Liên hệ quảng cáo: anh Nguyễn Long Khánh (mobile: 0907 707 171 - nick: nlkhanh - email: longkhanh1963@gmail.com)

HTD ( Haft Thumbnail Dorsal) --- BDS ( Big Dorsal)

Thảo luận trong 'Tổng hợp - Kinh nghiệm về cá bảy màu' bắt đầu bởi phudu, 31/5/16.

  1. phudu

    phudu Active Member

    HTD và BDS : cùng chỉ về vây lưng của cá bảy màu.

    -BDS: vây lưng to.cụm Từ mang nghĩa tổng quát. Không rõ ràng cụ thể.
    -HTD: vây lưng to bằng nữa móng tay cái. Cụm Từ mang nghĩa tương đối cụ thể. Vì sao Tôi gọi là tương đối. Bởi vì móng tay cái của người Trưởng Thành thì ko phải ai cũng to như nhau.

    Về nghĩa của từ, thì rõ ràng chúng ta đang dùng sai HTD để chỉ dòng vây lưng nhỏ. Theo tôi thì HTD phải “ngon” hơn BDS.

    Nhiều người hỏi “Cá Chuẩn BDS”. Cái này thì bó tay. Nếu có thì chuẩn BDS chính là HTD. Nghĩa là vây lưng phải to hơn hoặc bằng nữa móng tay cái.

    -Cuối cùng thì giá trị con cá không phải chỉ nằm ở cái vây lưng. Nó phụ thuộc cả ( màu sắc, hình dáng thân, đuôi, sức khỏe, độ tuổi). con cá bảy màu mà suốt ngày đứng 1 chỗ thì nuôi betta cho nó lành.
    Khách quan mà nói về độ đẹp, lộng lẫy. guppy ko hơn được những loài cá khác( betta, cá dĩa, phượng hoàng, ông tiên,…..). Tôi hỏi đa số người chơi guppy quen. Người ta đều nói”, chuyển từ chơi cá khác sang nuôi Guppy vì thấy nó vui mắt bơi tung tăng, đòi ăn theo bầy.

    Tóm lại:
    + Full Red: là dòng full red cổ điển thường bị thiếu ít màu đỏ trên thân, vây lưng rất nhỏ.
    +Full Red BDS: là dòng full red có vây lưng to, màu tươi đều ( còn to bao nhiêu và như thế nào thì tôi có viết bên cabaymau.net. bên trang này hình như đóng rồi) Post lại bên dưới.
    +Full red HTD: là dòng FR BDS tuyển, đạt tiêu chuẩn vây lưng to hơn hoặc bằng nữa móng ngón tay cái.( cá trên 3 tháng)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/6/16
    vnreddevil thích bài này.
  2. phudu

    phudu Active Member

    Những tiêu chí cơ bản lựa chọn cá bảy màu.



    Cần nói rõ là ở đây Tôi ko đủ khả năng để viết về tiêu chuẩn để lựa con cá đi thi, đi dự triển lãm cá. Các bài viết về tiêu chuẩn cá bảy màu đầy đủ đã được viết ở nhiều diễn đàn.



    Vì sao tôi viết, bởi vì các tiêu chuẩn cá dự thi, đọc khó mà nhớ, khó mà áp dụng, hơn nữa để hiểu đẩy đủ thì chỉ có những dân rất chuyên nghiệp mới nhớ, mới hiểu nỗi. Tôi nêu những tiêu chí, kinh nghiệm rất cơ bản mà những ai đã từng nuôi cá bảy màu đều có thể hiểu được, nhớ được và quan trọng là áp dụng được để đi mua con cá khỏi bị lầm hàng.



    1)Thể chất, sức khỏe con cá:


    Tiêu chí hàng đầu, vì cá bảy màu giống thái vốn đã khó nuôi( nhất là dòng Abino), yếu, dễ bệnh, dễ chết. Nếu các bạn còn mua đụng con cá ốm yếu, mang mầm bệnh thì cơ hội để cá sống và phát triển là rất thấp. với những bạn chưa có kinh nghiêm về bệnh cá, cơ hội này là = 0. Cá chết rồi thì có đẹp như tiên cũng về với cát bụi.



    -Cá khỏe là khi chưa cho ăn trong 1 buổi, vẫy tay ( kể cả chạm tay vào hồ nếu là hồ kính ) cá bu đến đòi ăn. Cái này cũng khó vì người mua cá sao biết được, nếu người nuôi bảo mới cho ăn.

    -Nhìn thẳng đứng(trên xuống), thân cá mập mạp, hoặc thon đều, ko ốm.

    -Cá bơi lội nhanh nhẹn đối với cá dưới 3 tháng. Cá trên 3 tháng tuy ít bơi hơn nhưng ko nằm 1 chỗ. Cá ko lắc, dáng bơi bình thường, vững chắc.

    -Cá ko có những màu lạ trên thân ( đốm trắng, đốm đỏ, mảng màu bi đen sẫm).

    -Phân cá dưới đáy hồ phải màu đen, đen xám ko có lẫn màu trắng, vàng.

    -Cá khỏe chỉ nỗi trên mắc nước khi mới cho ăn trong vòng 1 giờ hơn. Còn lại nếu cá cứ bơi mãi trên mặt nước thì cá có vẫn đề.



    Thông thường những trại cá, người ta cho ăn vào buổi sáng tầm 7-8 giờ, chiều 4-6h có người ngủ muộn hoặc bận thì cho ăn trể hơn, tầm <9h. còn những bạn nuôi ít, giờ giấc ko ổn định thì chịu.

    Và cuối cùng thì quan trọng vẫn chính là uy tính của trại cá, vì ko ai hiểu sức khỏe con cá hơn người nuôi.



    2)Tuổi của cá bảy màu:


    Tùy dòng cá mà tuổi con cá thể hiện ra ngoài khác nhau, nhưng vẫn có 1 số điểm chung nhất định. Và tất nhiên tùy vào người nuôi, ở đây tôi nói mức trung bình.



    -cá 1 tháng: bắt đầu có màu, nhất là đuôi, có thể phân biệt trống mái. Cá trống bộ phận sinh dục nhọn, cá mái vây gần bộ phận sinh dục tà, cong.

    -cá 1.5 tháng: màu bắt đầu rõ dần ở phần thân. Cá chưa lên màu đủ. Đuôi chưa bung ra nhiều.

    -Cá 2 tháng : màu đã lên nhiều, vẫn còn thiếu nhất là phần đầu. đuôi bắt đầu bung.

    -Cá 2.5 tháng: cá đã phát triển đầy đủ, tuy nhiên chưa phải tuổi đẹp nhất.

    -Cá 3 tháng: cá phát triển gần như toàn diện, cá đẹp nhất vào tuổi này. Đuôi, màu bung hết. Vây lưng dài đến gốc đuôi.

    -Cá 4 tháng: cá bắt đầu già, ít ăn, ít bơi, nhưng vẫn đẹp và linh hoạt. thân hơi có độ cong chút xíu.

    -Cá 5 tháng: cá hơi già, thân cong hơi nhiều, đuôi bắt đầu nhăn, màu bắt đầu có sự biến đổi( nếu nuôi tốt thì màu vẫn OK)

    - Cá trên 6 tháng: cá ít bơi, bơi rất chậm, đuôi nhăn nhiều, màu đuôi có mảng tối.



    Đối với cá mái thì tầm 2 tháng đẻ lứa đầu ( 2-10 con).

    Lứa 2 cách lứa đầu tầm 10-15 ngày (20-40 con)

    Lứa 3 cách lứa 2 tầm 4 tuần (40-60 con)

    Lứa 4 cách lứa 3 tầm > 1 tháng trên 60 con

    Lứa 5 cách lứa 4 tầm > 1 tháng trên 60 con.

    Lứa 6 trở đi khó, khá lâu vì cá mái đã già.





    + Nếu muốn lựa cặp cá đẹp nhất, thì nên chọn cá 3 tháng.

    + Nếu muốn chọn cá giống, chuẩn thì nên chọn cá 2 tháng, vì nhiều con cá càng về già nó càng khó thấy khuyết điểm, Khuyết điểm bộc lộ rõ nhất vào lúc cá 2 t-2.5 t.



    3) Màu sắc:



    Mỗi người có 1 sở thích về màu sắc khác nhau có người thích đậm, thích nhạt, v.v.. rất nhiều màu sắc, nhưng chung quy có thể phân thành 3 loại chính.

    -Đơn sắc (full red, full balck….)

    -Đa sắc ( hòa lan đá, bảy màu chợ…) miễn bàn. Hòa lan thì nói hơi bị nhiều.

    -Hoa văn ( loại này thì rất nhiều, hết sức đa dạng, khó mà nói hết)



    Hoa Văn:

    Có nhiều người nói hoa văn nhuyễn thì đẹp. Theo tôi, đẹp nó khác chuẩn, nên miễn bàn. Hãy để cho từng người cảm nhận cái đẹp bằng chính đôi mắt của mình, ko nên để đôi mắt của mình trở thành đôi mắt của người khác. Sở thích của mình phụ thuộc vào sở thích người khác.

    Cơ bản thì hoa văn phải đều , ko bị lỗi , đứt vân, sọc. cá dòng nào thì theo dòng đó, ko bị lem, nhiễm các màu khác.



    Đơn sắc:

    Màu sắc nên tươi, đều màu, ko có chỗ nhạt, chỗ đậm.

    -như dòng Full red đỏ càng rực rỡ thì càng tốt.

    -Full black: đen càng đen đậm, đen như hắc ín càng tốt.

    .v.v.

    -Độ bao phủ của màu trên con cá càng nhiều càng tốt. đối với cá 3 tháng trở lên màu sắc phải phủ toàn thân ( trừ ngực cá).



    4) Phần đầu và thân:



    Đầu và thân thon đều, gốc đuôi vững, ko nhỏ. Ko bị đầu to đuôi tóp. Hông bụng ko bị trương, xù vẩy.



    5) Phần đuôi:

    Chỉ đề cập đến dạng đuôi phổ biến là đuôi bung hình quạt.



    Ko bị mất màu, thiếu màu đối với cá trống, ( cá mái có thể chấp nhận được tại vì cá mái nó ko đủ màu đuôi nhất là đối với Full red.) có nhiều người nói, trước đây cá nhập về nó đã như vậy, chỉ là thiếu nhiều hay ít thôi.



    Đuôi ko cần phải quá lớn vì nếu quá lớn nó sẽ bơi yếu, chậm chạp ( có lợi thì cũng có hại) .



    Theo tôi thấy , khá chuẩn là độ bung rộng của đuôi ( khoảng cách 2 mút đuôi) tương đương với chiều dài tính từ đầu đến gốc đuôi . ( cá trống). Cá mái thì độ rộng đuôi > 1 nữa chiều dài cá.



    6)Vây lưng:


    Có người bảo vây to là đẹp, vây dài là đẹp. vậy to thế nào, dài thế nào, bao nhiêu. Hầu như ko rõ ràng, như thế nào là to? như thế nào là nhỏ?



    Con người cũng vậy. Nhiều người ngũ quan đẹp, nét nào cũng đẹp(mắt to, mũi cao,má bầu, lúm đồng tiền, cằm chẻ, môi mọng.. v.v.), nhưng nhìn chung lại ko đẹp, thậm chí là xấu. Tại vì nó ko hài hòa, nhất là về kích thước.



    Phần này theo tôi thì xét dựa trên độ hài hòa về kích thước.



    -Vây lưng bung dựng, tất nhiên là đẹp, vì theo tự nhiên nó thể hiện con cá sung sức,mạnh mẻ, khí thế.

    Nhưng khi xem cá, ko nhất thiết là vây dựng vì con cá nó luôn có lúc này lúc khác, ko khi nào vây lưng nó dựng lên mãi được. có lên tất có xuống. ( lúc cá ăn nhất là bobo, artemia) cá nó sẽ bơi lên bơi xuống, nên vây dựng, lúc kè mái vây nó cũng sẽ dựng.



    Độ dài:

    cá 3 tháng, vây lưng dài đến chấm gốc đuôi là đạt( cá càng già vây càng dài, ngưng dài ở 5,6 tháng tuổi). vì cho dù có dài hơn thì cũng bị che bởi cái đuôi rồi. dài quá cũng vướng chứ chả hay ho gì.

    Phần vây bám vào thân (độ bám):

    Cá >2.5 tháng , phần bám vào lưng của vây lưng tầm 1.5 mm là đạt. phần này ko phát triển từ khi cá tầm 2.5 tháng, có già nó cũng thế. nhiều hơn thì càng tốt, vì nó sẽ quyết định độ rộng, độ dựng và độ mạnh mẻ của vây lưng.

    Độ rộng của vây lưng:

    Cá > 2.5 tháng. Độ rộng vây lưng gấp 2 độ bám (tầm 3mm) là đạt. Rộng hơn thì đẹp nhưng ko nhất thiết là quá rộng. Có nhiều con cá vây lưng quá rộng ( 5-6 ly) mới nhìn thì thấy lạ, đẹp. nhìn lâu ngày thấy giống như nó đang mang cái “gùi dẻ” trên lưng.

    Kết Luận:

    -Thể chất.

    -Màu.

    -Thân.

    -Đuôi.

    -Vây lưng.

    Trong các tiêu chí nêu trên, 1 con cá có thể rất tốt phần này, mà chưa tốt phần khác, vậy làm sao có thể xác định giá trị của con cá?



    Mỗi người có 1 mức độ quan trọng, và mức độ cảm nhận khác nhau cho từng phần. khó ai giống ai. Các bạn cứ tự nhiên xác định.



    Một khi đã xác định được mức độ quan trong của các phần, thì đương nhiên ta cũng hiểu được giá trị của con cá..



    -1 con cá có bệnh, dị hình , gù lưng ( gù bẩm sinh, gù do đẻ có thể làm giống), thiếu đuôi, thiếu màu. thì miễn bàn , nuôi chơi cho vui thì được.

    -Ngoài ra, theo ý của Tôi ( tham khảo). Mức độ quan trọng của các phần như sau.



    Thể chất ( 40)

    Màu (20)

    Thân (10)

    Đuôi (10)

    Vây lưng (20).



    PhuDu
     

Chia sẻ trang này