5 bước thiết lập hồ nuôi cá rồng Robert Khaw - www.ArowanaSecrets.com Việc sở hữu một hồ nuôi cá rồng dường như là một quy trình phức tạp vốn đòi hỏi việc trang bị hàng tấn kiến thức và phụ kiện nhưng thật ra chỉ cần thực hiện 5 bước để nuôi cá rồng một cách thành công. Một khi đã chuẩn bị mọi thứ, bạn có thể dễ dàng bắt cá về nuôi trong vòng 3 ngày. Trên thực tế, phần lớn khoảng thời gian 3 ngày chỉ việc chờ đợi để nước đủ điều kiện. Vậy hãy bắt đầu nhé! Bước 1 - Chuẩn bị hồ cá Cá rồng là một trong số những loài cá cảnh nước ngọt lớn nhất. Cá rồng có thể lớn đến 100 cm vì vậy hồ cá phải dài tối thiểu 1m2. Chúng tôi đề nghị hồ nuôi cá rồng có kích thướcnhư sau 180 cm x 75 cm x 60 cm (dài x rộng x cao). Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm giúp cá lớn đến kích cỡ tối đa. Hồ nhỏ hơn sẽ hạn chế hay làm chậm sự tăng trưởng của cá rồng. Điều kế tiếp liên quan đến hồ cá mà chúng ta cần quan tâm là màu phông nền. màu đen hay sẫm phù hợp với huyết long hơn trong khi màu trắng hay sáng lại phù hợp với kim long hơn. Độ cao của hồ phải được điều chỉnh ngang tầm mắt để dễ bề ngắm cá. Và đảm bảo rằng hồ có nắp đậy chắc chắn để ngăn không cho cá nhảy ra ngoài. Bước 2 - Lắp đặt hệ thống lọc Với hồ nuôi cá rồng, máy bơm chìm thường được sử dụng. Thông thường, máy bơm chìm được kết hợp với một máy bơm ngoài để lưu chuyển tốt hơn. Máy bơm chìm nhìn chung rẻ hơn nhưng bởi vì nằm hoàn toàn trong nước nên nó chiếm không gian và kém thẩm mỹ, nhưng lại tiện lợi và khá hiệu quả. Máy bơm ngoài mạnh hơn nhưng đòi hỏi nhiều không gian bên ngoài hồ cá. Cả hai loại máy bơm đều được lắp đặt với một số chất liệu lọc chẳng hạn như cotton, cotton sinh hóa, bi sinh học, vòng gốm và vòng thủy tinh. Bước 3 - Xử lý nước Việc xử lý nước là rất cần thiết đối với sự sống và tăng trưởng của cá rồng. Xử lý nước tốt đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ thồng lọc sinh học tối ưu mà nó thúc đẩy vi khuẩn phân hủy amino acid và tiêu thụ protein. Với nhiều người chơi cá, kỹ thuật xử lý nước còn tinh tế hơn cả bản thân việc nuôi cá. Ngày xưa, trạng thái tinh tế này cần nhiều thời gian để hình thành nhưng hiện tại, vô số hóa chất có thể ngay lập tức đưa vi khuẩn có ích vào nước hồ và điều này giúp thúc đẩy quá trình xử lý nước một cách đáng kể. Một khi hệ thống vi sinh được hình thành, điều mà bạn cần làm tập trung gia tăng lượng ô-xy trong nước, và điều chỉnh độ pH và độ cứng. Độ pH pH thể hiện mức độ acid hay kiềm của một dung dịch, mức độ trung hòa là 7, pH tăng khi độ kiềm tăng và pH giảm khi acid tăng. Thang đo độ pH thông thường từ 0 đến 14. Cá rồng thích hợp với nước mềm và acid. Bởi vì xuất xứ từ các con sông vùng Đông Nam Á, chúng đòi hỏi độ pH từ 5.5 đến 7. Nước phải hơi có tính acid. Một trong những bí mật về màu sắc tươi sáng của cá rồng là độ pH phải nằm trong tầm này. Các nhà lai tạo cá rồng giàu kinh nghiệm đều cho rằng nước có tính acid sẽ cải thiện màu sắc của cá rồng thông qua các hóa chất phụ trợ. Một thuận lợi khác của nước acid nhẹ đó là lượng ammonia phát sinh từ thức ăn thừa và chất thải sẽ được chuyển hóa thành chất ammonium vô hại. Độ cứng Độ cứng phụ thuộc vào thành phần nước. Nó bao gồm những thành phần và khoáng chất như can-xi, ma-nhê và sắt. Độ cứng được phân thành hai nhóm, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Độ cứng tạm thời bao gồm bicarbonate ma-nhê hay can-xi, độ cứng vĩnh viễn bao gồm sulphate hay chlorite ma-nhê. Nước càng ít những khoáng chất này thì càng “mềm”. Cá rồng sống và phát triển trong điều kiện nước mềm bởi vậy nước cứng tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống thẩm thấu của chúng. Mang cá rồng giúp chúng hô hấp và cân bằng lượng muối bên trong cơ thể. Khi nước hơi mềm, cá có thể loại bỏ muối một cách dễ dàng mà không cần phải nỗ lực nhiều và không tạo áp lực cho mang. Bước 4 – Chiếu sáng Chiếu sáng cực kỳ quan trọng với cá rồng. Chiếu sáng thích hợp có thể giúp phát triển màu sắc cá rồng. Mặc dù ánh sáng mặt trời giúp cá lên màu, nhưng xin lưu ý rằng chiếu sáng trực tiếp không phải là ý hay bởi nó khiến nhiệt độ tăng quá cao ảnh hưởng đến sức khỏe của cá rồng. Quá nhiều ánh sáng cũng khuyến khích tảo bùng phát. Khi bật hay tắt đèn hồ, luôn sử dụng đèn phòng làm bước đệm để cá không bị sốc. Chẳng hạn, nếu bạn muốn tắt hết tất cả đèn, hãy tắt đèn hồ trước nhưng vẫn để đèn phòng. Một lúc sau mới tắt nốt đèn phòng. Điều này giúp tránh sự thay đổi đột ngột về chiếu sáng khiến cho cá hoảng sợ và chạy cuống cuồng, điều khiến chúng va vào các vật dụng hay chính thành hồ. Bước 5 – Thức ăn Giống như những loài cá ăn tạp khác, có hai loại thức ăn chính mà bạn có thể cho cá rồng ăn – thức ăn tươi và thức ăn viên. Hầu hết cá rồng đều chuộng thức ăn tươi. Ưu điểm của thức ăn tươi là nó khiến cho cá rồng linh động và duy trì bản năng hung dữ tự nhiên của chúng. Tuy nhiên, thức ăn tươi dễ chứa vi khuẩn và ký sinh, từ đó có thể lây nhiễm cho cá rồng. Nhái – Nhái rất bổ với cá rồng và dễ giữ sống để cho ăn. Nhái có thể sống lâu đến 3-4 ngày mà không cần cho ăn, chỉ việc thay nước hàng ngày. Tép – Tép hơi có vấn đề bởi vì cần bơm ô-xy để giữ chúng sống. Chúng cũng cần nhiều không gian hơn. Tép quá đông có thể giết lẫn nhau. (Khi mua tép lớn, cần cắt bỏ râu và gai đầu trước khi cho cá rồng ăn) Dế - Dế rất giàu protein, vitamin và khoáng chất. Rất nhiều nhà lai tạo cá rồng cũng tin rằng dế là thực phẩm yêu thích của cá rồng. Cá mồi – Cá là nguồn protein tuyệt vời cho cá rồng nhưng chúng thường chứa nhiều vi khuẩn mà khi ăn vào, cá sẽ bị lây nhiễm. Thức ăn viên – Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhưng bởi vì phi tự nhiên, nên cần mất thời gian để cá rồng chịu ăn.
Nguyên văn là "glass ring", mình tra trên mạng thì thấy không phổ biến lắm, có lẽ được pha thêm cát (tức silic) nên gọi là thủy tinh cho sang!
Cám ơn bài viết của anh . Nhưng e có 1 thắc mắc cần nhờ a Nếu có thể thì a gửi cho e 1 vài tấm hình về máy lọc thông dụng của hồ và côt đo độ pH đc k a . Cám ơn anh
Bỏ vỏ trái cam vào nước máy đã ủ trong thùng nhiều ngày để thay nước cho bể cá rồng thay vì 1 trái , có tạo ra vitamin C trong nước không anh.