người đã tiêm chủng đầy đủ cũng như những người từng nhiễm Covid-19 trước đó. "Đây có lẽ là loại virus đột biến nhất mà chúng ta từng biết", nhà virus học Alex Sigal đánh giá. Ông là người đứng đầu nhóm nghiên cứu lần đầu tiên xác định được biến thể Omicron. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang đi giải mã những bí ẩn quanh biến thể Omicron. Ảnh minh họa: Reuters Biến thể Omicron có hơn 50 đột biến - với hơn 30 đột biến trong protein gai - tăng cường khả năng lây nhiễm virus vào cơ thể. "Virus luôn là một cái gì đó mới, liên tục làm chúng ta ngạc nhiên", ông Sigal nói. Trong vòng 36 giờ kể từ khi phát hiện ra biến thể mới, các nhà khoa học của Nam Phi đã báo động cho thế giới. Một số quốc gia đang cấm những chuyến bay từ một số quốc gia ở miền nam châu Phi trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Nhóm của nhà virus học Sigal đang hợp tác với các nhà khoa học khác để tìm hiểu liệu biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao hơn hay tránh được khả năng miễn dịch hay không. Phòng thí nghiệm đã nhận được nhiều yêu cầu gửi các mẫu Omicron. Họ đã đóng gói và chuyển mẫu đến các viện nghiên cứu khác trên khắp đất nước. Trong khoảng 10 ngày tới, các nhà khoa học sẽ biết liệu các loại vắc xin Covid-19 có thể ngăn chặn Omicron hay không. Ông Sigal tin tưởng, các loại vắc xin hiện có vẫn cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng và phải nhập viện. Nhưng chuyên gia này cảnh báo, nếu châu Phi còn chậm trễ trong việc tiêm chủng, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến. Omicron chủ yếu lây nhiễm cho những người trẻ tuổi ở châu Phi. Các bác sĩ ở Nam Phi cho biết những người bị nhiễm phần lớn có các triệu chứng nhẹ. Ở châu Phi, mới 6% dân số tiêm đủ 2 mũi. Nam Phi là quốc gia có tỷ lệ chủng ngừa cao nhất cũng chỉ đạt 35% dân số, theo thống kê của Bộ Y tế nước này. An Yên (Theo CBS)
VNEXPRESS WHO cảnh báo 'nguy cơ rất cao' từ Omicron WHO cho rằng Omicron đặt ra nguy cơ rất cao trên toàn cầu, nhưng nhấn mạnh còn nhiều yếu tố chưa rõ ràng về biến chủng này. "Nguy cơ tổng thể liên quan tới biến chủng đáng lo ngại Omicron vẫn ở mức rất cao vì hàng loạt lý do", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong báo cáo công bố hôm 12/12, nhấn mạnh một số dấu hiệu cho thấy những người đã tiêm chủng hoặc từng mắc Covid-19 có thể không tạo đủ kháng thể để ngăn chủng Omicron, dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao và "những hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên, WHO cũng cảnh báo còn nhiều điều chưa rõ ràng về Omicron. Các đánh giá sơ bộ cho thấy Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn Deta, nhưng vẫn cần thêm dữ liệu để xác định liệu nó có kém nguy hiểm so với những biến chủng trước đây không. Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 tại thủ đô Berlin của Đức hôm 6/12. Ảnh: Reuters. "Ngay cả khi triệu chứng của Omicron nhẹ hơn Delta, tỷ lệ nhập viện vẫn sẽ gia tăng vì khả năng lây nhiễm cao. Điều này có thể đặt thêm gánh nặng lên hệ thống y tế và khiến nhiều người tử vong hơn", báo cáo có đoạn. WHO cho biết sẽ có thêm nhiều dữ liệu trong những tuần tới vì độ trễ thời gian từ lúc người bệnh nhiễm virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford của Anh hôm qua cũng công bố kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, cho thấy tỷ lệ kháng thể trung hòa với Omicron đã suy giảm đáng kể ở những người đã tiêm hai liều vaccine Covid-19. Biến chủng Omicron được phát hiện đầu tiên tại Botswana vào ngày 11/11 và được Nam Phi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 24/11, hiện đã xuất hiện ở trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù WHO xếp Omicron vào danh sách biến chủng đáng lo ngại, đến nay chưa có dữ liệu chính xác về mức độ lây lan hay độc lực của nó. Anh hôm qua thông báo ca tử vong đầu tiên tại nước này do chủng Omicron, nhưng không cho biết chi tiết về bệnh nhân. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết Omicron lây lan với tốc độ "chưa từng thấy trước đây", nhận định nó nhiều khả năng đang chiếm tới 40% ca nhiễm ở thủ đô London. Số ca nhiễm tăng gấp đôi cứ sau hai đến ba ngày. Chúng ta đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới và trở lại cuộc chạy đua giữa vaccine và virus", ông nói, thêm rằng triệu chứng của người nhiễm Omicron có thể nhẹ hơn các chủng khác, nhưng tốc độ lây nhiễm cao có thể khiến hệ thống y tế quá tải. Thế giới đã ghi nhận gần 271 triệu ca nhiễm nCoV và hơn 5,3 triệu ca tử vong vì Covid-19, trong khi gần 242 triệu người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers. Vũ Anh (Theo Reuters)